28/02/2017
5.657 lượt xem
Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể bao gồm tuổi tác, giới tính, di truyền, cholesterol trong máu tăng cao, tăng huyết áp, lối sống không phù hợp, bệnh lý nền như đái tháo đường… Nếu không chủ động phòng ngừa sớm, các yếu tố này có thể dẫn tới hình thành mảng xơ vữa, gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành.
Cholesterol là yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành thường gặp
Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành được định nghĩa là các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển xơ vữa mạch vành. Một người mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ có nghĩa là khả năng mắc bệnh mạch vành của người đó sẽ cao hơn, chứ không phải chắc chắn sẽ bị bệnh. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ và thay đổi chúng hoàn toàn có thể giúp bạn phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này.
Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành đã được biết đến:
Yếu tố nguy cơ dễ thay đổi
Đây là những yếu tố bạn có thể cản thiện và thay đổi để giảm nguy cơ bị mắc bệnh mạch vành trong tương lai. Cụ thể như:
- Tăng huyết áp: Đây được đánh giá là “kẻ giết người thầm lặng” và là nguy cơ có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch cao nhất. Tăng huyết áp thường không có biểu hiện hay triệu chứng và âm tầm kéo theo các nguy cơ khác tăng cao (béo phì).
- Lối sống tiêu cực, thừa cân béo phì: Trong cùng một điều kiện sinh sống, những người có lối sống ít vận động, thường xuyên sử dụng các loại thức ăn nhanh, bị thừa cân béo phì dễ bị bệnh mạch vành hơn.
- Cholesterol trong máu bị tăng: Những người có lượng cholesterol trong máu cao hơn 1.8 - 2g/l sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh mạch vành hơn. Ngoài ra, đối với người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi lượng cholesterol trong máu tăng khoảng 10%, khi tăng đến 30% sẽ có nguy cơ bị tai biến tim mạch.
- Thói quen hút thuốc lá: Các chất hóa học trong thuốc lá sẽ làm tăng cholesterol xấu, hình thành xơ vữa động mạch vành và gây co thắt mạch vành.
- Bệnh lý tiểu đường: Đối với những người bị tiểu đường, đặc biệt type II thường sẽ có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao hơn người bình thường. Lúc này, nồng độ Insulin trong máu thường cao hơn và xuất hiện kháng Insulin, gián tiếp làm tăng huyết áp, lắng đọng cholesterol, rối loạn lipid máu, thúc đẩy xơ vữa mạch vành.
- Thường xuyên sống trong môi trường căng thẳng: Khi cơ thể thường xuyên bị căng thẳng có thể làm kích hoặc những phản ứng viêm. Điều này gián tiếp làm xuất hiện các mảng xơ vữa tại ĐMV, tăng nguy cơ bệnh mạch vành.
Béo phì, ít vận động là những yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Yếu tố nguy cơ khó thay đổi
Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành khó có thể thay đổi bao gồm:
- Tuổi tác: Những người càng cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành càng cao. Cụ thể theo nghiên cứu cho thấy, nam > 50 và nữ > 55 có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người có độ tuổi thấp hơn.
- Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành thấp hơn so với nam giới từ 2 - 3 lần, tuy nhiên, sau khi mãn kinh phụ nữ lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiền sử từ gia đình, bẩm sinh: Nếu trong gia đình người bệnh có người từng bị mắc bệnh mạch vành thì tỷ lệ bị mắc bệnh sẽ cao hơn so với trường hợp không có nếu cùng một điều kiện, cách sinh hoạt giống nhau.
TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh tại viện 108 có hiệu quả giảm đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, giảm cholesterol máu, xơ vữa mạch vành. Hãy gọi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.
Những yếu tố nguy cơ khác
Một số bệnh lý và yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mạch vành, bao gồm:
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn thường gặp khiến người bệnh thường ngưng thở hoặc thở rất nông khi ngủ. Nếu không được điều trị, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp, tiểu đường và thậm chí là cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
- Căng thẳng: Căng thẳng, stress quá mức có thể làm kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể và thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch vành, làm tăng nguy cơ gặp phải cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Thường xuyên uống quá nhiều rượu; tăng đông máu.
- Bị rối loạn thành phần Apo Protein trong máu.
- Hói sớm, nhiều đỉnh đầu ở nam giới.
Cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Các nhà nghiên cứu cho biết, quá trình xơ vữa động mạch vành có thể bắt đầu từ tuổi thiếu niên, chúng diễn ra từ từ trong rất nhiều năm và phát triển thành bệnh mạch vành khi lớn tuổi.
Mặc dù tuổi cao và tiền sử gia đình là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được nhưng bằng cách thay đổi lối sống, chủ động loại bỏ các yếu tố nguy cơ và bổ sung các thảo dược chống viêm, chống oxy hóa mạnh, chúng ta hoàn toàn có thể chặn đứng quá trình này.
Lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm bớt yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành
Cụ thể để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành bạn nên:
- Ăn các thực phẩm có lợi cho tim mạch: sử dụng các nguồn chất béo có lợi cho tim từ thực vật, các loại hạt; ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế các loại chất béo có hại như chất béo bão hòa (có nhiều trong mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò…) và chất béo trans (có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, xúc xích, mì tôm, bơ…)
- Hạn chế muối: Người bệnh có thể hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể trong quá trình chế biến đồ ăn. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng cho tim và hạn chế các bệnh lý mạch vành.
- Tăng cường vận động thể chất: Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30p một ngày và 5 ngày 1 tuần.
- Không hút thuốc lá, tránh căng thẳng.
- Thường xuyên tái khám định kỳ theo kiến nghị của bác sĩ để xác định, đánh giá được mức độ nguy cơ.
- Sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang: Kết quả nghiên cứu lâm sàng TPCN Ích Tâm Khang cho thấy sản phẩm có hiệu quả làm giảm các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt mỏi, phù, giảm cholesterol máu, chống xơ vữa mạch vành, đồng thời làm giảm tần suất nhập viện và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Thực tế, rất nhiều người đã giảm được mức độ tắc hẹp mạch vành, giảm đau thắt ngực, mệt mỏi, trì hoãn đặt stent nhờ kết hợp sử dụng Ích Tâm Khang. Cô Loan, Đào Tấn, Hà Nội là một ví dụ điển hình.
Kinh nghiệm kiểm soát bệnh mạch vành của cô Loan (Hà Nội)
Bệnh mạch vành gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Nhưng nếu xác định được những yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và kiểm soát chúng, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự tiến triển của bệnh để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Tham khảo: nhlbi.nih.gov