Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thường dùng

A- A+

Đối với hầu hết các trường hợp, thuốc điều trị thiếu máu cơ tim là chỉ định đầu tiên để giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về các nhóm thuốc và lưu ý khi sử dụng.

Thiếu máu cơ tim là tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu oxy của cơ tim, do sự giảm nguồn máu đến hệ mạch vành nuôi dưỡng tim. Bệnh thường có liên quan đến sự hình thành của mảng xơ vữa, cục máu đông, dị dạng mạch vành bẩm sinh hoặc sự co thắt bất thường của mạch vành… 

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể được chỉ định đơn độc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc điều trị khác nhau.

Mục tiêu sử dụng thuốc trong điều trị thiếu máu cơ tim

Mục tiêu sử dụng thuốc điều trị thiếu máu cơ tim là giảm đau thắt ngực, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, cải thiện lượng máu đến tim, dự phòng biến cố tim mạch và tăng khả năng gắng sức cho người bệnh. Để đạt mục tiêu này, tất cả các thuốc điều trị thiếu máu cục bộ cơ tim hiện nay đều hoạt động theo cơ chế tác động vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Làm giãn mạch máu, đảm bảo được lưu lượng máu đến tim.
  • Làm mỏng, bào mòn mảng xơ vữa động mạch.
  • Làm sạch lòng mạch để giúp cho máu có thể bơm đến cơ tim, giúp tim có thể hoạt động được tốt hơn.
  • Cân bằng cholesterol, LDL có trong máu để hạn chế sự hình thành xơ vữa động mạch.

Tùy thuộc vào việc bạn bị thiếu máu cơ tim mạn tính hay cấp tính (hội chứng mạch vành cấp), các loại thuốc được kê đơn có thể thay đổi.

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim mạn tính

Người bệnh thiếu máu cơ tim mạn tính sẽ được kê đơn 1 hoặc nhiều thuốc thuộc 7 nhóm: nitrat, chẹn beta, chẹn canxi, ức chế men chuyển, chống đau thắt ngực, chống đông Aspirin, hạ mỡ máu. Mỗi nhóm thuốc sẽ có tác dụng khác nhau, cụ thể như sau:

Nitrat – nhóm thuốc giãn mạch, làm giảm thiếu máu tim 

Nitrat là nhóm thuốc điều trị thiếu máu cơ tim phổ biến

Nitrat là nhóm thuốc điều trị thiếu máu cơ tim phổ biến

Tác dụng chính của nhóm thuốc Nitrat là giúp giãn mạch nhanh chóng, giảm sức cản ngoại vi, giãn động mạch vành. Nhờ khả năng giãn mạch nhanh chóng để tăng cường tưới máu cho cơ tim, các nitrat giải phóng nhanh có thể  làm giảm ngay cơn đau thắt ngực điển hình ở người bệnh thiếu máu cơ tim. 

Không chỉ vậy, các thuốc này còn làm giãn tĩnh mạch, nhờ đó làm giảm gánh nặng cho tim để giảm nhu cầu oxy của cơ tim.

Nhóm thuốc Nitrat bao gồm những loại gì?

Nitroglycerin là thuốc thuộc nhóm Nitrat được dùng nhiều nhất, có thể được bào chế dưới dạng giải phóng nhanh (dạng xịt, ngậm dưới lưỡi) hoặc giải phóng kéo dài. Các nitrat khác như Isosorbide dinitrate, Isosorbide mononitrate thường ít dùng hơn và là chỉ định ưu tiên cho người bị xơ gan bởi chúng ít bị chuyển hóa tại gan.

Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc Nitrat

Các thuốc nhóm nitrat có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến khả năng giãn mạch quá mức như đỏ bừng mặt, mắt, nhức đầu thoáng qua, hạ huyết áp tư thế đứng… Do đó khi dùng thuốc bạn nên ngồi xuống và không đứng dậy đột ngột ngay sau khi uống. Nếu các tác dụng phụ này kéo dài, bạn cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều.

Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang cùng thuốc điều trị đã được chứng minh sẽ giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim do thiếu máu cơ tim tốt hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

hotline

Thuốc chẹn beta giao cảm - Giúp giãn cơ tim, tăng lưu thông máu 

Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm là nhóm đối kháng cạnh tranh. Nhóm thuốc này sẽ đối kháng với các chất giao cảm, thư giãn cơ tim, chậm nhịp tim để giảm nhu cầu oxy của cơ tim, vừa có tác dụng làm hạ áp ở người bệnh thiếu máu cơ tim.  

Ngoài ra, nhóm chẹn thụ thể beta giao cảm còn có thể hỗ trợ làm giảm tần số của tim, từ đó giúp giảm tim giảm sức co bóp, giảm nhu cầu tiêu thụ và kết quả cuối sẽ là ngăn chặn các vùng cơ tim bị hoại tử lan rộng

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thuộc nhóm chẹn beta

Người bệnh thiếu máu cơ tim thường được bắt đầu điều trị với liều thấp các thuốc chẹn beta như metoprolol, atenolol, propranolol… và tăng dần đến khi đạt mục tiêu điều trị.

Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc chẹn beta giao cảm

Một số tác dụng phụ đáng lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc trị thiếu máu cơ tim này là nhịp tim chậm quá mức, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt… Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện này. 

Đặc biệt, không được dừng thuốc chẹn beta đột ngột mà phải giảm liều từ từ. Bởi việc dừng thuốc đột ngột sẽ làm gia tăng huyết áp và trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim.

Người bệnh thiếu máu cơ tim không được dừng thuốc chẹn beta đột ngột

Người bệnh thiếu máu cơ tim không được dừng thuốc chẹn beta đột ngột

Thuốc chẹn canxi - giúp mở rộng lòng mạch, tăng lượng máu đến tim 

Nhóm thuốc hạ áp hàng đầu này cũng tỏ ra hữu ích đối với điều trị thiếu máu cơ tim, với tác dụng làm giảm cơn đau thắt ngực nhờ khả năng thư giãn và mở rộng các mạch máu, một số loại trong nhóm còn có khả năng làm chậm nhịp tim và giảm khối lượng công việc cho tim.

Các loại thuốc trong nhóm chẹn kênh canxi

Các thuốc chẹn kênh canxi thường dùng là amlodipine, nifedipine nếu người bệnh có nhịp tim bình thường hoặc verapamil, diltiazem nếu người bệnh có nhịp tim nhanh.

Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc chẹn kênh canxi

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng các thuốc nhóm chẹn kênh canxi là phù ch. Ngoài ra người bệnh cần thận trọng khi gặp một số tác dụng phụ khác như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, táo bón…

Mỗi loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim sẽ có những lưu ý khi sử dụng riêng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc, đừng ngần ngại gọi đến cho chuyên gia theo số 0983.103.844 để được tư vấn.

hotline

Thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới: Ivabradine, Trimetazidin

Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với các thuốc nhóm chẹn beta, nitrat hay chẹn canxi hoặc thuộc đối tượng chống chỉ định với những nhóm thuốc này, một số thuốc chống đau thắt ngực thế hệ mới có thể được sử dụng.

Ivabradine (Procoralan)

Là thuốc mới được lưu hành tại Việt Nam năm 2016. Thuốc có tác động trên nút xoang để làm chậm nhịp tim và cải thiện triệu chứng đau thắt ngực nhưng không ảnh hưởng tới huyết áp hay sức co bóp của cơ tim. Ưu thế của nhóm thuốc này là có thể sử dụng được cho cả người bệnh hen suyễn, co thắt phế quản – đối tượng thuộc chống chỉ định của nhóm chẹn beta.

Tác dụng phụ thường gặp phải khi sử dụng thuốc này là những rối loạn về thị giác (nhìn mờ, chói sáng…). Một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn bao gồm táo bón, tiêu chảy, nhịp chậm quá mức…

Trimetazidin

Đây là thuốc trị đau thắt ngực và thiếu máu cơ tim cục bộ duy nhất không hề gây ra bất kỳ thay đổi về huyết động hay nhịp tim, thông qua khả năng duy trì sự ổn định năng lượng của tế bào cơ tim trong tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng.

Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và hiếm gặp như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn…

Trimetazidin là 1 trong các thuốc đầu tay trong điều trị đau thắt ngực

Trimetazidin là 1 trong các thuốc đầu tay trong điều trị đau thắt ngực

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin - giúp thư giãn mạch máu

Mặc dù không có khả năng làm giảm cơn đau thắt ngực, nhưng với tác dụng thư giãn mạch máu và làm giảm huyết áp,  những thuốc trong nhóm này có thể làm giảm biến cố tim mạch ở người bệnh thiếu máu cơ tim có huyết áp cao, tiểu đường với biến chứng tim mạch…

Các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Enalapril, perindopril, lisinopril... là những thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này… 

Lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc ức chế men chuyển

Thuốc ức chế men chuyển khá an toàn khi sử dụng, một số ít trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như ho khan, rối loạn tiêu hóa, vị kim loại trong miệng…

Thuốc chống đông máu - giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối

Các thuốc chống đông máu được chỉ định trong trường hợp người bệnh có nguy cơ cao gặp phải cục máu đông, chẳng hạn như thiếu máu cơ tim do xơ vữa động mạch, sau phẫu thuật đặt stent mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành…

Các thuốc chống đông máu thường sử dụng

Các thuốc chống đông máu được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm aspirin, warfarin, Ticlopidine, Clopidogrel (thuốc plavix)…

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông

Sử dụng thuốc chống đông máu dài ngày có thể gặp phải tác dụng phụ gây chảy máu quá mức, chính vì vậy người bệnh cần được xét nghiệm máu định kỳ và khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào như chảy máu chân răng, đi ngoài lẫn máu, bầm tím dưới da, chảy máu cam… thì cần sớm báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, bởi đó có thể là dấu hiệu của chảy máu quá mức.

Aspirin là thuốc chống đông máu thường dùng cho người bệnh thiếu máu cơ tim

Aspirin là thuốc chống đông máu thường dùng cho người bệnh thiếu máu cơ tim

Thuốc hạ mỡ máu - giúp kiểm soát mảng xơ vữa động mạch

Đa số các trường hợp thiếu máu cơ tim đều liên quan đến sự xuất hiện của mảng xơ vữa gây chít hẹp lòng mạch. Trong đó, rối loạn mỡ máu là một trong những yếu tố tham gia vào quá trình hình thành của mảng xơ vữa. Chính vì vậy, đối với những người bệnh thiếu máu cơ tim có chỉ số mỡ máu cao thì cần được kiểm soát tốt hơn với các thuốc hạ mỡ máu.

Các loại thuốc hạ mỡ máu thường dùng

Các thuốc hạ mỡ máu thường dùng hiện nay bao gồm thuốc hạ mỡ máu statin (Simvastatin, atorvastatin…), nhóm fibrate (fenofibrat, ciprofibrate…), Colestipol, Ezetimibe…

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu

Khi sử dụng nhóm thuốc điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ này, bạn cần chú ý theo dõi một số tác dụng phụ có thể gặp phải như đau cơ, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, đau đầu…

Chữa thiếu máu cơ tim với thảo dược Đông y

Bên cạnh thuốc Tây y, việc sử dụng kết hợp các thảo dược Đông y được xem là giải pháp điều trị thiếu máu cơ tim hiệu quả và bền vững. Có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược Đông y dành cho người bệnh thiếu máu cơ tim. 

Nổi bật nhất phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm đầu tiên và duy nhất được kiểm chứng lâm sàng bài bản và có kết quả được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế. Theo nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, ho, phù và giảm tần suất nhập viện, giảm cholesterol máu. Nhờ vậy nên hạn chế hình thành mảng xơ vữa, giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 

Trên thực tế, rất nhiều người bệnh thiếu máu cơ tim đã cải thiện bệnh tình khi kết hợp với Ích Tâm Khang trong quá trình điều trị. Bà Loan (Đào Tấn) là một người bệnh điển hình:

Bà Loan (Đào Tấn) chia sẻ cách điều trị thiếu máu cơ tim do hẹp mạch vành 50%

Xem thêm: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Ích Tâm Khang

hotline

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cấp tính

Thiếu máu cơ tim cấp tính còn được gọi là hội chứng mạch vành cấp. Đây là một tình trạng cấp cứu y khoa cần phối hợp điều trị tái thông mạch vành bằng can thiệp mạch vành qua da, bắc cầu động mành vành, liệu pháp tiêu sợi huyết) và điều trị bằng thuốc.

Thuốc được sử dụng cho hội chứng vành cấp khá giống với thiếu máu cơ tim mãn tính, cũng có thuốc chống đông aspirin, clopidogrel hoặc cả hai, thuốc chẹn beta giao cảm, nitroglycerin, ức chế men chuyển, hạ mỡ máu nhóm statin. Tuy nhiên điểm khác biệt là người bệnh sẽ được chỉ định thêm các loại thuốc sau:

  • Heparin không phân đoạn, Heparin trọng lượng phân tử thấp hoặc bivalirudin: Các thuốc này đặc biệt được ưu tiên ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu cao.
  • Thuốc tiêu sợi huyết ví dụ như Tenecteplase (TNK), reteplase (rPA), alteplase (rTPA), anistreplase, streptokinase… cho những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI) nhưng không thể can thiệp mạch vành kịp thời.
  • Thuốc ức chế Glycoprotein IIb / IIIa cho 1 số bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da và những người có men tim tăng đáng kể, chỉ số nguy cơ TIMI ≥ 4.

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim đều tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Chính vì vậy, người bệnh cần hết sức tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời, nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho mình.

Tham khảo: mayoclinic.org, msdmanuals.com

 

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    13:37 12/05/2022
    Chào bạn.
    Rất tiếc chúng tôi không phải là bệnh viện hay phòng khám. Nếu bạn muốn đi khám chuyên khoa về tim mạch chúng tôi gửi bạn một số địa chỉ uy tín trong bài viết sau để bạn cân nhắc tới khám: http://www.suytim.infom.vn/bai-viet/thong-tin-benh/kham-tim-mach-o-benh-vien-nao-la-tot-nhat.html.
    Sau khi đi khám nếu bạn có băn khoăn cần được giải đáp hãy liên hệ lại với chúng tôi bạn nhé.
    Chúc bạn sức khoẻ!
  • Đào  Văn  Đông
    Đào Văn Đông
    15:46 04/09/2020
    Khám Tim mạch