Hẹp van động mạch chủ: Giải đáp những câu hỏi thường gặp

A- A+

Hẹp van động mạch chủ làm cản trở sự lưu thông của dòng máu giàu oxy và dưỡng chất tới các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết “Hẹp van động mạch chủ: Giải đáp những câu hỏi thường gặp” để phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Hẹp van động mạch chủ chiếm đến 1/4 số ca mắc bệnh van tim

Hẹp van động mạch chủ chiếm đến 1/4 số ca mắc bệnh van tim

Hẹp van động mạch chủ là gì?

Van động mạch chủ (ĐMC) là van tim có tác dụng ngăn cách giữa tâm thất trái và ĐMC, giúp cho quá trình lưu thông máu từ tim đến hệ tuần hoàn lớn của cơ thể được diễn ra đúng chu kỳ.

Hẹp van động mạch chủ (HC) là tình trạng van động mạch chủ không thể mở ra hết mức gây tắc nghẽn đường tống máu từ thất trái đi nuôi cơ thể. Ban đầu, tim sẽ làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt này. Nhưng đến một lúc nào đó, tim sẽ bị quá sức và hệ quả tất yếu là gây phì đại cơ tim thất trái và suy tim.

Giống với các bệnh hẹp van tim khác (hẹp van động mạch phổi, 2 lá, 3 lá), hẹp van động mạch chủ cũng được chia thành 3 mức độ: hẹp nhẹ, vừa và hẹp khít. Mức độ hẹp van tim càng tăng, rủi ro suy tim càng lớn.

Nguyên nhân gây hẹp van động mạch chủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây hẹp động mạch chủ, nhưng thường gặp nhất là:

  • Van tim bị vôi hóa - thoái hóa: Hay còn được gọi là tình trạng xơ cứng van động mạch chủ. Lúc này, các mảng cholesterol sẽ tích tụ và lắng đọng tại van tim. Theo thời gian, những mảng xơ cứng này sẽ bị dày lên và gây hẹp van động mạch phổi. Đây là nguyên nhân gây hẹp van ĐMC phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi 70 - 80 tuổi.
  • Dị tật tim bẩm sinh: Van động mạch chủ bình thường có 3 lá van khớp với nhau. Trường hợp bẩm sinh đã có 1, 2 hoặc 4 lá van sẽ khiến van động mạch chủ khó đóng mở, dễ bị vôi hóa, xơ hóa nhanh hơn bình thường. Nguyên nhân này thường xảy ra ở 1 - 2% dân số.
  • Bệnh thấp tim: Liên cầu khuẩn gây thấp tim có thể gây viêm, từ đó làm dính và co rút các lá van. Mặt khác, viêm cũng làm tăng nhạy cảm của van động mạch chủ, khiến van càng dễ bị vôi hóa và hẹp lại.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Vi khuẩn gây ra bệnh này có thể gây hỏng hoặc tạo sẹo trên van. Khi van có sẹo, canxi sẽ càng dễ tích tụ gây hẹp van.

Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây ra bởi hội chứng Williams (hẹp trên van động mạch chủ) hoặc do vòng xơ nằm bên dưới van (hẹp dưới van động mạch chủ). 

Vôi hóa van tim là nguyên nhân thường gặp dẫn đến hẹp van động mạch chủ

Vôi hóa van tim là nguyên nhân thường gặp dẫn đến hẹp van động mạch chủ

Các triệu chứng cảnh báo hẹp van động mạch chủ

Để nhận biết hẹp van động mạch chủ, người bệnh sẽ cần  qua các triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể sau đây.

Triệu chứng cơ năng

Khi bị hẹp van động mạch chủ nhẹ, người bệnh thường không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Đôi khi, các triệu chứng chỉ xuất hiện mờ nhạt khi hoạt động gắng sức (chơi thể thao) hoặc khi sinh đẻ (với phụ nữ). 

Nhưng khi van động mạch chủ bị hẹp nặng dần, người bệnh từ 10 - 20 tuổi trở lên, một số triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Cụ thể như sau: 

  • Đau ngực: Hẹp van động mạch chủ khiến cơ tim phải tăng cường bơm máu, từ đó gây ra triệu chứng đau ngực. Cơn đau do hẹp van động mạch chủ có thể lan ra các bộ phận khác như tay, cổ hoặc hàm. Đặc biệt khi gắng sức, người bệnh cảm thấy lồng ngực như bị đè nặng và bóp chặt.
  • Khó thở: Ban đầu, khó thở có thể chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức. Nhưng càng về sau khó thở xuất hiện nhiều về đêm, khiến người bệnh trằn trọc mất ngủ.
  • Ngất: Triệu chứng này xảy ra do tắc nghẽn cố định đường tống máu từ thất trái gây giảm cung lượng tim. Người bệnh có thể bị tụt huyết áp nặng dẫn đến choáng váng hoặc ngất.

Ngoài “tam chứng hẹp chủ”, người bệnh hẹp van động mạch chủ có thể xuất hiện thêm các biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi: Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi làm việc gắng sức (tập thể dục, mang vác đồ nặng, khi leo cầu thang…)
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực: xuất hiện cả khi nghỉ ngơi.
  • Ho: có thể ho ra máu.

Riêng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không có một dấu hiệu chính xác nào để nhận biết hẹp van động mạch chủ. Một số trẻ có thể thấy các dấu hiệu không rõ ràng như chậm lớn, ăn uống kém, hay quấy khóc… Nếu bị hẹp van nặng, trẻ có thể xuất hiện cơn khó thở hoặc ngất chỉ vài tuần sau khi sinh.

Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada cho thấy: sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi, trống ngực, ho do hẹp van động mạch chủ, đồng thời giúp trì hoãn bệnh trở nặng phải thay van. Hãy gọi tới số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

Triệu chứng thực thể

Ngoài các triệu chứng rõ rệt mà người bệnh có thể cảm nhận như trên, sẽ có những triệu chứng thực thể khác mà khi thăm khám bác sĩ có thể phát hiện ra như:

  • Bắt mạch thấy các xung mạch cảnh, xung ngoại biên giảm biên độ sau đó tăng chậm nhưng tăng yếu và trễ.
  • Nghe tim thấy âm thổi hẹp van động mạch chủ (tiếng thổi hẹp van động mạch chủ sẽ khác hoàn toàn với tiếng thổi hẹp van động mạch phổi).

Cách chẩn đoán hẹp van động mạch chủ

Để chẩn đoán hẹp van động mạch chủ, ngoài việc dựa trên triệu chứng cơ năng mà người bệnh cơ thể cảm nhận được, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Đo huyết áp động mạch, mạch ngoại biên, nghe tim phổi: Người bị hẹp van động mạch chủ thường có huyết áp thấp, kẹt huyết áp, mạch ngoại biên nhỏ, chậm, có tiếng thổi tim và ran ẩm.
  • Điện tâm đồ, chụp X-quang lồng ngực, siêu âm tim hai chiều, Siêu âm Doppler: nhằm xác định rõ mức độ hẹp van và tổn thương tim.

Trong đó siêu âm tim là phương pháp thường được dùng nhất. Thông qua các chỉ số vận tốc dòng đỉnh, gradient trung bình, diện tích van (tính toán qua hình ảnh hẹp van động mạch chủ trên siêu âm tim), bác sĩ sẽ kết luận bạn bị hẹp van ĐMC nhẹ, trung bình, nặng hay rất nặng.

Siêu âm tim giúp phát hiện van động mạch chủ bị hẹp ở mức độ nào

Siêu âm tim giúp phát hiện van động mạch chủ bị hẹp ở mức độ nào

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm không?

Hẹp van động mạch chủ có nguy hiểm khi người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời, không tuân thủ theo pháp đồ điều trị của bác sĩ. Khi người bệnh hẹp ĐMC đến mức độ nặng, có thể sẽ xảy ra một số biến chứng như sau:. 

Điều nguy hiểm, đa phần người bị hẹp van động mạch chủ đều phát hiện bệnh khá muộn. Chỉ đến khi các triệu chứng trở nên rầm rộ, họ mới đi khám và điều trị. Lúc này, nguy cơ tử vong đã tăng cao. Theo một số thống kê, tỷ lệ sống sót khi xuất hiện những triệu chứng rõ rệt như sau: 

  • Thường xuyên choáng váng, ngất: Sau 3 năm - tỷ lệ sống sót 50%;
  • Đau tức ngực: Sau 5 năm - tỷ lệ sống sót 50%;

Người bệnh hẹp van động mạch chủ có thể ngăn ngừa suy tim, đột tử và cải thiện đau ngực, khó thở, mệt mỏi bằng cách sử dụng thêm TPCN Ích Tâm Khang. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại Viện 108 và đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada. Hãy gọi tới số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Ai có nguy cơ bị hẹp van động mạch chủ?

Người lớn tuổi sẽ dễ bị hẹp van động mạch chủ hơn người trẻ tuổi. Điều này là do sự tích tụ canxi trên van có xu hướng tăng theo quá trình lão hóa của cơ thể. Một số thống kê cũng cho thấy nam giới có tỉ lệ mắc hẹp van động mạch chủ gấp 3 lần nữ giới.

Ngoài ra, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, từng bị thấp tim hoặc đang bị suy thận, mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, lupus, bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh van tim này.

Địa chỉ khám hẹp van động mạch chủ uy tín

Khi có triệu chứng nghi ngờ bị hẹp van động mạch chủ, người bệnh nên lựa chọn những bệnh viện uy tín để thăm khám. Thực tế, hầu hết các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch đã có thể chẩn đoán căn bệnh này. 

Tuy nhiên để được điều trị tốt nhất, người bệnh nên chọn các địa chỉ có đội ngũ bác sĩ tim mạch giỏi, trang thiết bị hiện đại. Danh sách các bệnh viện khám tim mạch tốt nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo trong bài viết sau đây: 

Xem thêm: Khám tim mạch ở bệnh viện nào là tốt nhất?

Người bệnh hẹp van động mạch chủ cần thăm khám bác sĩ thường xuyên

Người bệnh hẹp van động mạch chủ cần thăm khám bác sĩ thường xuyên

Các biện pháp điều trị hẹp van động mạch chủ

Tùy từng mức độ và sự ảnh hưởng mà hẹp van động mạch gây ra, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường, người bệnh  sẽ được dùng thuốc để điều trị triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển. Nhưng khi van động mạch chủ bị hẹp nặng, bạn sẽ phải can thiệp nong van bằng bóng qua da hoặc phẫu thuật sửa van, thay van.

[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc điều trị không thể làm cho van bị hẹp trở lại bình thường. Nhưng sử dụng thuốc vẫn là giải pháp ngắn hạn giúp cải thiện tình trạng đau ngực, giảm mệt mỏi, tăng khả năng gắng sức và trì hoãn thời gian cần thay van.

Các thuốc thường được chỉ định bao gồm: thuốc chẹn kênh canxi, chẹn beta, thuốc chống đông máu, chống loạn nhịp… Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây hẹp van là do thấp tim, bạn sẽ được chỉ định một số loại kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng nội tâm mạc, viêm cơ tim

Can thiệp bằng phẫu thuật

Van động mạch chủ bị hẹp có thể được xử lý bằng cách nong van, sửa van hoặc thay van mới.

  • Nong van bằng bóng qua da 

Nong van tim qua da chỉ được áp dụng với trường hợp hẹp van động mạch chủ bẩm sinh ở trẻ em hoặc người già không thể phẫu thuật thay van. Những bệnh nhân có nhiều bệnh lý mắc kèm và đang trong thời gian đợi thay van cũng có thể được chỉ định nong van tạm thời.

Sau can thiệp nong van, diện tích lỗ van sẽ tăng lên 50%. Tuy nhiên, 50% người bệnh có thể tái hẹp van sau nửa năm can thiệp. Tỷ lệ tử vong của người bệnh vào khoảng 2-5%.

  • Phẫu thuật sửa van

Mổ sửa van thường được chỉ định với trường hợp van động mạch chủ bị hẹp bẩm sinh và chưa bị vôi hóa. Hiện nay, phương pháp này ít được thực hiện. Bởi ngay sau phẫu thuật gọt mỏng và lấy vôi ở lá van, các lá van thường bị co rút, gây hở van.

Khi không thể nong van sửa van, người bị hẹp van động mạch chủ sẽ phải thay van

Khi không thể nong van sửa van, người bị hẹp van động mạch chủ sẽ phải thay van

  • Phẫu thuật thay van tim

Thay van tim thường được chỉ định khi hẹp van động mạch chủ khít và đã xuất hiện triệu chứng. Trường hợp hẹp van động mạch chủ khít không có triệu chứng, mổ thay van được chỉ định khi chức năng tim giảm (phân suất tống máu EF giảm)

Thông thường hẹp van động mạch chủ nặng phải mổ thay van chỉ trong vòng 3 năm.  Đối với người bệnh lớn tuổi, phẫu thuật khi chưa xuất hiện triệu chứng có lợi hơn so với khi đã xuất hiện triệu chứng. Mổ sớm cũng có lợi đối với những bệnh nhân trẻ vì hạn chế được nguy cơ bị đột tử.

Hiện nay, có 3 loại van thường được sử dụng trong phẫu thuật thay van động mạch chủ:

  • Van tim sinh học: Thường chỉ định cho người bệnh hơn 70 tuổi, sức khỏe yếu. Ưu điểm của loại van này là không cần sử dụng thuốc chống đông dài ngày vì sau thay van, nguy cơ xuất hiện huyết khối tương đối thấp. Tuy nhiên chúng lại có tuổi thọ khá ngắn. Trong vòng 10 năm, có đến 90% van bị thoái hoá gây biến chứng hở hoặc hẹp van, giảm vận động, rò quanh chân van.
  • Van tim cơ học: Được làm bằng kim loại và có tuổi thọ cao nhất trong các loại van. Tuy nhiên bạn phải uống thuốc chống đông máu suốt đời để hạn chế nguy cơ tạo huyết khối và các biến chứng tắc mạch khác.
  • Van tim tự thân: Lấy van động mạch phổi của người bệnh thay vào van động mạch chủ. Loại van này có ưu điểm là ít bị vôi hóa hơn van sinh học, có thể lớn lên theo sự phát triển của cơ thể, không cần dùng thuốc chống đông và có khả năng chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, chi phí thay van tự thân rất tốn kém, đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian mổ kéo dài và có thể gây rối loạn nhịp sau mổ.

Hiện nay ngoài cách mổ hở, việc thay van động mạch chủ có thể tiến hành bằng cách sử dụng ống thông qua da (phương pháp Ozaki). Đây là phương pháp điều trị hẹp van động mạch chủ hiệu quả nhất hiện nay và thường được chỉ định trong những trường hợp như van động mạch chủ khít, van vôi, đã xuất hiện triệu chứng hay người bệnh đã lớn tuổi.

Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, tỷ lệ thành công cao, thời gian hồi phục và nằm viện của người bệnh ngắn, nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thấp. Tuy nhiên tuổi thọ của van là bao lâu còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như sự tuân thủ điều trị của người bệnh.

Cách ngăn bệnh hẹp van động mạch chủ chuyển nặng

Hẹp van động mạch chủ có thể được kiểm soát bằng các giải pháp không dùng thuốc

Hẹp van động mạch chủ có thể được kiểm soát bằng các giải pháp không dùng thuốc

Bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y, bạn có thể trì hoãn tiến triển của hở van động mạch chủ bằng cách thực hiện lối sống khoa học như sau:

  • Áp dụng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều trái cây, giảm muối (dưới 1,5g muối/ ngày), giảm chất béo, ưu tiên luộc hấp thay vì kho, xào, hạn chế chất kích thích như cà phê, rượu bia. Nếu đang sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K, cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau cải bó xôi, cải xoăn, súp lơ xanh, mùi tây, trà xanh…
  • Tập thể dục đều đặn nhẹ nhàng, bắt đầu từ cường độ thấp sau đó tăng dần.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng
  • Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống bia rượu.
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đi khám bác sỹ để phát hiện và điều trị sớm viêm họng do liên cầu, giúp phòng ngừa nguy cơ thấp tim.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim là giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ van động mạch chủ. Trong số các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, chắc chắn phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm duy nhất được kiểm chứng lâm sàng và đánh giá cao bởi các bác sĩ, người bệnh. 

Nghiên cứu tại Viện 108 trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada đã khẳng định Ích Tâm Khang có hiệu quả giúp giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù, phòng ngừa suy tim, tốt cho người bệnh tim mạch, trong đó có hẹp van ĐMC

Hơn 10 năm ra đời, Ích Tâm Khang đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của nhiều người bệnh van tim, tim mạch. Bạn có thể xem một trong rất nhiều câu chuyện vượt qua bệnh hẹp van động mạch chủ trong video sau:

Chia sẻ của ông Đinh Hoành về cách kiểm soát bệnh hẹp van động mạch chủ.

Để tìm hiểu chi tiết về Ích Tâm Khang, bạn có thể gọi tới hotline 0983.103.844 hoặc tham khảo bài viết: Công dụng, nguồn gốc, thành phần, giá bán Ích Tâm Khang

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Làm sao để phòng ngừa bệnh hẹp van động mạch chủ?

Để phòng ngừa bệnh hẹp van động mạch chủ, bạn cần khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để tầm soát sớm bệnh, đồng thời thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Bỏ thuốc lá, rượu bia
  • Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, hoa quả, giảm mỡ động vật thay bằng dầu thực vật, hạn chế ăn phủ tạng động vật
  • Tập luyện thể dục: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần
  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Kiểm soát rối loạn lipid máu, đường máu
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các nhiễm trùng răng miệng, điều trị triệt để viêm họng do liên cầu
  • Điều trị triệt để bệnh thấp tim.

Hẹp van động mạch chủ là một căn bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, bạn đừng quá lo lắng nếu chẳng may mắc bệnh. Chỉ cần hiểu rõ về bệnh và điều trị đúng hướng, bạn hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống khỏe mạnh, thoải mái sinh hoạt, làm việc và chăm sóc gia đình.

Tham khảo: mayoclinic.org, heart.org, msdmanuals.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:20 17/05/2022
    Chào bạn,
    Tùy thuộc vào thể trạng, chức năng tim, triệu chứng lâm sàng của trẻ mà bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật ngay từ khi trẻ 3-4 tháng tuổi, cân nặng đủ 6kg. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sỹ trực tiếp thăm khám cho trẻ để có thời gian phẫu thuật hợp lý nhất. Bạn có thể đọc thêm bài viết sau để có hướng chăm sóc con tốt hơn:
    https://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
    Thân mến.
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    11:53 16/05/2022
    Chào bạn,
    Rất khó để trả lời bạn có bị hở van không hay bệnh tim gì, khi chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng. Cần phải theo dõi và làm nhiều xét nghiệm, kết hợp cùng các triệu chứng mà bạn đang gặp phải mới có thể chẩn đoán. Bạn nên sắp xếp đi khám sớm, dù chưa chắc chắn là bệnh gì, nhưng nhói tim hẳn không phải là dấu hiệu tốt cho sức khỏe. Sau khi chẩn đoán đúng bệnh mới có thể có được phác đồ điều trị hiệu quả.
    Chúc bạn sức khỏe!
    Thân.
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    16:17 13/05/2022
    Chào bạn,
    Trường hợp của bạn là bị hở van động mạch chủ nhẹ. Nếu ở mức độ này bạn chưa cần phải phẫu thuật thay van tim, mà bạn cần tối ưu điều trị nội khoa. Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không nên vận động hay hoạt động quá sức, bởi điều này sẽ làm van dễ bị vôi hóa và mức độ hở nặng lên. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò; ăn giảm muối, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, tập thể dục thường xuyên và vừa sức.
    Song song với các thuốc điều trị, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần. Sản phẩm có tác dụng giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn giúp ngăn mức độ hở không nặng lên; cải thiện chức năng tim, từ đó giúp giảm khó thở, mệt, đau ngực, cải thiện sức khỏe.
    Để hiểu rõ hơn về sản phẩm Ích Tâm Khang, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau:
    https://suytim.infom.vn/bai-viet/ich-tam-khang/thuc-pham-chuc-nang-ich-tam-khang---giup-tang-cuong-suc-khoe-trai-tim.html
    Để xây dựng một chế độ ăn tốt cho người bệnh hở van tim, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau:
    https://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-bi-ho-van-tim-nen-an-gi-tot-nhat.html
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:00 12/05/2022
    Chào bạn.
    Với trường hợp của bé để chỉ định can thiệp bác sĩ cần phải căn cứ vào mức độ hẹp là bao nhiêu, biểu hiện mà bé đang gặp như thế nào, sức khoẻ của bé hiện tại ra sao...? Vì vậy chỉ có bác sĩ thăm khám và điều trị trực tiếp mới có thể cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
    Chúng tôi cung cấp thêm cho bạn cách chăm sóc trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong bài viết sau: https://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
    Chúc bé khỏe mạnh chóng lớn!
  • Nguyễn Văn Phước
    Nguyễn Văn Phước
    06:53 30/04/2021
    Bé 4tuoi bác sĩ chẩn đoán bé bị hẹp dưới van động mạch chủ có cần phẫu thuật ko bác
  • Dương Thị Nga
    Dương Thị Nga
    21:18 14/05/2019
    Bác sĩ cho cháu hỏi cò 1 lần cháu siêu âm tim bác sĩ chuẩn đoán cháu bị hẹp động mạch chủ nhẹ cháu phải làm gì cháu có phải phẫu thuật k bác sĩ
  • Phan Thị Ngân
    Phan Thị Ngân
    09:10 23/02/2017
    chào bác sĩ ạ! Con em hiện giờ hơn 7thang tuổi cháu bị Bệnh tim bẩm sinh hẹp van trên động mạch trủ và hẹp van trên động mạch phổi. ở trẻ thì độ tuổi nào mổ là tốt nhất ạ?
  • thúy kiều
    thúy kiều
    02:51 04/03/2016
    Gần đây tôi thường có cảm giác đau nhói ở tim nó chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, cảm giác đau như cõ một con dao đâm vào. Mổt ngày có thể đau 1~2 lần, có lúc 1 tuần 1 tháng mới đau một lần. Dạ cho tôi xin hỏi tôi có phải bị bệnh đau tim hay k. Xin cảm ơn