Đặt stent mạch vành là một trong những phương pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số biến chứng nguy hiểm và có thể tái tắc hẹp nếu không phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về kỹ thuật đặt stent mạch vành cũng như cách chống tái tắc hẹp và kéo dài tuổi thọ stent sau đặt.
Đặt stent động mạch vành là một thủ thuật can thiệp qua da để đưa stent (những khung lưới kim loại nhỏ) vào trong lòng động mạch vành, giúp mở rộng lòng mạch đang bị hẹp và giữ nó không hẹp trở lại.
Khác với các phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, đặt stent được xem là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bởi không phải mổ hở. Can thiệp này sẽ giúp phục hồi khả năng tái tưới máu đến vùng cơ tim bị thiếu máu cục bộ, giảm triệu chứng đồng thời ngăn chặn nhồi máu cơ tim một cách nhanh nhất.
Hình ảnh đặt stent mạch vành.
Không phải cứ tắc hẹp mạch vành là phải đặt stent. BS Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, chỉ định đặt stent mạch vành chỉ nên áp dụng khi:
Với các trường hợp khác, việc đặt stent cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và rủi ro, không nên quá lạm dụng phương pháp này.
Nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị Liệu Canada cho thấy, sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm xơ vữa mạch vành, cải thiện đau ngực, khó thở, mệt mỏi, từ đó trì hoãn đặt stent mạch vành. Hãy gọi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.
Hiện tại đang có 6 loại stent mạch vành đang được sử dụng:
Vậy giữa các loại stent mạch vành này, người bệnh nên lựa chọn loại stent nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết: Các loại stent mạch vành
Bác sĩ sẽ lựa chọn loại stent mạch vành dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh
Trong quá trình thực hiện điều trị bằng phương pháp đặt stent mạch vành, người bệnh có thể tham khảo một số câu hỏi thường gặp dưới đây để giúp quá trình điều trị có kết quả tốt hơn.
Đặt stent mạch vành không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Nhưng sau khi can thiệp, người bệnh cần có biện pháp phòng ngừa các biến chứng sau đặt stent mạch vành bao gồm:
Tất cả các biến chứng sau đặt stent mạch vành đều có thể phòng ngừa. Hãy gọi ngay tới tổng đài 0983.103.844 để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn chi tiết.
Không có quy định về số lượng stent tối đa được đặt. Trung bình một người sẽ được đặt 1 - 3 stent nhưng cũng có trường hợp đã đặt 6 stent cùng lúc. Quyết định can thiệp đặt stent phải được cá nhân hóa cho từng người bệnh.
Chi phí đặt stent mạch vành dao động từ 40 - 120 triệu/1 lần đặt stent. Sở dĩ dao động như vậy là do giá đặt stent mạch vành còn phụ thuộc vào loại stent được đặt, bệnh viện thực hiện can thiệp, các dịch vụ phát sinh và mức thanh toán của bảo hiểm y tế.
Để biết chi tiết giá đặt stent ở các bệnh viện, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Bảng giá đặt stent mạch vành
Stent được đưa vào cơ thể từ động mạch ở đùi, thông qua một đường ống thông có bóng ở đầu. Sau khi được đưa đến nhánh động mạch vành bị hẹp, bóng sẽ được bơm căng ra giúp stent áp sát vào lòng động mạch. Cuối cùng, bóng được làm xẹp xuống và rút ra khỏi mạch vành, để lại stent ở trong lòng mạch. Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật này.
Video mô tả kỹ thuật đặt stent động mạch vành
Tuổi thọ của người bệnh đặt stent mạch vành có thể tăng thêm 10 – 15 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên nếu bệnh nhân kiểm soát không tốt các yếu tố gây xơ vữa, stent có thể bị tắc hẹp trở lại, giảm tuổi thọ và buộc phải thay mới chỉ sau vài tháng hoặc vài năm.
Sau khi đặt stent, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện sau:
Cảm giác mệt mỏi có thể xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi đặt stent về nhà
Nếu vẫn bị đau, sốt, sưng tại vị trí đặt ống thông, bạn cần đi khám và thông báo cho bác sĩ đã từng đặt stent cho bạn ngay lập tức.
Thông thường, trong năm ngày đầu tiên sau khi đặt stent mạch vành, bạn chỉ nên hoạt động nhẹ gồm đi bộ và các hoạt động thường ngày. Sau năm ngày, bạn có thể tiếp tục các hoạt động vừa phải, nhưng bạn nên tránh dùng sức quá mức dẫn đến hụt hơi, mệt mỏi hoặc đau ngực.
Bác sĩ điều trị sẽ chỉ cho bạn những hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe và khi nào bạn có thể tập luyện được. Các bài tập thường được khuyến cáo cho người bệnh sau đặt stent bao gồm đi bộ, tập thái cực quyền, yoga, đạp xe…
Stent mạch vành có thể tồn tại vĩnh viễn trong lòng động mạch (trừ stent tự tiêu). Nhưng hiệu quả chống tắc mạch của chúng chỉ duy trì được một thời gian nhất định, lâu là 10 - 15 năm, nhanh thì có khi chỉ vài tháng đã phải thay mới.
Video dưới đây là tư vấn chi tiết của BS. Nguyễn Đình Hiến về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ stent. Hãy tham khảo ngay để tránh mắc phải các yếu tố này.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đặt stent mạch vành tim
Sau khi đặt stent, bạn vẫn có thể chụp cộng hưởng từ một cách bình thường mà không sợ ảnh hưởng đến stent hay kết quả chụp. Tuy nhiên, bạn cần thông báo trước cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế rằng mình có một stent trong mạch vành.
Người bệnh đặt stent mạch vành hoàn toàn có thể đi du lịch nếu sức khỏe đã hồi phục tốt. Khi đi du lịch bạn cần nhớ mang đầy đủ thuốc uống. Ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Ngoài ra trong chuyến đi, bạn nên tránh những hoạt động thể lực nặng bởi chúng có thể kích hoạt các cơn đau ngực xuất hiện trở lại.
Để phòng chống tái tắc hẹp động mạch vành và ngừa rủi ro sau đặt stent, người bệnh cần phải phối hợp nhiều phương pháp, bên cạnh việc dùng thuốc, còn cần phải chú ý trong ăn uống, vận động.
Sau đặt stent mạch vành, người bệnh vẫn cần dùng thuốc
Nhiều người bệnh nghĩ rằng, sau đặt stent là chữa khỏi tắc hẹp mạch vành và chủ quan trong việc điều trị. Trong thực tế, sau thủ thuật này người bệnh càng phải tuân thủ dùng thuốc hơn để giảm tái tắc hẹp tại vị trí đặt stent do mô sẹo, do cục máu đông.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần dùng phối hợp thuốc chống đông sau đặt stent ít nhất là 1 tháng - với stent thường, 6 tháng với stent phủ thuốc. Với trường hợp người bệnh bị hội chứng mạch vành cấp, cần uống ít nhất 12 tháng.
Khi dùng thuốc kháng đông kéo dài có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, hãy thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị xuất huyết (bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nước tiểu đỏ, phân màu bã cà phê…)
Cải thiện tuần hoàn mạch vành là chìa khóa để kiểm soát bệnh mạch vành, phòng biến chứng tái tắc hẹp sau đặt stent. Ngoài thuốc điều trị và lối sống tích cực, các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cũng có giá trị cao trong việc hoàn thành mục tiêu này.
Trong số đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có hiệu quả được chứng thực bằng kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014.
Nhiều người bị bệnh tim, trong đó có bệnh mạch vành đã dùng Ích Tâm Khang hỗ trợ điều trị đã cải thiện sức khỏe rất tốt. Dưới đây là một minh chứng điển hình, dù tắc hẹp mạch vành 50% nhưng vẫn có thể chăm sóc gia đình, chạy xe, nấu cơm, leo cầu thang hàng ngày mà không bị đau ngực, mệt, khó thở.
Bà Loan (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát hẹp mạch vành với Ích Tâm Khang.
Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY
Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất:
Chăm sóc người bệnh sau đặt stent có 3 mục tiêu quan trọng, đó là kiểm soát tốt huyết áp, giảm cholesterol máu và đường huyết (nếu có) bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực thường xuyên và duy trì các thói quen lành mạnh giúp ngăn ngừa tắc hẹp tái phát.
Ngoài ra nếu có đái tháo đường đi kèm, bạn nên tuân thủ chế độ ăn cho người đái tháo đường để kiểm soát tốt đường huyết. Không hút thuốc lá, do nicotin làm co mạch máu và gia tăng các biến cố trên hệ mạch vành.
Đặt stent mạch vành là phương pháp điều trị tối ưu trong các tình huống cấp cứu, tắc hẹp mạch vành nặng. Tuy nhiên. thủ thuật này vẫn có thể để lại những biến chứng sau can thiệp cũng như nguy cơ tái tắc hẹp cao. Do vậy, sau đặt stent mạch vành, người bệnh vẫn cần tiếp tục duy trì điều trị một cách tích cực bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Nguồn tham khảo:
http://www.vnha.org.vn/100answer.asp?id=101
https://en.wikipedia.org/wiki/Coronary_stent
Danh sách bình luận
Với mỗi loại sten lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau chưa kể đến trong cùng loại nhưng thế hệ khác nhau, giá cũng khác nhau. Chính vì vậy để lựa chọn đặt sten loại nào cho phù hợp thì bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để cùng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Trước đó bạn tham khảo thông tin bài viết sau đây để biết về ưu, nhược điểm và khoảng chi phí cho từng loại stent bạn nhé: https://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/dat-stent-mach-vanh-bao-nhieu-tien-va-nhung-dieu-can-biet-ve-stent-.html
Thân mến!
Với bệnh nhân sau khi đã đặt stent cơ bản sức khoẻ ổn định. Tuy nhiên rất có thể biểu hiện sẽ tái phát do khả năng chít hẹp vẫn có thể xuất hiện ở những vị trí khác. Chính vì vậy để giảm đau tức ngực, tăng cường sức khoẻ cũng như phòng ngừa nguy cơ tái hẹp ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bạn nên kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra bạn nên sử dụng ngay sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4v/ngày chia 2 lần để giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành giảm biểu hiện đau tức ngực cũng như phòng ngừa nguy cơ huyết khối cho bạn.
Thân mến.
Việc được hưởng chế độ BH 80% phải đảm bảo một số yếu tố như bạn đi can thiệp đúng tuyến, Bệnh lý của mình trong danh mục BH hỗ trợ... Vì vậy để có con số cụ thể nhất với trường hợp của mẹ bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện mà bạn đưa mẹ tới can thiệp. Chúng tôi gửi bạn một số địa chỉ uy tim để bạn tham khảo tại đây: https://www.suytim.infom.vn/bai-viet/thong-tin-benh/kham-tim-mach-o-benh-vien-nao-la-tot-nhat.html
Sau khi can thiệp cho mẹ bạn xong bạn cần phải chú ý cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng để bà có một sức khỏe tốt nhất; Vì vậy bạn tham khảo cụ thể bài viết sau: Chăm sóc người bệnh sau khi đặt stent
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi can thiệp đặt stent.
Thân mến!