Một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường gây xơ vữa mạch. Mảng xơ vữa có thể bị nứt vỡ, tạo cục máu đông làm bít tắc dòng máu đến nuôi dưỡng tim. Nguyên nhân ít phổ biến hơn, đó là do co thắt động mạch vành (mạch máu nuôi tim) làm giảm lưu lượng máu đến tim mà không liên quan đến tình trạng xơ vữa. Một số yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến sự co thắt này như: Đau đớn quá mức, stress, hút thuốc lá, sử dụng thuốc hay chất kích thích, bị lạnh đột ngột.
Cơ tim bị hoại tử do tắc nghẽn mạch vành
Vì thế, bạn có thể bị một cơn đau tim tấn công mà không hề có cảm giác đau ngực; hay một cơn nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện bất thình lình khi cục máu đông đủ lớn để cản trở lượng máu về tim. Đây là một tình huống cấp cứu, tính mạng của bạn chỉ có thể tính bằng giờ. Bạn có thể sống sót, nếu bạn hiểu được những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, trước đó vài giờ hoặc thậm chí vài ngày. Nhưng bạn nên nhớ rằng, không phải cơn đau tim, nhồi máu cơ tim nào cũng phải có dấu hiệu đau ngực. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác khi đột ngột xuất hiện cảm giác đè ép ở ngực, cổ, hàm, vai, lưng hoặc cánh tay, đặc biệt là khi nó đi kèm với chứng đổ mồ hôi, buồn nôn, hoặc khó thở, mệt mỏi… Nếu gặp một hay nhiều trong số các dấu hiệu dưới đây, bạn cần được trợ giúp để đến gặp bác sĩ ngay lập tức, nếu như bạn có tiền sử bệnh tim mạch.
Đau ngực là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của cơn đau tim. Nhiều người trải qua cơn đau tim miêu tả cơn đau thắt ngực khủng khiếp như có một tảng đá lớn đè trên ngực của họ. Nhưng thực tế có đến 25% đã không nhận thấy dấu hiệu cảnh báo này (nghiên cứu của đại học Havard)
Bên cạnh đó, tình trạng tim đập nhanh đột ngột hoặc không đều cũng là một dấu hiệu dễ nhận biết cơn đau tim. Nếu tim bỏ qua nhịp đập hoặc rối loạn nhịp mà không kèm theo sự gia tăng nhịp tim thì vấn đề ít nghiêm trọng, mặc dù vậy bạn vẫn nên gặp bác sỹ. Nhưng nếu nhịp tim bất thường kèm theo sự gia tăng số nhịp đập mỗi phút lại là cảnh báo nguy cơ rất nghiêm trọng.
Để ngăn chặn cơn đau tim, cần phải giải quyết tình trạng tắc hẹp mạch vành. Việc kết hợp sử dụng thuốc tây y để làm giảm nhanh chóng triệu chứng cùng với các thảo dược giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông mạch vành nhằm phòng ngừa cơn đau tim về lâu dài là một giải pháp toàn diện đang được nhiều người áp dụng có hiệu quả.
Xem thêm: Chia sẻ trải nghiệm trị cơn đau tim hiệu quả với giải pháp thảo dược TẠI ĐÂY
Ngoài đau tức vùng ngực thì dấu hiệu cơn đau tim còn thể hiện ở triệu chứng đau nhức ở các bộ phận khác của cơ thể. Động mạch bị chặn gây ra cơn đau thắt ngực và truyền tín hiệu đến tủy sống, thông qua dây thần kinh truyền đến các đốt sống. Cơn đau có thể đi lên cổ, hàm, thậm chí lên đến tai, hoặc tỏa xuống vai đến cánh tay và bàn tay, hoặc nó có thể tập trung ở giữa hai bả vai. Triệu chứng này phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.
Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang dài ngày là chiến lược dài hạn giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn mạch vành, giảm cơn đau ngực, phục hồi chức năng tim ở người bệnh tim mạch. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0983.103.844 - 0936 057 996 (trong giờ hành chính) để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.
Gần 40% phụ nữ từng bị một cơn đau tim cho biết họ cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng. Phần lớn số còn lại nhận thấy hiện tượng đổ mồ hôi bất thường. Dấu hiệu cảnh báo này khó phân biệt ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vì triệu chứng chóng mặt đột ngột, bốc hỏa của thời kỳ mãn kinh, cũng tương tự như dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ.
Đổ mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tim
Kiệt sức, mệt mỏi, là cách cơ thể báo hiệu rằng nó cần được nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn gặp mệt mỏi bất ngờ và nghiêm trọng, bạn không thể hít được một hơi thở sâu, rất có thể đó là tình trạng máu thiếu oxy do chức năng tim suy giảm. Bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, nhất là khi nó kết hợp với các triệu chứng khác được liệt kê ở trên. Đáng lưu ý là có đến 70% phụ nữ có triệu chứng này trước vài tuần hoặc vài tháng trước khi bị cơn đau tim tấn công.
Mệt mỏi kéo dài có thể là báo hiệu của một cơn đau tim
Trước một cơn đau tim, mọi người thường trải qua tình trạng khó tiêu nhẹ hoặc buồn nôn. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường dễ dàng bị bỏ qua vì phần lớn mọi người nghĩ đây chỉ là vấn đề của hệ tiêu hóa. Sự tắc nghẽn các mảng chất béo trong động mạch có thể làm giảm hoặc cắt đứt nguồn cung cấp máu đến tim gây đau thắt ngực và đau lan xuống bụng. Việc máu lưu thông kém và thiếu oxy trong máu (vì động mạch bị chặn hoặc tim co bóp không tốt) sẽ dẫn đến buồn nôn liên tục, khó tiêu hoặc nôn mửa, đặc biệt là đối với phụ nữ hoặc những người trên 60 tuổi.
Bệnh tim có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể, gây cảm giác lo âu, mất ngủ và kích động cả trong những điều kiện bình thường.
Nếu bạn gặp các dấu hiệu trên thì hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra và phát hiện kịp thời. Mất ngủ không chỉ là một trong các dấu hiệu cảnh báo đau tim ở người có nguy cơ cao (tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường). Mất ngủ còn làm tăng nguy cơ tim mạch ở những người khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu tác động tiêu cực đến sức khỏe, đồng thời nên xây dựng lịch kiểm tra sức khỏe định kì ở những bệnh viện uy tín. Bảo vệ trái tim ngay từ khi trái tim đang khỏe mạnh là cách tốt nhất để tránh bị đau tim và nhồi máu cơ tim.
Nguồn tham khảo:
http://www.healthline.com
https://www.sharecare.com/health/
Danh sách bình luận
Các triệu chứng của bạn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, hoặc hội chứng tăng thông khí… Vì vậy, hiện tại bạn có thể áp dụng một số biện pháp để dễ thở hơn như hít thật sâu và thở ra từ từ, thư giãn tâm lý, tránh lo lắng căng thẳng hoặc sợ hãi quá mức. Đồng thời, bạn cũng nên sắp xếp đi khám sớm tại chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Nếu sau khi đi khám, nguyên nhân là do rối loạn nhịp tim thì bạn có thể tham khảo sử dùng thêm sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt từ thảo dược, giúp giảm nhịp tim, giảm hồi hộpm trống ngực, mệt mỏi... như tpcn Ninh Tâm Vương.
Thân mến.
Ngực trái là vị trí của tim, đau ngức ngực bên phải có thể liên quan tới phổi. Nếu cơn đau toàn bộ vùng ngực có thể liên quan tới bệnh lý của các cơ quan này, hoặc do bạn trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài nên mới có biểu hiện như vậy.
Trước mắt, bạn nên tránh lo lắng, giữ tâm lý thư thái, tập hít sâu thở chậm, ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, không dùng chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia), ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút để cải thiện tình trạng trên.
Nếu cơn đau kéo dài trên 2 tuần, bạn nên sắp xếp đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị thích hợp.
Thân mến.
Với triệu chứng của bạn có thể liên quan đến bệnh tim mạch nhưng cũng có thể là do bệnh lý về đường hô hấp hoặc do căng thẳng stress lo âu làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh tim. Triệu chứng của bạn cũng đã kéo dài được 2 tháng, vì vậy theo tôi bạn nên đi thăm khám sớm để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tốt nhất là nên thăm khám ở các chuyên khoa tim mạch..
Thân mến!
Với triệu chứng của bạn có thể là do tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản gây nên. Bởi vậy, trước mắt bạn nên tiếp tục theo dõi các triệu chứng này thêm một thời gian nữa kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn và lối sống:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...
- Ăn giảm muối
- Không nên ăn những chất chua, cay
- Tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên.
Trong trường hợp các triệu chứng này vẫn thường xuyên xảy ra tốt nhất bạn nên đi thăm khám sớm để được làm thêm các xét nghiệm cụ thể mới có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị đúng bệnh.
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!
Với triệu chứng của bạn có thể là đau do đau dây thần kinh liên sườn hoặc rối loạn thần kinh tim,... Tuy nhiên không thể ngoại trừ do các nguyên nhân khác gây nên, nhưng cần phải làm thêm các xét nghiệm cụ thể mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Trước mắt, theo chúng tôi bạn nên theo dõi các triệu chứng này thêm một thời gian nữa, kết hợp với điều chỉnh lối sống, khoa học, lành mạnh như:
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...
- Tập hít sâu thở chậm để giải tỏa căng thẳng, stress.
- Tránh thức khuya, nên đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc.
Trong trường hợp các triệu chứng này vẫn xảy ra, tốt nhất bạn nên đi khám sớm để được điều trị đúng bệnh và kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!
Với triệu chứng của bác, có thể do tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, không thể ngoại trừ do nguyên nhân khác, cần phải có thêm các xét nghiệm mới có thể có chẩn đoán chính xác. Trước mắt, bác nên tiếp tục theo dõi các triệu chứng này thêm một thời gian nữa, kết hợp với điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh: hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê; nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hạn chế ăn những đồ nóng, cay, chua; tập thể dục điều độ, thường xuyên, vừa sức, tập hít sâu thở chậm để giải tỏa căng thẳng, stress... Trong trường hợp các triệu chứng vẫn xảy ra, tốt nhất bạn nên đưa bác đi khám sớm để được làm thêm các xét nghiệm cụ thể từ đó có kết luận bệnh chính xác hơn và có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!
Để chẩn đoán chính xác bệnh tim, chỉ dựa vào các dấu hiệu triệu chứng thôi thì chưa đủ. Bạn nên đi khám ở bệnh viện ít nhất từ tuyến tỉnh trở lên để được làm thêm các xét nghiệm cụ thể mới có chẩn đoán chính xác.
Sau khi bạn đi thăm khám, nếu còn điều gì băn khoăn về bệnh tim mạch, bạn có thể để lại câu hỏi cụ thể để được chúng tôi tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khoẻ.
Thân mến!
Nhói ngực trái có thể xảy ra khi bạn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, làm việc gắng sức hoặc suy nhược cơ thể, bệnh tim mạch, bạn đừng quá lo lắng. Khi mang thai, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt là trái tim phải hoạt động nhiều hơn đẻ cung cấp đủ máu tới các cơ quan trong cơ thể và cả thai nhi. Vì vậy bạn sẽ thấy mệt mỏi, hụt hơi, choáng váng, nhưng dấu hiệu vã mồ hôi, người lạnh dần của bạn có thể do thiếu máu, thiết chất, suy nhược cơ thể gây ra. Việc cần làm hiện nay là bạn nên ăn uống đủ chất, bồi bổ cơ thể bằng các món ăn bổ dưỡng, tăng tạo máu, và uống bổ sung viên sắt theo hướng dẫn của bác sỹ... để đảm bảo sự khỏe mạnh của cả bản thân và sự phát triển của thai nhi.
Thân mến.