Với các trường hợp suy tim giai đoạn cuối không còn đáp ứng với điều trị bằng thuốc, người bệnh buộc phải sử dụng biện pháp can thiệp hoặc phẫu thuật để có một trái tim khỏe mạnh hơn, giảm tỉ lệ nhập viện do suy tim tiến triển và kéo dài tuổi thọ. Tùy vào nguyên nhân gây suy tim mà bác sỹ sẽ lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp nhất với tình trạng bệnh nhân.
Đây là một thủ thuật được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân suy tim do động mạch vành có thể kèm theo tổn thương tim hoặc tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim. Nong mạch có tác dụng điều trị hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành do tích tụ cholesterol, gây khó khăn trong việc cung cấp máu cho thất trái.
- Thủ thuật nong mạch bắt đầu bằng việc gây tê tại chỗ cho người bệnh, sau đó luồn một ống thông nhỏ, dài qua da, vào mạch máu, sau đó vào động mạch bị ảnh hưởng.
- Tiếp theo, bơm phồng một quả bóng nhỏ có gắn một stent kim loại ở phần cuối ống thông tại đoạn mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn do các điểm xơ vữa.
- Cuối cùng, các stent được mở rộng, đẩy các mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu qua một bên, để máu có thể lưu thông bình thường.
Mạch vành trước và sau khi nong mạch
Có thể được dùng để tái tạo và giữ nhịp cho trái tim trong trường hợp suy tim do nguyên nhân rối loạn nhịp tim. Thiết bị này có thể giúp tăng nhịp tim để đảm bảo lưu thông máu trong cơ thể khi tim đập quá chậm, duy trì nhịp tim bình thường khi tim đập không đồng bộ hoặc kết hợp cả hai chức năng này.
Xem thêm:
• Kết quả nghiên cứu của Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang: giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và giảm tần suất nhập viện cho bệnh nhân suy tim.
• Thảo dược Đan sâm tốt cho tim như thế nào?
Máy tạo nhịp tim có cấu tạo gồm hai thành phần: dây dẫn và máy phát nhịp. Máy phát nhịp bao gồm pin và một máy tính nhỏ, được cấy vào dưới da ngực thông qua tiểu phẫu. Các dây dẫn được luồn qua tĩnh mạch vào tim và cấy vào cơ tim. Khi hoạt động, dây dẫn sẽ gửi các xung nhịp từ máy phát nhịp đến cơ tim, đồng thời ghi nhận các hoạt động điện của tim.
Khoảng 25 đến 50% bệnh nhân suy tim có loạn nhịp tim (tâm thất trái và tâm thất phải không co bóp cùng lúc), làm suy giảm chức năng bơm máu của tim. Tình trạng này có thể được điều trị bằng cách tái đồng bộ tim (CRT), sử dụng máy tạo nhịp hai buồng thất (biventricular pacemarker). Đây là một loại máy tạo nhịp đặc biệt, giúp kết nối hai tâm thất với nhau để chúng co giãn cùng nhau, từ đó tăng tính hiệu quả trong hoạt động của tim. Liệu pháp này đã được chứng minh có tác dụng giảm gánh nặng cho tim, ngăn chặn sự tiến triển của các triệu chứng suy tim, và kéo dài tuổi thọ ở một số bệnh nhân.
ICD được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh cơ tim do thiếu máu cục bộ kèm theo những hạn chế về thể chất và phân suất tống máu thất trái thấp.
Thiết bị này có tác dụng đo lường nhịp đập của tim, khi phát hiện nhịp đập bất thường của tim có thể đe dọa tính mạng, máy sẽ sốc điện để khử rung hoặc khởi phát lại để bắt đầu một nhịp bình thường.
Ở những bệnh nhân suy tim có nguy cơ loạn nhịp đe dọa đến tính mạng, máy tạo nhịp tái đồng bộ tim có thể được cấy ghép cùng với máy khử rung tim, nhằm bảo vệ bệnh nhân toàn diện và hiệu quả nhất.
Máy tạo nhịp tim tạm thời thường dùng trong trường hợp cấp cứu tim mạch, nhằm tái tạo lại khử cực tim và co bóp cơ tim. Một điện cực sẽ được đặt vào thất phải của tim qua đường tĩnh mạch trung tâm, giúp tái tạo nhịp nhanh và hiệu quả hơn so với các cách tạo nhịp khác. Thiết bị này thường được sử dụng khi bệnh nhân vừa trải qua một cơn đau tim nghiêm trọng và đang trong thời gian chờ hồi phục. Ngoài ra, cũng có những thiết bị tương tự để hỗ trợ tim tạm thời với bệnh nhân suy tim tiềm ẩn khi bộc phát.
Phẫu thuật có thể điều trị một số nguyên nhân cơ bản của bệnh suy tim, chẳng hạn như nghẽn động mạch vành, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, dày thất.
Thiết bị này được cấy ghép nhằm hỗ trợ chức năng của tâm thất trái. Đây được coi là biện pháp cầu nối trước khi bệnh nhân có đủ điều kiện để cấy ghép tim.
Ngoài ra, LVAD cũng đang được sử dụng như giải pháp với những bệnh nhân không đủ điều kiện để được ghép tim, nhưng cần có sự phê duyệt của các trung tâm y tế chuyên ngành.
Thường được áp dụng với bệnh nhân suy tim nặng giai đoạn cuối.
Tim nhân tạo bao gồm các phần tương tự tim người
Đây cũng được coi là biện pháp cầu nối trước khi bệnh nhân có đủ điều kiện để cấy ghép tim. Nhưng với các bệnh nhân không có đủ điều kiện cấy ghép tim và có nguy cơ cao tử vong trong vòng 30 ngày thì đây được coi là liệu pháp đích.
Ngoài việc điều trị bằng can thiệp và phẫu thuật, người bệnh cũng cần duy trì tốt chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và sử dụng đầy đủ các thuốc điều trị, nhằm mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị suy tim. Bởi mục đích điều trị không chỉ là giảm triệu chứng của suy tim mà còn cần cải thiện chất lượng sống cho người bệnh, đồng thời giảm số lần nhập viện vì suy tim tiến triển và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Chính vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị chính, người bệnh có thể được sử dụng thêm các thành phần thảo được giúp giãn mạch, hoạt huyết để cải thiện tuần hoàn mạch vành như Đan sâm, hay tiêu huyết khối và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, mảng xơ vữa – yếu tố nguy cơ cao của bệnh mạch vành và các cơn đau tim từ cao natto và Vàng đằng. Đồng thời cung cấp cho tim một nguồn năng lượng để nó hoạt động hiệu quả hơn.
Nguồn: http://www.emedicinehealth.com
Phần 1: Thay đổi lối sống và sử dụng thuốc trong điều trị suy tim
Thông tin cho bạn: Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang có chứa thảo dược Đan sâm kết hợp với Vàng đằng, cao natto và L- Caitin là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim.
Danh sách bình luận
Những dấu hiệu mà bố bạn đang gặp phải là những triệu chứng rất điển hình của suy tim, tuy nhiên nó có thể gặp phải ở một số bệnh tim mạch khác như bệnh tăng huyế áp, van tim, bệnh cơ tim.... Vì vậy để biết chính xác nhất, bố bạn nên sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Với trường hợp bị tắc mạch máu, bố bạn có thể được chỉ định nong mạch và/hoặc đặt stent để giải quyết tình trạng tắc nghẽn; chi phí cho mỗi ca phẫu thuật dao động từ 60 – 70 triệu đồng tùy từng bệnh viện nơi mà bố bạn tiến hành phẫu thuật, thuốc men, giường bệnh và khả năng hồi phục sau phẫu thuật.
Trước và sau khi khám, bố bạn nên chú ý thực hiện một lối sống lành mạnh theo những hướng dẫn trong bài viết sau:
http://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-bai-tap-the-duc-giup-tang-cuong-suc-khoe-trai-tim.html
http://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-suy-tim.html
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo cho bố sử dụng thêm 1 số sản phẩm hỗ trợ giúp giãn mạch, tăng cường lưu thông tuần hoàn để giảm phù chân do ứ trệ dịch trong cơ thể, giảm đau thắt ngực, chẳng hạn như tpcn Ích Tâm Khang. Bố bạn có thể dùng với liều 4 viên/2 lần/ngày, theo lộ trình 3-6 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Bạn có thể lắng nghe thêm chia sẻ của người bệnh tim mạch, có những người bị suy tim với triệu chứng phù chân tương tự như bố bạn đã cải thiện các triệu chứng chỉ sau vài tháng sử dụng sản phẩm:
https://www.youtube.com/watch?v=soypQQxJJWA&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9v&index=14
Chúc bố bạn chóng bình phục!