Liệu pháp mới giảm phù ở người suy tim

A- A+

Câu chuyện của bà Chinnamah và ông Soh, hai người bệnh trải qua liệu pháp thẩm tách máu (aquapheresis) đã có những cải biến tích cực trong điều trị sưng phù do suy tim.

Chinnamah: Đôi chân tôi không còn phù vì suy tim sung huyết

Bà Chinnamah là một phụ nữ 62 tuổi mắc suy tim. Tình trạng sưng phù ở bàn chân và các cơn khó thở thường xuyên diễn ra, làm cản trở mọi sinh hoạt hàng ngày của bà. Việc đi lại trở nên khó khăn, bà phải nghỉ lấy hơi mỗi khi đi bộ vài bước để tránh khỏi khó thở. Bà vẫn cố gắng chăm sóc các cháu của mình ở nhà, nhưng ngay cả việc đứng nấu ăn trong bếp cho lũ trẻ cũng đã trở thành quá sức. Bà Chinnamah từng nghĩ rằng mình sẽ phải từ bỏ mọi thứ. Cho đến khi bà được các bác sĩ tại trung tâm tim mạch quốc gia Singapore thực hiện liệu pháp mới có tên gọi là aquapheresis để giảm phù bằng cách thẩm tách máu, giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Liệu pháp aquapheresis giúp giảm sưng phù ở người bệnh suy tim sung huyết

Liệu pháp aquapheresis giúp giảm sưng phù ở người bệnh suy tim sung huyết

Nguyên nhân gây phù ở người bệnh suy tim

Tình trạng sưng phù ở bệnh nhân suy tim bắt nguồn từ việc trái tim không thể bơm máu đủ và hiệu quả, do đó chất lỏng tích tụ lại trong cơ thể. Dịch tích tụ ở phổi gây khó thở, là nguyên nhân dẫn tới 90% các ca nhập viện ở bệnh nhân suy tim. Theo thống kê, mỗi năm ở Singapore có khoảng 5000 trường hợp bị suy tim. Trong số đó có 1000 trường hợp bị sưng phù và 90% trong số họ phải nhập viện để điều trị.

“Nhiều người bệnh suy tim, trong một số thời điểm gặp phải tình trạng ứ dịch. Ở số lượng ít người bệnh họ phục hồi khá tốt và chỉ cần sử dụng thuốc để phòng ngừa các triệu chứng. Nhưng đối với một lượng lớn người bệnh khác họ gặp phải tình trạng giữ nước ngay cả khi đã sử dụng thuốc và thay đổi lối sống”, Tiến sĩ David Sim, cố vấn khoa Tim mạch, Giám đốc chương trình suy tim của Trung tâm tim mạch quốc gia Singapore chia sẻ. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc lợi tiểu cũng gặp nhiều vấn đề như khó điều chỉnh liều, biến chứng huyết áp thấp, suy giảm chức năng thận, giảm kali huyết. Liệu pháp aquapheresis xuất hiện gần đây đã trở thành một lựa chọn mới dành cho các bệnh nhân suy tim không đáp ứng với thuốc lợi tiểu, hoặc gặp biến chứng do sử dụng thuốc lợi tiểu.

Để giảm phù, khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực do suy tim, người bệnh có thể sử dụng kết hợp thêm tpcn Ích Tâm Khang. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện lớn và kết quả được đăng tải trên tạp chí quốc tế. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Giảm sưng phù từ liệu pháp aquapheresis

Aquapheresis là liệu pháp thẩm tách máu, được thực hiện theo cơ chế sử dụng kỹ thuật siêu lọc. Một ống thông nhỏ được đưa vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc cổ bệnh nhân, đầu còn lại kết nối với một thiết bị bao gồm một máy bơm nhỏ và màng lọc. Tại đây, máu được bơm đến, loại bỏ nước và muối dư thừa trước khi được vận chuyển lại vào trong cơ thể. Thiết bị này còn gắn một cảm biến cho phép bác sỹ đánh giá đáp ứng của bệnh nhân với liệu pháp, nhằm loại bỏ tối ưu lượng dịch dư thừa mà không gây tác dụng bất lợi trên cơ thể người bệnh như mất nước, tăng hoặc hạ huyết áp đột ngột, tăng nhịp tim.

Theo trung tâm Tim mạch Quốc gia Singapore, bà Chinnamah là người đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này vào tháng 10 năm 2011. Tiếp đó trong năm đầu tiên, 12 người bệnh khác cũng được sử dụng phương pháp này. Trong vòng 90 ngày điều trị đầu tiên, không có bệnh nhân nào phải nhập viện do sưng phù. Ước tính mỗi năm sẽ có 50 người bệnh được điều trị hiệu quả từ việc sử dụng liệu pháp mới này.

Liệu pháp aquapheresis giúp giảm các triệu chứng tăng cân, sưng ở chân, cánh tay và bụng kèm theo khó thở và mệt mỏi. Người bệnh không phải nằm viện quá lâu và ít tái nhập viện hay có biến chứng xảy ra.

Các máy aquapheresis có thể chạy từ 8 đến 72 giờ đồng hồ, nhưng hầu hết người bệnh chỉ cần thực hiện từ 12 đến 15 giờ đồng hồ tùy vào mức độ phù họ gặp phải. Trong trường hợp của bà Chinnamah, sau 12 giờ chạy máy, 2 lít chất lỏng dư thừa đã được loại bỏ khỏi cơ thể và tổng thời gian bà nằm viện để thực hiện kỹ thuật này chỉ là 2 ngày. Bà chia sẻ: “Các bác sĩ đặt ống thông nhỏ vào mạch máu ở cổ mà không hề gây đau đớn. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, tôi đã nhận thấy đôi bàn chân của mình bớt sưng và cuối cùng có thể trở lại hoạt động bình thường.”

Xem thêm:

Chia sẻ của nhiều người bệnh hở van tim khác

Tư vấn của GS. Khải trong điều trị bệnh van tim

Trải nghiệm của ông Soh và liệu pháp aquapheresis

Ông Soh, 59 tuổi, là một tài xế taxi cũng đã trải qua liệu pháp aquapheresis. Trước đây ông Soh không thể đi bộ được, cảm thấy khó thở sau mỗi lần đi không quá 10m. Bụng của ông sưng phù trông như người mang thai 10 tháng tuổi. 9 năm trước, ông được chẩn đoán mắc ung thư, hoá trị liệu điều trị ung thư đã gây hậu quả làm huỷ hoại cơ tim, dẫn tới biến chứng suy tim hiện nay.

Liệu pháp aquapheresis không sử dụng cho người bệnh huyết áp thấp, suy thận tiến triển

Liệu pháp aquapheresis không sử dụng cho người bệnh huyết áp thấp, suy thận tiến triển

Chung sống với căn bệnh suy tim lâu năm, ông Soh luôn ý thức việc xây dựng chế độ ăn uống giảm muối và chất lỏng. Đồng thời ông cũng được điều trị với thuốc lợi tiểu để kích thích loại bỏ chất lỏng ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Tuy nhiên, cơ thể ông không đáp ứng với những điều trị thông thường này, phù vẫn tái diễn dù đã dùng thuốc liều cao. Đây là tình trạng kháng thuốc lợi tiểu, xuất hiện ở 20 đến 30% người bệnh bị sưng phù, thường là người bệnh suy tim trung bình đến nặng do thận của họ không đáp ứng với thuốc. Cách duy nhất để đối phó với tình trạng này là thẩm tách thận, nhưng phương pháp này chỉ tối ưu với người bệnh suy thận, không hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân suy tim.

Với việc áp dụng liệu pháp aquapheresis, ông Soh đã loại bỏ được 12 lít chất lỏng dư thừa, giảm được 8,8 kg và không còn gặp phải những triệu chứng khó chịu trước đây nữa.

Tuy nhiên, aquapheresis là liệu pháp không thể sử dụng cho tất cả các trường hợp người bệnh, đặc biệt những người bị suy thận tiến triển, huyết áp thấp, những người bị dị ứng với heparin...

Có thể nói, nhờ liệu pháp aquapheresis mà cả ông Soh và bà Chinnamah đã tìm thấy sức khỏe và niềm hạnh phúc trong cuộc sống của mình. Ông Soh đã hết những cơn đau tức ở bụng và trở lại công việc tài xế còn bà Chinnamah có thể đi bộ mà không phải dừng lại để nghỉ ngơi. Họ đều nhận thức rằng khi trái tim yếu dần đi đồng nghĩa với việc nguy cơ sưng phù tái phát. Vì vậy, việc cần làm của họ là tuần thủ sử dụng thuốc điều trị suy tim và uống một lượng ít nước. Chăm sóc sức khỏe trái tim mỗi ngày là trách nhiệm và bí quyết tìm lại hạnh phúc trong tương lai.

Trích nguồn: http://www.healthxchange.com.sg

Kinh nghiệm trị suy tim


Thông tin cho bạn: TPCN Ích Tâm Khang – giúp hỗ trợ điều trị suy tim, làm tăng hiệu quả điều trị.

Ích Tâm Khang - Giúp hỗ trợ điều trị bệnh suy tim

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    11:47 16/05/2022
    Chào bạn,
    Phương pháp thẩm tách máu đã có ở Việt Nam, tuy nhiên chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh suy thận. Còn đối với việc áp dụng cho người bệnh suy tim sẽ không phù hợp. Riêng phương pháp thẩm tách máu aquapherasis có tiến bộ hơn, chuyên biệt hơn cho người bệnh suy tim. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mới đang được áp dụng ở Singapore mà chưa được áp dụng tại nước ta.
    Bạn có thể tham khảo một số phương pháp mà chúng tôi đã trả lời trong mail trước để biết cách chăm sóc bố tốt hơn.
    Thân!
  • Trần. Thị cúc
    Trần. Thị cúc
    07:03 07/03/2016
    Cho tôi hỏi phương pháp thẩm tách máu aquapherasis có ở việt nam không