Nếu như ở phần 1 của Tư vấn trực tuyến về bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, các câu hỏi đáp tập trung vào bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhận diện cơn đau thắt ngực không ổn định, thì ở phần 2 này, Gs. Phạm Gia Khải đã giải đáp nhiều câu hỏi, với các chủ đề phong phú, đa dạng về điều trị. Các vấn đề được xoay quanh việc dùng thuốc, lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông; đau thắt ngực khi nào cần cấp cứu; nên đặt tối đa bao nhiêu stent; phát triển tuần hoàn bàng hệ (hệ thống mạch máu mới được mở ngay dưới điểm động mạch vành bị tắc hẹp) có ý nghĩa như thế nào và làm cách nào phát triển được nó. Mời bạn theo dõi nội dung ở dưới đây:
Giáo sư Phạm Gia Khải
Câu hỏi của bạn Vương Nam Đàn, 67 tuổi: Thưa giáo sư tôi bị tắc RCA2 chuyên gia Nhật không thông đặt stent được. Nuôi tim sau điểm tắc nhờ tuần hoàn bàng hệ. Thưa GS làm thế nào thông mạch vành hay tăng khả năng tuần hoàn bàng hệ?
GS.TS Phạm Gia Khải:
RCA2 là động mạch vành phải nhánh thứ 2. Nếu hẹp dưới 50% không đáng ngại, trên 50% mới đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu hẹp nhẹ mà mảng xơ vữa mạch vành mềm, có thể vỡ ra bất kỳ lúc nào, thì cũng có thể gây tử vong mặc dù hẹp ít. Nhưng mà nếu hẹp nhiều mà cứng rồi thì không sao và nếu đã có tuần hoàn bàng hệ thì có khi hẹp tới 70% cũng không sao.
Quan trọng là triệu chứng người bệnh cảm thấy là gì? Thứ 2 là có khi người bệnh không cảm thấy triệu chứng nhưng mà trên điện tâm đồ có thay đổi hay không? Thứ 3 là khi làm việc, hoạt động có bị ảnh hưởng không? Nếu trả lời được 3 câu hỏi đó thì chúng ta mới đặt vấn đề là có nên hay không nên có xử trí thông động mạch vành.
Tuần hoàn bàng hệ là hệ động mạch trước kia không có nhưng giờ mới được sinh thêm, ngay ở dưới chỗ động mạch vành bị tắc, giúp thay thế nhiệm vụ của động mạch chính, đưa máu tới nuôi dưỡng cơ tim. Nếu người bệnh mạch vành phát triển được tuần hoàn bàng hệ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, khi có bàng hệ thì có thể không còn đau ngực, khó thở và không cần phải can thiệp mạch vành nữa. Để làm tăng tuần hoàn bàng hệ cần tăng cường luyện tập thể dục vừa sức, gắng sức vừa phải, làm việc vừa phải, điều chỉnh sinh hoạt, hoạt động nhẹ nhàng hơn. Đi bộ nhiều sẽ có bàng hệ, nên đi bộ trong vòng 30ph, 1 tuần lễ 5 buổi. Nếu đang hẹp động mạch vành nhiều mà khó thở thì đi bộ chậm lại, ít đi.
Tập thể dục giúp tăng tuần hoàn bàng hệ, giảm rủi ro nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành
Câu hỏi của bạn Nguyễn Thiện, 59 tuổi: Tôi bị cơn đau thắt ngực khoảng 45 phút, nằm viện 1 tuần, sau đó chụp CT có cản quang, kết quả: Động mạch vành (ĐMV) xuống trước trái (LAD) xơ vữa không vôi hóa ở đoạn giữa và xa gây hẹp 30% LAD II và đoạn xa LAD. ĐMV phải (RCA): xơ vữa không vôi hóa ở đoạn giữa gây hẹp 20- 25% RCA II.
Xin hỏi:
1. Với mức độ hẹp mạch vành như trên, có nguy hiểm không? Có xách nặng, đi máy bay được không?
2. Hiện nay, bệnh viện cho 1 tháng thuốc, hết lấy tiếp. Có phải uống thuốc suốt đời không? Thuốc có làm mạch vành trở lại bình thường không?
3. Làm sao để tránh cơn đau thắt ngực tái diễn? Khi đau thì dùng thuốc gì? Có buộc phải đi cấp cứu không?
4. Khi nào thì chụp lại CT có cản quang để biết diễn biến mạch vành?
GS.TS Phạm Gia Khải:
1. Mức độ hẹp mạch vành của bạn như vậy chưa quá nghiêm trọng, bạn vẫn có thể đi máy bay nhưng không nên bay dài quá 10 tiếng, và khi bay cần phải mang theo thuốc điều trị như thuốc giãn mạch, thuốc aspirin để phòng gặp phải cơn đau thắt ngực. Người bệnh mạch vành chỉ nên mang vác và làm việc vừa sức, không nên xách nặng cũng như thực hiện các hoạt động quá gắng sức, làm tăng cơn đau thắt ngực và tăng rủi ro nhồi máu cơ tim.
2. Thuốc có thể giúp giảm mức độ hẹp mạch vành nhưng không thể chữa khỏi bệnh mạch vành được. Người bệnh cần sử dụng thuốc lâu dài nhưng chưa hẳn đã phải dùng suốt đời. Tốt nhất nên tái khám định kỳ để được đánh giá tình trạng bệnh, tùy điều kiện sức khỏe mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc phù hợp.
3. Để ngăn cơ đau thắt ngực tái diễn cần kiểm soát tốt các nguyên nhân gây bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao... bằng cách sử dụng thuốc điều trị, kết hợp với thay đổi lối sống. Không nhất thiết phải đi cấp cứu khi có cơn đau thắt ngực, chỉ cần dùng thuốc giãn mạch và nghỉ ngơi. Chỉ khi cơn đau không dứt sau khi dùng thuốc, kèm theo các dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm như đổ mồ hôi lạnh, khó thở, lú lẫn, buồn đi cầu... thì cần cấp cứu ngay lập tức.
4. Khi các dấu hiệu triệu chứng có xu hướng nặng lên thì mới cần chụp lại động mạch vành để đánh giá diễn tiến và tình trạng bệnh cụ thể.
Câu hỏi từ bạn Nguyễn Dung: Tôi bị hội chứng mạch vành cấp (hẹp 70%), thiếu máu cơ tim cục bộ mạn, đau thắt ngực thường xuyên. Hiện tôi đang điều trị thuốc ở viện tim mạch sức khoẻ cải thiện 80%. Tôi phải uống thuốc đến khi nào? Hiện tượng bầm tím trên da nhiều nơi. Có ảnh hưởng gì không?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Trong điều trị hội chứng mạch vành cấp cần phải sử dụng các thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu. Nếu ngừng không dùng thì rất dễ bị tắc mạch, nên phải chấp nhận dùng lâu dài. Hiện tượng bầm tím da có thể là do quá liều thuốc chống đông làm tăng nguy cơ xuất huyết, vì vậy cần sớm quay lại tái khám để được hiệu chỉnh liều phù hợp.
Cần cảnh giác với nốt bầm tím dưới da, khi sử dụng thuốc chống đông
Câu hỏi từ bạn Tạ Loan: Tôi đi khám bệnh ở bệnh viên tim hà nội bị hẹp mạch vành 70% và rối loạn ngoại tâm thu 28%. Hiện nay đã can thiệp đốt ngoại tâm thu và đang điều trị thuốc Betaloc, Plavix, Lipitor, xin bác sĩ tư vấn cách điều trị.
GS.TS Phạm Gia Khải:
Bạn bị hẹp mạch vành 70%, ở mức độ này thường sẽ được xem xét khả năng can thiệp. Nhưng nếu không có đau ngực, không hẹp ở nhánh mạch vành quan trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (như hẹp thân trung mạch vành trái) thì có thể chỉ cần điều trị nội khoa. Bạn cũng đã được đốt điện điều trị ngoại tâm thu thì hiện đang được điều trị với các thuốc trên là phù hợp. Chỉ cần một số lưu ý, khi dùng Lipitor thì cần theo dõi xem có đau cơ không, nếu có biểu hiện đau cơ và xét nghiệm có men cơ CK tăng thì bắt buộc phải dừng. Không được dùng nước nho kèm theo vì làm tăng tác dụng và độc tính của Lipitor. Dùng Betaloc thì có thể làm nhịp tim chậm lại, nếu nhịp tim 75 - 80 nhịp/phút thì dùng được. Dùng Plavix thì lâu lâu phải dùng thêm thuốc bảo vệ dạ dày thuốc Pantoloc để tránh xuất huyết.
Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị nền tảng, những sản phẩm hỗ trợ cũng nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh mạch vành.
Câu hỏi từ bạn Phạm Thị Thao, 62 tuổi: Tôi khám bác sĩ nói tôi bị thiếu máu cơ tim, cách đây 6 tháng thỉnh thoảng có cơn đau ngực. Tôi vẫn dùng thuốc theo chỉ định, sáng nào cũng tập vẩy tay và tập dưỡng sinh đến nay 6 tháng rồi chỉ có 1 cơn đau thoáng qua. Hỏi tôi có tiếp tục dùng thuốc nữa không và nên uống loại gì để cơ tim khỏe?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Nếu chỉ số huyết áp và động mạch vành ổn định thì nên tiếp tục duy trì thuốc điều trị hiện tại, không cần thay đổi thuốc và cũng không được ngừng thuốc, vì ngừng thuốc có thể làm bệnh tái diễn nặng hơn. Để cơ tim khỏe hơn có thể dùng thêm một số sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như TPCN Ích Tâm Khang có khả năng cải thiện chỉ số phân suất tống máu và tăng cường chức năng tim.
Câu hỏi từ bạn Như Lan, 64 tuổi: Tôi bị bệnh mạch vành đã nhiều năm nay, tôi vẫn dùng Ích Tâm Khang thường xuyên cùng với thuốc điều trị của bác sĩ thấy sức khỏe ổn định, không còn mệt mỏi, đau ngực như trước. Tôi muốn hỏi dùng Ích Tâm Khang lâu dài như vậy có hại gì không ạ?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Ích Tâm Khang có các thành phần tự nhiên an toàn và không có hại gì cả. Rất nhiều bệnh nhân tim mạch mà tôi đã thăm khám bệnh, đều đang dùng Ích Tâm Khang và thấy có cải thiện tốt, chưa thấy ai phản hồi gặp phải tác dụng nào bất lợi.
Y học hiện nay dựa trên bằng chứng thực tế, nếu người bệnh dùng một loại thuốc nào đó 1, 2 năm, thậm chí đến 3 - 4 năm mà vẫn thấy ổn thì rất tốt, nên tiếp tục duy trì, tại sao không.
Câu hỏi của bạn Trần Văn Hoán, 68 tuổi: Tôi bị bênh mạch vành năm 2009 và đã điều trị tại viện tim TP HCM. Khi đó chụp CT bác sĩ phát hiện mạch vành hẹp 2 đoạn (đoạn 1 hẹp 99% đã đặt Stent), đoạn 2 hẹp 50%. Từ đó đến nay tôi uống thuốc thường xuyên theo đơn bác sĩ. Hiện nay tôi đang điều trị tại Bệnh viện tim mạch tỉnh An Giang. Xin bác sĩ cho biết đoạn hẹp 50% tôi cần xử lý thế nào?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Mức độ hẹp 50% thì chưa cần can thiệp, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào tính chất của mảng xơ vữa, ổn định hay không ổn định, có gây đau tức ngực, làm hạn chế trong sinh hoạt hay không. Nếu không thì tiếp tục điều trị nội khoa, nếu có thì có thể cần xem xét để can thiệp đặt stent mạch vành.
Có nên đặt nhiều stent mạch vành hay không?
Đó là băn khoăn của bạn Bùi Ngọc, 53 tuổi, Vĩnh Phúc: Tôi đi chụp mạch vành xác định bị xơ vữa thân, đã đặt 5 stent và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Cho tôi hỏi như vậy đặt có nhiều quá không, tôi có nên đặt tiếp 1 nhánh nữa không, vì từ khi đặt stent sức khỏe tôi giảm quá nhiều. Xin BS tư vấn giúp. Ngoài uống thuốc tây có nên uống thêm thực phẩm chức năng nữa không?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Chị đã có tổn thương trên nhiều nhánh động mạch vành nên phải đặt stent để tránh rủi ro. Tuy nhiên đặt quá nhiều stent cũng có nguy cơ làm động mạch vành bị cứng, vì bản thân stent là một kim loại không gỉ, khi đó cũng không tốt cho việc đàn hồi của mạch máu và người bệnh cũng có nhiều nguy cơ gặp phải huyết khối gây tắc mạch.
Mặt khác việc phẫu thuật cũng phải tùy trường hợp, ở người bệnh đã lớn tuổi, sức khỏe suy kiệt, hoặc người bệnh đái tháo đường thì việc phẫu thuật không dễ dàng và nên rất thận trọng. Vì vậy vẫn nên ưu tiên điều trị nội khoa, trong trường hợp có đau thắt ngực nhiều và mức độ tắc mạch vành nặng thì mới cần đặt tiếp stent.
Bên cạnh thuốc điều trị, chị hoàn toàn có thể kết hợp dùng thêm thực phẩm chức năng để giúp đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, nhưng nên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín, đã được nghiên cứu và kiểm chứng trên lâm sàng.
Câu hỏi từ bạn Vũ Thế Bảo, 41 tuổi: Trước đây tôi từng bị viêm đa khớp đã chữa khỏi, nhưng vài năm gần đây tôi thấy tim nóng rát, ngủ không sâu giấc, lồng ngực nặng, dùng tay đấm nhẹ vào ngực thì thấy dễ chịu. Tôi rất lo lắng không biết là hiện tượng gì và điều trị thế nào?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Dùng tay đấm vào ngực dễ chịu thì thường không phải là đau ngực do bệnh tim mạch, có thể là do tổn thương ở phần xương ức và xương sườn, hoặc do trào dịch dạ dày. Phải đi thăm khám lại, chụp X-quang vùng ngực, soi dạ dày,.. mới xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Câu hỏi từ bạn Nhất Duy, 58 tuổi: Tôi bị huyết áp cao 140/95. Thỉnh thoảng nặng ngực trái, hoặc trong lồng ngực sau ức... bị viêm hang vị. Nhưng không bị đau ngực khi gắng sức. Xin giáo sư cho lời khuyên. Xin cảm ơn!
GS.TS Phạm Gia Khải:
Theo tôi triệu chứng đau ngực của bạn nhiều khả năng đau ngực là do bệnh dạ dày, viêm hang vị, vì vậy cần phải điều trị tốt bệnh lý này. Còn chỉ số huyết áp như vậy là cao, vẫn cần dùng thuốc, kết hợp ăn uống lành mạnh, ăn giảm muối, giảm mỡ và tập thể dục đều đặn để kiểm soát tốt huyết áp.
Ban tổ chức chương trình hy vọng rằng, từ những giải đáp của Gs Phạm Gia Khải trong chương trình giao lưu trực tuyến, quý độc giả có thể có thêm nhiều kiến thức hữu ích để giúp kiểm soát tốt bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim và phòng tránh được các rủi ro từ căn bệnh này.
Bạn có thể xem lại phần 1 của chương trình giao lưu tại đây
http://suytim.infom.vn/chia-se/tu-van-truc-tuyen-ve-benh-mach-vanh-thieu-mau-co-tim-.html
Thông tin cho bạn:
Tpcn Ích Tâm Khang giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực. Đây là sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh tim mạch đầu tiên tại Việt Nam được Tạp chí quốc tế (Tạp chí Khoa học đời sống toàn cầu của Canada) đăng tải kết quả nghiên cứu.
Các thuật ngữ phổ biến về bệnh mà bạn nên xem
Bệnh mạch vành là gì? Cách điều trị hiệu quả
Tăng huyết áp - Nguyên nhân, triệu chứng và các mối liên quan
Tpcn Ích Tâm Khang giúp giảm khó thở, mệt mỏi do tim
Tổng quan về đau thắt ngực
Đặt stent mạch vành và những câu hỏi thường gặp