Bệnh thấp tim là nguyên nhân hàng đầu gây hẹp, hở van tim ở người trẻ. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực thấp tim có ý nghĩa rất quan trọng, giúp giảm thiểu các biến chứng của bệnh.
Thấp tim do liên cầu nhóm A là nguyên nhân chính gây hở van tim ở trẻ nhỏ.
Thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn xuất hiện sau khi liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nhiễm khuẩn đường họng miệng. Trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi bị viêm đường hô hấp trên do liên cầu, nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể tiến triển thành thấp tim, hay còn gọi là bệnh tim do thấp, hay thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp.
Thấp tim rất phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bệnh thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 5 - 15 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ nam và nữ là như nhau.
Sau khi nhiễm liên cầu khuẩn, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng viêm họng, sốt cao hoặc sốt vừa, nuốt đau, ho, hạch dưới hàm sưng đau. Mức độ viêm họng có thể từ viêm nhẹ, thoáng qua đến viêm nặng, kèm theo sưng amidan. Nếu không được điều trị tốt, sau khoảng 5 - 15 ngày, các dấu hiệu của thấp tim sẽ bắt đầu xuất hiện, bao gồm:
Viêm đa khớp, đau khớp là biểu hiện hay gặp nhất trong thấp tim, xảy ra ở khoảng 80% người bệnh. Vị trí viêm thường xuất hiện ở các khớp lớn, khớp nhỡ như khớp gối, khớp cổ chân, khớp cổ tay, khuỷu, vai… Người bệnh sẽ thấy sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp, tràn dịch khớp nhưng không hóa mủ.
Viêm có tính chất không đối xứng và di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Thời gian viêm mỗi khớp thường dao động trong khoảng 3 - 5 ngày, không quá 10 ngày và thường tự khỏi hoặc khỏi nhanh nếu dùng thuốc kháng viêm và corticoid.
Viêm khớp trong thấp tim thường không để lại di chứng nào như teo cơ, dị dạng khớp, cứng khớp…
Viêm tim là một biểu hiện bệnh lý nặng, nguy hiểm nhất của thấp tim và khá đặc hiệu. Có khoảng 41-83% số bệnh nhân thấp tim có biểu hiện viêm tim như viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim, viêm cơ tim hoặc viêm tim toàn bộ.
Nếu viêm tim nhẹ người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh và đau ngực. Trong trường hợp viêm tim nặng, người bệnh sẽ thấy khó thở, phù mặt và hai chân, điện tim to, nhịp tim nhanh, rối loạn dẫn truyền, có các tiếng thổi, gan to và đau.
Viêm cơ tim cũng là một biểu hiện đặc trưng của bệnh thấp tim
Nốt dưới da (hạt Meynet, hạt thấp dưới da) có thể gặp ở khoảng 20% số bệnh nhân thấp tim. Đây là những nốt có đường kính khoảng từ 0,5 - 2 cm, cứng, di động và không đau, xuất hiện ở ngay trên các khớp lớn hoặc quanh các khớp, thường tự biến mất sau khoảng vài ngày.
Múa giật Sydenham (hay rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn cảm xúc) gặp ở khoảng 30% bệnh nhân. Đây là một trong những triệu chứng muộn của thấp tim. Triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng 3 tháng sau khi viêm đường hô hấp trên và mất đi sau 2-3 tháng.
Nguyên nhân là do tổn thương thấp ở hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn vận động quá mức. Ban đầu, các biểu hiện có thể là khó viết, khó nói hoặc khó đi lại, xuất hiện các động tác dị thường, vô thức ở một chi hay nửa người. Sau đó, những động tác múa giật tăng lên, nhận thấy rõ khi vận động, gắng sức hay xúc động và thường giảm hoặc mất đi khi ngủ, nghỉ.
Đây là một loại ban trên da hình tròn đường kính 1 - 3cm, có màu hồng và khoảng tái ở giữa, không ngứa. Ban vòng thường xuất hiện ở bụng, thân mình, đùi, mặt trong của cánh tay và không bao giờ ở mặt.
Hồng ban vòng là một dấu hiệu ít gặp nhưng khá đặc hiệu trong thấp tim, thấy ở khoảng 5% các trường hợp. Ban xuất hiện nhanh và mất đi nhanh sau vài ngày không để lại dấu vết.
Nếu có hồng ban vòng sau viêm họng, bạn rất có thể đã bị thấp tim.
Ngoài các biểu hiện trên, thấp tim còn có một số dấu hiệu phụ khác, bao gồm:
Những dấu hiệu này không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thấp tim.
Bệnh thấp tim nguy hiểm bởi có thể gây các biến chứng nặng nề ở não, tim, khớp, da Đặc biệt ở tim, thấp tim để lại những hậu quả kéo dài như viêm tim, dày dính van tim, hẹp hở van tim (hay còn gọi là thấp khớp đớp tim). Lâu dần sẽ dẫn tới suy tim, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, thậm chí tử vong.
Đợt thấp tim cấp thường kéo dài khoảng 2 - 3 tuần. Trong giai đoạn cấp, thấp tim có thể gây rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim cấp... kèm theo các triệu chứng khác ở da, khớp, thần kinh, nặng hơn có thể gây tử vong.
Nhìn chung, khoảng 75% trường hợp thấp tim cấp tiến triển tốt sau 6 tuần điều trị. Nhưng sau đó, bệnh nhân hay mắc các đợt thấp tim tái phát, đặc biệt trong vòng 2 năm đầu tiên. Sau 5 năm khả năng tái phát thấp hơn. Mỗi lần tái phát như vậy, thương tổn ở các van tim lại nặng lên (các lá van bị dày lên, xơ cứng và vôi hóa van tim; mép van có thể bị dày, dính) dẫn tới bệnh van tim do thấp, thường là hẹp van tim 2 lá, hở van tim 2 lá, hở van động mạch chủ…
Biến chứng thường gặp nhất của bệnh thấp tim là hở van 2 lá.
Để điều trị thấp tim, bạn cần phải loại bỏ ngay sự có mặt liên cầu. Theo đó có 2 chiến lược quan trọng để điều trị bệnh thấp tim trong giai đoạn cấp:
- Dùng kháng sinh liên tục trong vòng 10 ngày đầu. Thuốc kháng sinh để điều trị bệnh thấp tim đầu tay là penicillin. Nếu người bệnh bị dị ứng với penicillin sẽ được chỉ định dùng một số loại kháng sinh khác.
- Tiêm penicillin chậm hàng tháng hoặc cứ mỗi 3 tuần trong vài năm tiếp theo để dự phòng thấp tim. Liều tiêm sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị triệu chứng nếu có bằng các thuốc chống viêm, thuốc điều trị suy tim, thuốc điều trị triệu chứng múa giật. Nếu bị viêm tim nặng có thể sẽ dùng nhóm thuốc corticoid.
Để tăng hiệu quả điều trị thấp tim, người bệnh thấp tim cần nghỉ ngơi tuyệt đối, cho đến khi mạch và tốc độ máu lắng trở về bình thường. Ăn nhẹ, giữ ấm, theo dõi chặt chẽ tim, mạch, nhiệt độ, cân nặng, hàng tuần xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng và ghi điện tim. Đồng thời ngừng các vận động thể dục thể thao gắng sức trong vòng 6 tháng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thấp tim là do nhiễm liên cầu khuẩn điều trị không dứt điểm. Ngoài ra, còn có những yếu tố thuận lợi khác là cơ địa và giữ gìn vệ sinh không tốt.
Vì vậy, để phòng thấp tim ở trẻ em hiệu quả, chúng ta cần giáo dục cho trẻ giữ gìn vệ sinh và không để nhiễm lạnh. Hàng ngày, cần vệ sinh răng, miệng, tai, mũi, họng, tránh để mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên. Khi có các dấu hiệu viêm họng, viêm mũi, viêm tai, viêm amidan, viêm xoang… nên đưa trẻ đi khám để phát hiện và giải quyết sớm các ổ nhiễm khuẩn.
Điều trị sớm và triệt để viêm nhiễm đường hô hấp là cách bảo vệ trẻ khỏi thấp tim.
Nếu phát hiện nguyên nhân viêm họng là do liên cầu khuẩn nhóm A, trẻ sẽ cần phải điều trị dự phòng thấp cấp.
- Phòng thấp cấp I: Tùy thuộc cơ địa và điều kiện kinh tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp: thuốc mang lại hiệu quả và giá rẻ, hoặc thuốc thay thế trong trường hợp người bệnh dị ứng... Việc điều trị kịp thời và hợp lý giúp ngăn ngừa liên cầu khuẩn xâm nhập tim gây thấp tim.
- Phòng thấp cấp II: Nếu đã bị thấp tim, người bệnh cần tuân thủ triệt để theo chương trình “phòng thấp cấp 2” do bác sĩ chỉ định. Thời gian điều trị dự phòng phụ thuộc vào lứa tuổi và tình trạng bệnh của mỗi người, thường ít nhất là 5 năm sau đợt điều trị tấn công. Nếu thấp tim không có viêm tim và không có di chứng van tim thì thời gian dự phòng tối thiểu là 5 năm và tốt nhất đến năm 18 tuổi. Còn với thể tổn thương nặng, đã có di chứng van tim thì nên phòng thấp suốt đời (khuyến cáo ít nhất đến năm 45 tuổi).
Hãy thật kiên trì và tuân thủ điều trị theo yêu cầu của bác sĩ, vì chỉ một sự chủ quan cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường cho trái tim của bạn về sau.
Song song với các thuốc điều trị, người bệnh thấp tim nên sử dụng kết hợp với thực phẩm hỗ trợ để phòng ngừa sớm các bệnh lý về van tim và biến chứng tim mạch khác.
Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm nổi bật trong dòng TPCN hỗ trợ điều trị người hẹp hở van tim, bệnh tim mạch. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là sản phẩm duy nhất được kiểm chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả và được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014.
Theo nghiên cứu, Ích Tâm Khang giúp tăng cường chức năng tim, tăng cường lưu thông máu và giúp tim co bóp ổn định, nhịp nhàng nên làm giảm áp lực lên van tim. Nhờ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hẹp hở van tim hiệu quả, tránh van tim hẹp hở nặng hơn và nguy cơ phẫu thuật sau này.
Lắng nghe chia sẻ của bà Huệ (Hồ Chí Minh) trong video dưới đây để thấy được cảm nhận thực tế của người bệnh van tim sau khi sử dụng Ích Tâm Khang::
Bà Huệ chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát hở van 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ
Xem thêm: Chia sẻ của nhiều người bệnh hẹp, hở van tim
Viêm họng do liên cầu khuẩn nếu không được điều trị tốt có thể tiến triển thành thấp tim. Vì vậy, nếu bạn thấy có các dấu hiệu đau khớp sau một đợt viêm họng thì nên nghĩ tới bệnh thấp tim và đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng van tim sau này.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Danh sách bình luận
Để chỉ định thay van tim bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ tổn thương van tim của bạn hiện tại như thế nào, biểu hiện do hẹp van tim gây ra... Nếu van tim bị vôi hoá nhiều không còn thành mảnh và sức khỏe của bạn mệt mỏi, khó thở thường xuyên thì bác sĩ sẽ chỉ định thay van tim. Còn hiện tại bác sĩ đang cho bạn sử dụng thuốc điều trị tức là khả năng hoạt động của vạn vẫn tốt. Để cải thiện các biểu hiện do hẹp van gây ra ngoài việc sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ kết hợp để độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý bạn sử dụng ngay sản phẩm Ích Tâm KHang với liều 4v/ngày chia 2 lần. Sản phẩm có tác dụng hoạt huyết giảm độ sánh nhớt của máu giúp máu qua chỗ van chít hẹp được tốt hơn. Ngoài ra khi sử dụng thường xuyên còn giúp làm chậm tiến trình của bệnh và phòng ngừa nguy cơ suy tim cho bạn.
Thân mến!