Biến chứng suy tim là hậu quả trực tiếp do bệnh gây ra, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và tuổi thọ của người mắc. Mặc dù vậy, những tiến bộ trong lĩnh vực y tế ngày nay đã giúp cải thiện và giảm thiểu đáng kể tỷ lệ tử vong ở người bệnh suy tim.
Biến chứng suy tim có thể gây ra những hậu quả nặng nề
Tiến triển của bệnh suy tim trầm trọng hơn theo thời gian. Nếu bệnh không được kiểm soát, bạn có thể gặp phải các biến chứng suy tim nguy hiểm. Gồm:
Khi bị suy tim, đặc biệt là suy tim phải, tim giảm khả năng hút máu, khiến gan phải tăng kích thước để chứa máu. Tình trạng này kéo dài làm gan bị tổn thương nghiêm trọng và khó có khả năng hồi phục, gây xơ gan, cuối cùng suy gan. Suy gan gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa và tổng hợp các chất cần thiết trong cơ thể, từ đó có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng…
Khả năng bơm máu của tim bị giảm sút có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có thận. Thận không được cung cấp đầy đủ máu nên giảm chức năng lọc, đào thải độc tố, muối và nước ra khỏi cơ thể. Hậu quả khiến cho một lượng lớn muối bị giữ lại, gây tăng huyết áp, dẫn tới tình trạng phù nề ở người bệnh suy tim. Các nghiên cứu cho thấy, khi chức năng thận suy giảm ngược lại làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch, tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong ở người bệnh suy tim.
Các cơ quan bị giảm tưới máu dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng gây rối loạn hoạt động. Nguyên nhân bởi thận là cơ quan sản xuất hormone tạo hồng cầu trong tủy xương. nên khi chức năng thận bị suy giảm, cơ thể không được sản xuất đầy đủ hormon này dẫn tới tình trạng thiếu máu. Ngược lại, chính thiếu máu cũng khiến cho diễn tiến bệnh suy tim ngày càng thêm nghiêm trọng.
Khi chất lỏng bị tích tụ trong phổi, nó sẽ gây ra tình trạng phù phổi cấp với các triệu chứng nghiêm trọng, dẫn đến suy hô hấp gây tử vong hoặc ngừng tim do thiếu oxy máu. Những dấu hiệu này có thể phát triển đột ngột hoặc tích tụ dần trong vài ngày:
- Người bệnh ho khạc, có thể ho ra bọt màu hồng.
- Người bệnh cảm giác đột ngột khó thở dữ dội, khó khăn khi hít vào thở ra, phải ngồi dậy thở, thở nhanh, co kéo các cơ ở vùng cổ ngực, giống như họ đang chết đuối. Vì vậy mà phù phổi cấp còn được gọi là chết đuối trên cạn.
- Bị kích động: Bệnh nhân có thể vật vã, kích thích thậm chí là la lối. Có thể được mô tả giống như lời “cầu cứu khi chết đuối ở trên cạn”
- Da nhợt nhạt hoặc tím tái do thiếu oxy trầm trọng.
- Các triệu chứng kèm theo khác như: Đau ngực, sốt cao, phù, nổi sang thương da …
Người bệnh suy tim có thể bị nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường, dẫn đến nguy cơ đột quỵ, nhồi máu, nguy hiểm nhất là chứng rung tâm nhĩ gây ngưng tim, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Với các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp như:
− Rung tâm nhĩ: Gây cảm giác tim đập nhanh bất thường, đánh trống ngực, khó thở, đau tức ngực, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có năng lượng hoạt động. Rung tâm nhĩ có thể dẫn tới cơn đột quỵ não hoặc nhồi máu cơ tim cấp đặc biệt nguy hiểm.
− Block nhánh trái: Xảy ra khoảng 30% người bệnh suy tim.
− Nhịp tim nhanh thất và rung thất: Khi chức năng tim bị suy giảm đáng kể, tình trạng nhịp tim nhanh thất có thể xuất hiện đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Lúc này, nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải đặt máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim.
Chức năng bơm máu của tim bị suy giảm khiến một lượng máu bị ứ lại tại các buồng tim. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các tế bào máu kết dính với nhau, tạo thành cục máu đông. Cục máu đông theo dòng máu lên phổi dẫn tới thuyên tắc động mạch phổi với các triệu chứng khó thở; đau ngực kiểu màng phổi đột ngột như đau tăng khi ho hắt hơi, ăn uống, hít sâu, vặn mình, không giảm khi nghỉ ngơi. Một số bệnh nhân lại có các triệu chứng như thay đổi huyết động nặng nề, tụt huyết áp, sốc, hôn mê hay ho ra máu. Ngoài ra, chúng cũng có thể theo lòng mạch gây tắc nghẽn tại mạch máu não, dẫn tới đột quỵ.
Một nửa người bị suy tim có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng rối loạn hơi thở xảy ra về ban đêm. Nếu suy tim tiến triển nặng dần, chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh không thể thở được, bị thức giấc trong cơn hoảng loạn. Điều trị bằng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) có thể cần thiết với những người bị suy tim và ngưng thở khi ngủ.
Các van tim có nhiệm vụ giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định. Khi bị suy tim, theo thời gian tim phải gắng sức để bù lượng máu bị thiếu hụt khiến cho các buồng tim bị giãn ra hoặc dày lên. Từ đó làm thay đổi cấu trúc van tim, khiến các dây chằng xung quanh van tim bị thay đổi, làm hỏng van gây ra bệnh van tim.
Biến chứng của suy tim hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bằng các phương pháp điều trị, trong đó có TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, hồi hộp, đau thắt ngực, đánh trống ngực) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Hãy gọi ngay số 0983.103.844 để biết thông tin chi tiết.
Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết: Một số các biến chứng suy tim mà bạn cần phải biết sớm để phòng ngừa hiệu quả qua video sau:
Các biến chứng suy tim nguy hiểm cần phòng ngừa sớm - Bác sĩ Nguyễn Đình Hiến tư vấn
Tim suy yếu, chức năng co bóp tống máu bị suy giảm dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng tới các cơ quan trong hệ tiêu hóa, gây ra rối loạn chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa, tắc nghẽn đường tiêu hóa. Do đó, khả năng xử lý và hấp thu chất dinh dưỡng bị giảm sút. Lúc này, người bệnh gặp phải các triệu chứng như: đầy hơi, buồn nôn, nôn, táo bón và đau bụng trên.
Khi bệnh trở nặng gây ra các biến chứng suy tim nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, nhận biết các dấu hiệu suy tim trở nặng giúp người bệnh điều trị kịp thời, làm tăng cơ hội sống sót. Nếu có những triệu chứng dưới đây, bạn hãy nhập viện ngay lập tức:
- Mệt mỏi triền miên, đuối sức vào cuối ngày.
- Khó thở ngay cả khi đi bộ, triệu chứng sẽ nặng hơn khi gắng sức hoặc khi nằm thấp và vào ban đêm, tăng dần về mức độ và cường độ. Người bệnh có thể phải dùng một hoặc hai chiếc gối kê cao đầu để ngủ dễ hơn. Bạn có thể gác cao chân để tăng lượng máu trở về tim.
- Đau đầu và chóng mặt: Người bệnh có cảm giác liêng biêng kèm theo huyết áp thấp. Một số trường hợp nghiêm trọng như ngất và sốc tim cũng có thể xảy ra, đe dọa đến tính mạng.
- Lo lắng, bất an: Chính là cảm giác bâng khuâng, bồn chồn và đánh trống ngực.
- Ho: Ho không ngừng vào ban đêm, ho nhiều hơn khi nằm, ho do suy tim có thể kèm theo bọt trắng, đờm đỏ và thậm chí là đờm bọt màu hồng.
- Phù chi: Phù mắt cá chân, phù bụng, phù mềm ấn lõm là những triệu chứng điển hình khi suy tim tiến triển nặng. Trong một số ít trường hợp có thể gây phù tĩnh mạch cổ. Phù trong suy tim thường khiến cân nặng người bệnh tăng lên đột ngột do cơ thể tích nước và người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn. Cảm nhận rõ nhất chính là quần áo và giày dép đang sử dụng hàng ngày bỗng có cảm giác bị chật.
Cần cảnh trọng với những cảnh báo cho thấy suy tim đang tiến triển tồi tệ hơn
Lo lắng không phải là cách giúp bạn sống lâu hơn khi bị suy tim. Do đó, thay vì lo lắng, hãy chủ động áp dụng những giải pháp điều trị sau đây nhằm giảm thiểu biến chứng của bệnh suy tim và cải thiện chất lượng sống.
− Không hút thuốc lá
− Kiểm soát tốt huyết áp, bệnh tiểu đường (nếu mắc kèm)
− Thường xuyên luyện tập thể dục với các bài tập thể dục cho người suy tim.
− Duy trì cân nặng khỏe mạnh
− Áp dụng chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim dựa trên nguyên tắc chung là tăng cường chất xơ, giảm muối, giảm thiểu chất béo và chia nhỏ lượng protein trong các bữa ăn.
Xem thêm: Chế độ ăn giảm muối cho bệnh nhân suy tim
Người bệnh cần được sử dụng thuốc điều trị suy tim suốt đời bởisuy tim là bệnh lý mãn tính. Tuân thủ điều trị không chỉ giúp cải thiện triệu chứng suy tim mà còn giúp trái tim khỏe mạnh hơn. Từ đó giúp sống lâu hơn và giảm nguy cơ tử vong đột ngột.
Những trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị, người bệnh cần được can thiệp phẫu thuật tùy theo nguyên nhân gây suy tim.
Nếu bệnh suy tim của bạn xuất hiện do bệnh mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch hay đặt stent là cần thiết. Tương tự với người bị suy tim do hỏng van, phương pháp can thiệp sẽ là sửa hay thay van nhân tạo. Người bị rung nhĩ hoặc rung thất có thể cần sử dụng máy khử rung tim cấy ghép dưới da hoặc điều trị bằng biện pháp tái đồng bộ cơ tim. Lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, các bệnh mắc kèm và kinh tế của bạn.
Suy tim là bệnh mạn tính, là cuộc chiến dài hơi đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong điều trị. Các giải pháp đem lại hiệu quả lâu dài cho người bệnh là hết sức cần thiết, trong đó có TPCN Ích Tâm Khang.
TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất cho người suy tim hiện nay đã có nghiên cứu lâm sàng cho hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, hồi hộp, đau thắt ngực, đánh trống ngực) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Hiệu quả này đã được tạp chí Khoa học toàn cầu Canada đăng tải năm 2014.
GS Phạm Gia Khải – Nguyên chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết: Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang quả là một tín hiệu đáng mừng trong công cuộc ngăn chặn và đẩy lùi hậu quả do suy tim gây ra.
Giáo sư Phạm Gia Khải đánh giá hiệu quả Ích Tâm Khang với người bệnh tim mạch
Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh suy tim thoát “án tử” sau khi dùng Ích Tâm Khang.
Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY
Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất:
Thay vì lo sợ biến chứng suy tim có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề, hãy cố gắng chủ động hơn trong vấn đề điều trị, theo dõi tiến triển của bệnh để có phương án phòng ngừa ngay từ sớm. Điều may mắn luôn mỉm cười với tất cả mọi người, chỉ cần bạn cố gắng đến cùng. Tìm kiếm thêm những sản phẩm giúp nâng cao hiệu quả điều trị suy tim như Ích Tâm Khang cũng có thể là phép nhiệm màu giúp bạn ngăn chặn biến chứng của suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Nguồn: universityhealth.org healthplus.vn webmd.com mayoclinic.org
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng
[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]
Danh sách bình luận
Yếu tốt tâm lý stress căng thẳng, lo lắng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Để cải thiện biểu hiện bạn đang gặp ngoài việc sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ (nếu có) thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, giảm bớt căng thẳng lo lắng nhiều, sắp xếp lại công việc hợp ý và tập hít sâu thở chậm,... Ngoài ra để giúp tăng cường tuần hoàn mạch vành tốt hơn bạn nên sử dụng kết hợp sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4v/ngày: 2 lần. Sau 3 -4 tháng khi các biểu hiện được cải thiện bạn giảm xuống duy trì liều 2v hoặc sử dụng theo đợt hàng năm để giúp tăng cường sức khoẻ cho tim mạch của mình tốt hơn.
Thân mến1
Với trường hợp của bác hiện tại chức năng tim đã giảm nên gây ra biểu hiện mệt mỏi, khó thở, phù ...Vì vậy để cải thiện biểu hiện trên ngoài thuốc điều trị bạn lưu ý bác chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, tăng cường nhiều rau xanh, chất xơ, vận động nhẹ nhàng, không sử dụng đồ uống có ga, có cồn, kiểm soát tốt chỉ số HA... Ngoài ra bạn để ba sử dụng ngay sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4v/ngày: 2 lần. Sản phẩm có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn cải thiện biểu hiện mệt mỏi, khó thở,...Đồng thời khi sử dụng thường xuyên sản phẩm còn giúp cung cấp năng nuôi dưỡng tế bào cơ tim tốt hơn nên làm chậm tiến trình suy tim, ổn định HA. Đã có nhiều bệnh nhân suy tim sau khi sử dụng Ích Tâm Khang sức khỏe được cải thiện tốt. Bạn lắng nghe một trong những bệnh nhân như vậy qua Clip sau: https://www.youtube.com/watch?v=nqM8vTuFrgY&t=1s.
Thân mến!
Với bệnh nhân tim mạch sau khi sử dụng Ích Tâm Khang sức khoẻ được cải thiện tốt thì có thể giảm xuống duy trì dùng liều 2v/ngày. Tuy nhiên bạn đang bị suy tim độ 4 thì tốt nhất bạn duy trì sử dụng liều 4v/ngày là tốt nhất bạn nhé. Sản phẩm không ảnh hưởng đến chức năng khác nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng lâu dài bạn nhé.
Thân mến!