Hẹp van động mạch phổi có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị?

A- A+

Hẹp van động mạch phổi có thể gây khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, mệt mỏi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời. Bằng cách hiểu rõ hẹp van động mạch phổi có nguy hiểm không cùng các thông tin khác về bệnh lý này, bạn sẽ tránh được rủi ro về sức khỏe.

Van động mạch phổi là một trong 4 van tim đảm nhiệm chức năng đóng mở giúp máu ra vào tim. Van động mạch phổi có cấu tạo hai lá mỏng, giống như van 2 lá.

Trong mỗi nhịp tim đập, van mở ra khiến máu được đẩy ra khỏi tim qua động mạch phổi, lên phổi để trao đổi khí. Kết thúc nhịp đập, van đóng lại để ngăn ngừa máu chảy ngược về tim. Khi xảy ra hẹp van tim, một hoặc cả hai lá van bị lỗi hoặc quá dày, các van không mở đúng cách khiến lưu lượng máu lưu thông qua tim không đủ.

Hẹp van động mạch phổi là gì?

Hẹp van động mạch phổi (Pulmonary valve stenosis) là tình trạng biến dạng tại van động mạch phổi hoặc các vị trí ở trên/dưới van, làm dòng máu từ tim đến phổi bị chậm lại. Hiểu đơn giản, đây là trường hợp van động mạch phổi đóng mở không đúng cách hoặc không đủ rộng, dòng máu lưu thông giữa tim và phổi bị chậm lại.

Thông thường, tim bơm máu lên phổi để thực hiện quá trình trao đổi khí (thải CO2, nhận O2), sau đó trở về tim trước khi được bơm đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tế bào. Van động mạch phổi bị hẹp làm ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi khí này, từ đó làm giảm lượng oxy trong máu để cung cấp tới các cơ quan.

Van động mạch phổi mở không hết do hẹp làm giảm lượng oxy trong máu

Van động mạch phổi mở không hết do hẹp làm giảm lượng oxy trong máu

Nguyên nhân hẹp van động mạch phổi

Hầu hết các trường hợp bị bệnh hẹp van động mạch phổi đều có nguyên nhân xuất phát từ các dị tật tim bẩm sinh (hẹp van ĐMP ở trẻ sơ sinh). Nếu trẻ được phát hiện bị hẹp van phổi cần phải thực hiện thêm các kiểm tra cận lâm sàng để phát hiện sớm những rủi ro khác trên tim. 

Đối với người lớn, tình trạng hẹp van động mạch phổi có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác ngoài dị tật tim bẩm sinh. Ví dụ như:

  • Hội chứng Carcinoid: Khiến cho van tim bị dày lên, không hoạt động được bình thường.
  • Thấp khớp: Những người bị thấp khớp nếu bị nhiễm trùng vi khuẩn liên cầu có thể làm tổn thương đến van tim, trong đó có van động mạch phổi
  • Hội chứng Noonan: Rối loạn di truyền làm cho thể chất của người bệnh chậm phát triển, từ đó có những dị tật ở tim, có thể làm van động mạch phổi bị hẹp.

Dấu hiệu hẹp van động mạch phổi

Các triệu chứng của hẹp van động mạch phổi rất khác nhau, phụ thuộc vào mức độ hẹp. Hầu như các trẻ bị hẹp van tim động mạch phổi mức độ nhẹ sẽ không có triệu chứng, trẻ hoàn toàn có thể chung sống với căn bệnh này. Khi nghe tim của những trẻ bị hẹp van mức độ nhẹ, bác sĩ có thể thấy tiếng rì rào nhẹ hoặc tiếng thổi tim.

Với trẻ nhỏ và người lớn bị hẹp van mức độ trung bình hoặc nặng, các triệu chứng sẽ xuất hiện khi gắng sức, bao gồm: tức ngực, khó thở, ngất xỉu, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chậm lớn, tăng cân chậm. Ngoài ra, một số người bệnh sẽ có biểu hiện chướng bụng, da xanh xao hoặc xanh tím.

Tức ngực, khó thở là một trong những triệu chứng của hẹp van động mạch phổi

Tức ngực, khó thở là một trong những triệu chứng của hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi có nguy hiểm không?

Hep van động mạch phổi không phải vấn đề nghiêm trọng nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên khi van động mạch phổi bị hẹp nặng, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị (đặc biệt là ở trẻ nhỏ).

Một số biến chứng hẹp van động mạch phổi nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng do viêm nội tâm mạc: Do tình trạng hẹp van làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lớp lót bên trong tim (nội tâm mạc)
  • Phì đại tâm thất phảisuy tim: Khi bị hẹp động mạch phổi nặng, tâm thất phải sẽ phải bơm với lực mạnh hơn để tăng lượng máu vào động mạch phổi, về lâu dài cơ tâm thất sẽ dày lên, làm tăng diện tích buồng tâm thất, hậu quả gây phì đại tâm thất rồi suy tim. Tình trạng này khiến tim khó bơm máu lên phổi và lấy máu từ cơ quan về tim, khiến người bệnh thấy khó thở, mệt mỏi, phù tay chân, đau ngực.
  • Rối loạn nhịp tim: Xảy ra do hẹp van ảnh hưởng đến lượng máu ra vào tim, khiến cho hệ thần kinh tim bị kích thích, làm cho tim đập nhanh bất thường.

Nghiên cứu cho thấy, sử dụng sớm viên uống thảo dược Ích Tâm Khang có thể giúp ngăn chặn hở van động mạch phổi nặng lên, trì hoãn phải thay van. Nhiều người bệnh hở van tim đã sử dụng giải pháp này và không còn nỗi lo phải can thiệp phẫu thuật. Hãy gọi tới số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Chẩn đoán hẹp van động mạch phổi như thế nào?

Ban đầu, các bác sĩ sẽ sử dụng  ống nghe để kiểm tra tiếng thổi tim, bệnh hẹp van động mạch phổi sẽ tạo nên những tiếng rít bất thường, ngoài ra sẽ có thêm tiếng thổi tim giống với tiếng lách cách, rít theo từng hồi. Đây chính là những triệu chứng thực thể ban đầu của bệnh hẹp ĐMP. .

Sau đó, các bác sĩ sẽ cho tiến hành thêm những kiểm tra cận lâm sàng khác để có thể chẩn đoán được chính xác hơn. Những kiểm tra này có thể bao gồm: Đặt ống thông tim, chụp X-quang ngực, siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ MRI tim. điện tâm đồ (ECG).

Khi mắc hẹp van động mạch phổi hay những bệnh tim mạch khác, người bệnh buộc phải chấp nhận sống chung với chúng cả đời. Chính vì vậy, việc lựa chọn một cơ sở y tế tốt để thăm khám thường xuyên là điều mà ai cũng quan tâm. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám bệnh van tim - van động mạch phổi trong danh sách dưới đây:

Thông tin hữu ích cho bạn: Những địa chỉ khám tim mạch uy tín tại Việt Nam

Hãy chủ động thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ bị hẹp van động mạch phổi

Hãy chủ động thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu nghi ngờ bị hẹp van động mạch phổi

Khi nào cần điều trị hẹp van động mạch phổi?

Bệnh nhân hẹp van động mạch phổi mức độ nhẹ có thể sống khỏe mạnh mà không cần điều trị bằng thuốc hay can thiệp, phẫu thuật. Ở các giai đoạn sau, khi các triệu chứng bất thường đã xuất hiện, người bệnh thường được chỉ định một số phương pháp như: dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật, thay đổi lối sống kết hợp với thảo dược hỗ trợ.

Các cách điều trị hẹp van động mạch phổi

Người bệnh hẹp van động mạch chủ sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp dưới đây. Trong đó thuốc và các giải pháp không dùng thuốc luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Chỉ các trường hợp nặng mới phải can thiệp phẫu thuật.

Điều trị hẹp van động mạch phổi bằng thuốc

Với các trường hợp từ trung bình đến nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để làm giảm triệu chứng như:

  • Thuốc tăng lưu lượng máu qua tim
  • Thuốc cường tim
  • Thuốc ngăn ngừa đông máu
  • Thuốc lợi tiểu để loại bỏ chất lỏng dư thừa
  • Thuốc trị nhịp tim bất thường.

Ngoài ra, một số người bệnh được chỉ định thêm kháng sinh dự phòng để tránh nhiễm khuẩn viêm nội tâm mạc, đặc biệt là những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính…

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây Y, nhiều chuyên gia khuyến cáo người bệnh có thể kết hợp thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để tăng hiệu quả điều trị. Điển hình trong đó phải kể đến TPCN Ích Tâm Khang.

Lợi thế lớn nhất giúp Ích Tâm Khang được nhiều chuyên gia đánh giá cao cũng như người bệnh tin dùng là hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện 103. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada - một trong những tạp chí uy tín hàng đầu trên thế giới.

Theo đó, Ích Tâm Khang giúp giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm tần suất nhập viện, tăng cường chức năng tim, giảm rủi ro biến chứng cho người bệnh tim mạch nói chung và hẹp van động mạch phổi nói riêng.

Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh bị hẹp van tim đã cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt, không còn khó thở, mệt mỏi,ho, phù do hẹp van tim trong video sau:

Ông Hoành (Khánh Hòa) chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát hẹp van với Ích Tâm Khang

Thông tin cho bạn: Nguồn gốc, thành phần, review, đánh giá về TPCN Ích tâm Khang

Can thiệp, phẫu thuật điều trị hẹp van động mạch phổi

Khi van động mạch phổi bị hẹp nặng, người bệnh không đáp ứng với thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định sửa van hoặc thay van:

  • Sửa van động mạch phổi bằng bóng (valvuloplasty): Được thực hiện khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc và không mắc các khuyết tật tim khác. Thông qua động mạch bẹn, bác sĩ đưa một ống dẻo có bóng nhỏ ở đầu lên tim với sự hướng dẫn của hình ảnh trên X-quang. Khi đến vị trí hẹp van, bóng được bơm lên để nới rộng van động mạch phổi.
  • Phẫu thuật tim mở lồng ngực để sửa van hoặc thay van động mạch phổi: Trong một số ca bệnh khó, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp này để thay hoặc sửa van. Một van nhân tạo thay thế sẽ có tuổi thọ khoảng vài chục năm. Tuy nhiên, phẫu thuật mở lồng ngực luôn mang nhiều nguy cơ rủi ro lớn như mất máu, nhiễm trùng, đông máu, có thể là tử vong.

Chế độ ăn, tập luyện cho người bị hẹp van động mạch chủ

Bên cạnh thuốc và giải pháp hỗ trợ điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh hẹp van động mạch phổi.. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Ăn nhạt, ăn giảm muối để tránh tăng gánh nặng cho tim.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có lợi cho tim như ngũ cốc, thịt nạc, thịt gà, cá; ăn hạn chế thịt đỏ, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
  • Tập thể dục bằng các môn vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, yoga, đạp xe.

Ngoài ra, người bệnh hẹp van động mạch phổi cần tránh lo lắng, căng thẳng, ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày.

Nhìn chung, hẹp van động mạch phổi ở mức độ nhẹ sẽ không phải là vấn đề nghiêm trọng, bạn, chỉ cần duy trì t lối sống lành mạnh và biết chăm sóc tim hiệu quả. Còn nếu bạn thấy các triệu chứng hẹp van động mạch phổi xuất hiện rõ rệt hoặc đã được điều trị nhưng có dấu hiệu tái phát thì cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu có băn khoăn về bệnh hẹp van động mạch phổi hoặc các bệnh tim mạch khác, bạn có thể gọi đến tổng đài 0983.103.844 để được các chuyên gia giải đáp.

Thông tin cho bạn:

BTV Hồng Ngọc

Nguồn tham khảo: http://www.nytimes.com/

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:03 17/05/2022
    Chào bạn,
    Độ nặng hay nhẹ của bệnh không chỉ dựa vào kích thước động mạch bị hẹp mà cần căn cứ vào cả triệu chứng thực tế bé gặp phải (có tăng áp lực động mạch phổi không, có tím tái, khó thở, bỏ bú, hay khóc không...) Và người có thể mang lại đánh giá chuẩn xác nhất cho bạn là bác sỹ trực tiếp thăm khám và đọc kết quả xét nghiệm của bế, vì vậy gia đình bạn nên trao đổi với bác sỹ để có được câu trả lời chuẩn xác nhất, cũng như hướng điều trị phù hợp.
    Với độ tuổi của bé và bệnh lý tim mạch mắc kèm, theo chúng tôi bạn chưa nên cho bé đi máy bay, do sự chênh lệch về áp suất cũng như môi trường có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, dễ gây tím tái, khó thở.
    Thân mến.
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    08:46 17/05/2022
    Chào bạn,
    Hẹp van động mạch phổi với từng mức độ khác nhau thì sẽ có hướng xử trí khác nhau. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của hẹp van động mạch phổi thường dùng đến chỉ số chênh áp phổi. Đối với cháu nhà bạn mức độ chênh áp là 76/60 mmHg là hẹp van động mạch phổi ở mức độ vừa. Thông thường hẹp van ở mức độ này cần điều trị bằng phương pháp nong van hay phẫu thuật tim hở. Tuy nhiên tỷ lệ thành công cao,vì thế gia đình không cần quá lo lắng.
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    16:33 16/05/2022
    Chào bạn,
    Cháu bị phối hợp nhiều bệnh tim mạch phức tạp và ở mức độ nặng. Với tình trạng bệnh này, không còn cách nào khác là cần phải theo dõi. Tiên lượng của bệnh rất bấp bênh, chúng tôi cũng không thể nói trước được điều gì. Về hướng điều trị cho cháu, khi bé đủ sức khỏe bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh hơn, tránh nguy hiểm tới tính mạng. Nếu chưa thể tiến hành phẫu thuật luôn được, cần phải theo dõi và dùng thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ. Không ai khác ngoài bác sĩ thăm khám trực tiếp cho cháu là người rõ nhất hướng điều trị, trước mắt gia đình cứ tuân thủ theo phác đồ điều trị đã được chỉ định và không quên cho cháu đi thăm khám định kỳ theo lịch hẹn hoặc khi có dấu hiệu bất thường.
    Ngoài ra để có chế độ chăm sóc cho trẻ tim bẩm sinh tốt nhất. Bạn có thể tham khảo cụ thể ở bài viết sau:
    http://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
    Chúc cháu sức khỏe.
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    16:23 13/05/2022
    Chào bạn,
    Với kết quả siêu âm tim như trên cho thấy hiện bé đang gặp phải tình trạng hẹp van động mạch phổi mức độ trung bình. Nếu ở bé đã xuất hiện các triệu chứng quấy khóc nhiều, trướng bụng, xanh xao, thở khò khè… bạn nên sớm đưa bé đi tái khám lại để được đánh giá chính xác tình trạng bệnh và có hướng xử trí phù hợp.Trong trường hợp cần thiết, các bác sỹ có thể chỉ định các thuốc nhằm giảm nhẹ triệu chứng hoặc can thiệp phẫu thuật nong van, thay van tùy theo mức độ bệnh và thể trạng của bé.
    Đối với bệnh lý này thường có nguy cơ cao phát triển các bệnh nhiễm trùng dẫn tới viêm nội tâm mạc (viêm màng trong tim). Chính vì vậy, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh và giữ ấm cho bé, tránh để bé mắc phải các nhiễm khuẩn thông thường như viêm họng, viêm phế quản… Đồng thời, cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng mềm, nếu trẻ còn bú mẹ thì cần chú ý đến chế độ ăn của mẹ bé: hạn chế ăn mặn và các thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, mỡ và gan động vật…
    Chúc bé luôn khỏe mạnh!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    13:35 12/05/2022
    Chào bạn.
    Trường hợp của bé bạn nên cân nhắc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sản là lựa chọn tốt nhất. Vì trường hợp bé bị hẹp van động mạch phổi, hở van 3 lá nặng kết hợp với sóng a đảo ngược nếu bạn giữ lại khả năng phát triển thai nhi sẽ chậm và khả năng tử vong cao. Vì vậy bác sĩ đã lựa chọn biện pháp hợp lý nhất rồi bạn nhé. Chúng tôi biết thật sự khó khăn để đưa ra quyết định nhưng đó là lựa chọn tốt nhất với trường hợp hiện nay bạn nhé.
    Thân mến!
  • Anh nguyet
    Anh nguyet
    20:05 25/09/2020
    Anh Nguyet (25/09/2020 - 01:57)Thai của em đc 22tuần, siêu âm được chuẩn đoán hẹp van động mạch phổi nặng, hở van 3 lá 4/4, có sóng a đảo ngược. Như vậy tình trạng con em có nặng lắm không ạ? Bsi sản khoa nói em cân nhắc đình chỉ, e thì không muốn, nếu e tiếp tục nuôi dưỡng, thì tiến triển có khả quan hơn ko ạ? Và hướng điều trị ntn ạ?
  • Nguyenthilâm
    Nguyenthilâm
    00:00 08/01/2018
    Chao bac si a!con gai chau sinh ngay 31th10nam2017 chau sinh đc 3,5kg,sau sinh mây tiêng be đuoc chuyên lên tuyên trên. bac si bênh viên nhi trung uong hoi chuân va kêt luân ,chau bi tim phuc tap va kêt qua siêu âm be bi thông liên thât lon xa 2van đông mach đk 18,4mm(sinh ly 1buong thât).ca hai ĐM xuât phat tu thât phai .ĐMC o phia va bên phai ĐMP.ĐMP xuât phat tu phia sau va bên trai ,giua 2DM connus.hap nang duoi van va van ĐMP đk duoi van 2,1mm PGMax 50mmhg .lô PFO3,4mm shunt2 chiêu chu yêu P T.Không ÔĐM.quai ĐMC quay trai ,khong hep eo ĐMC.Ket luân,that phai 2duong ra sinh li 1buong thât chuyên gôc đông mach ĐM Hep nang duoi van va vanĐMP.Va bac si cho be chuyên vê tinh theo doi sau 1thang nêu sông sot tai kham kiêm tra lai,hien tai be vân bu me va lên cân binh thuong ,vay chau mong bac si tu vân giup chau tinh trang bênh va huong diêu tri voi a!chau cam on
  • Nguyễn thị yến
    Nguyễn thị yến
    13:55 12/07/2017
    Chào bác sĩ!Bé nhà em siêu âm tim có kết quả: hẹp nhánh động mạch phổi.chênh ap 76/60mmhgVòng van 5.7mm thân ĐMP:5.7mmĐMp trái 3mm, ĐMp phải 3.8mmBác sĩ cho em hỏi bé nhà em như vậy có cần phải phau thuat k a. Mong bsi som hoi am a.
  • Đào thị mỹ châu
    Đào thị mỹ châu
    02:59 20/03/2017
    Bác sĩ ơi. Cho cháu hỏi ti. Bé cháu nay gần 3 tháng rồi. Nhưng bé bú rất ít. Bé duoc 3kg6 ạ. Bé sinh ở tuần 35 và năg 3kg1 nhưng vì bé thở khó nên giữ ở bệnh viện Từ Dũ 15 ngày. Lúc xuất viên 2kg8. Bé được chuẩn đoán hẹp động mạch phổi V=2. Bé bị vậy nặng hay nhẹ ạ. Bé đi được máy bay không ạ. Monh nhận được hồi âm sớm từ bác sĩ.
  • Nguyễn thị ngọc Quỳnh
    Nguyễn thị ngọc Quỳnh
    20:42 26/11/2016
    Bé cháu có kết quả siêu âm như thế này: hẹp van động mạch phổi gđ =45mgHg(bé khóc), van động mạch phổi d=13mm, dãn thân động mạch phổi các buồng tim không dãn, chức năng co bóp tim tốt, cung động mạch chủ bình thường, không cao áp phổi, không tràn dịch ngoài màng tim. Các bác sĩ cho cháu hỏi tình trạng bé hiện tại là như thế nào ạ, 4 tháng gần đây cháu bị viêm phế quản ho sổ mũi tái đi tái lại nhiều lần. Mong các bác sỹ nói rõ tình trạg hiện tại và giải pháp. Cảm ơn bác sỹ