Chụp mạch vành có nguy hiểm không? 9 điều bạn cần biết

A- A+

Chụp mạch vành là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán và điều trị bệnh mạch vành. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ xác định chính xác được vị trí và mức độ tắc hẹp của động mạch vành từ đó đưa ra được phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh. Vậy chụp mạch vành có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì khi thực hiện? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Chụp CT mạch vành là cách chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành.

Chụp CT mạch vành là cách chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành.

Chụp động mạch vành là gì?

Chụp mạch vành (hay chụp CT mạch vành, chụp mạch vành qua da) là thủ thuật sử dụng tia X để xác định hình thái động mạch vành từ đó giúp chẩn đoán các bệnh lý mạch vành như tắc, hẹp, bóc tách… Do độ chính xác cao nên hiện nay chụp mạch vành được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh tim mạch vành.

Khi nào nào cần chụp động mạch vành?

Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, có 11 trường hợp sẽ được chỉ định chụp mạch vành bao gồm:

  1. Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên.
  2. Đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. 
  3. Đau thắt ngực ổn định nhưng có nguy cơ cao, vùng thiếu máu cơ tim rộng hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả
  4. Người bệnh nghi ngờ có bệnh mạch vành hoặc đã biết trước có bệnh mạch vành. 
  5. Trước phẫu thuật tim, mạch máu lớn ở người lớn tuổi (nam > 45, nữ > 50). 
  6. Trước những phẫu thuật không phải tim mạch ở những người nghi ngờ bị bệnh mạch vành. 
  7. Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn ngoài bệnh viện. 
  8. Đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành. 
  9. Suy tim không rõ nguyên nhân. 
  10. Trường hợp phát hiện bất thường ở động mạch vành sau khi chụp cắt lớp vi tính đa dãy.
  11. Những người bệnh có rối loạn nhịp nguy hiểm (nhịp nhanh thất, block nhĩ-thất...). 

Nếu bạn đang bị bệnh tim mạch và có chỉ định chụp động mạch vành. Hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn rủi ro và các lưu ý khi thực hiện.

Chụp mạch vành có nguy hiểm không?

Chụp động mạch vành là một thủ thuật an toàn và không quá nguy hiểm. Trong quá trình thực hiện, chỉ một số rất ít người bệnh gặp các biến chứng như:

  • Chảy máu trong và sau khi thực hiện
  • Nhiễm trùng vết mổ hoặc nhiễm trùng máu
  • Sốc phản vệ với thuốc gây tê, thuốc cản quang.
  • Dị ứng hoặc tổn thương thận do thuốc nhuộm mạch.
  • Rối loạn nhịp tim, đau tim, đột quỵ
  • Xuất huyết dưới da.
  • Tổn thương mạch cách tay, mạch quay
  • Tắc, vỡ hoặc thủng động mạch vành.

Để hiểu rõ hơn về các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình chụp động mạch vành, bạn có thể lắng nghe tư vấn của PGS. TS Nguyễn Văn Quýnh - Nguyên phó chủ nhiệm khoa Nội Tim mạch BV 108 - trong video sau:

Chuyên gia lý giải: “Chụp mạch vành tim có nguy hiểm không”

Ai không nên chụp động mạch vành?

Chỉ định chụp động mạch vành sẽ chống chỉ định tương đối với những người bệnh đang trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, người bệnh có tiền sử sốc phản vệ với thuốc cản quang và người bệnh suy thận nặng.

Quy trình chụp mạch vành như thế nào?

Quá trình chụp động mạch vành thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Người bệnh được đeo các điện cực để đo nhịp tim trong suốt quá trình chụp động mạch. Tiếp đó, người bệnh được gây tê cục bộ phần cổ tay hoặc bẹn (vùng được chọn để mổ). 

Bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ vào tay hoặc bẹn của người bệnh để luồn ống thông và đưa đến động mạch vành, sau đó tiêm thuốc cản quang qua ống thông vào động mạch. Nhờ thuốc cản quang và tia X, hình ảnh mạch vành sẽ được chụp lại. Cuối cùng, bác sỹ sẽ rút ống thông ra khỏi cơ thể và băng lại vết rạch.

TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh có tác dụng tăng tuần hoàn mạch vành, cải thiện đau thắt ngực, mệt mỏi, khó thở, phòng nhồi máu cơ tim, suy tim do bệnh mạch vành. Hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn.

Các phương pháp chụp mạch vành

Hiện nay có hai phương pháp: Chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT và chụp động mạch vành qua da. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm riêng.

Chụp động mạch vành qua da

Nếu chụp mạch vành đồng thời can thiệp luôn gọi là chụp động mạch vành qua da. Chụp mạch vành qua da là kỹ thuật luồn ống thông qua da vào động mạch bẹn hoặc là động mạch cổ tay, sau đó luồn vào đến mạch vành tim để chụp và có bơm thuốc cản quang mới có thể xem được hình ảnh của mạch vành. 

Trong quá trình thực hiện, nếu có đoạn mạch vành nào cần thiết phải đặt stent thì bác sĩ sẽ can thiệp luôn. Đây là kỹ thuật kết hợp giữa chụp mạch vành và can thiệp.

Chụp mạch vành qua da thường được kết hợp với can thiệp đặt stent

Chụp mạch vành qua da thường được kết hợp với can thiệp đặt stent

Chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT

Chụp CT (cắt lớp vi tính) mạch vành có nhiều loại, tuy nhiên chỉ có chụp CT được thực hiện bằng máy CT từ 64 dãy trở lên mới thực hiện chụp động mạch vành được. Hiện nay đã có những máy chụp CT lên tới 320 dãy, 268 dãy. Các máy CT 2 dãy, 16 hay 32 dãy không chụp được động mạch vành.

Ưu điểm của phương pháp chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT là chi phí rẻ hơn chụp mạch vành qua da và dễ thực hiện hơn. Nhưng đối với những trường hợp cấp cứu cần can thiệp nong mạch hay đặt stent luôn thì phương pháp này không áp dụng được.

Do vậy, phương pháp này chỉ được chỉ định ở những người có khả năng mắc bệnh tắc hẹp mạch vành nhưng không phải trường hợp khẩn cấp.

Chụp động mạch vành giá bao nhiêu tiền?

Chi phí chụp động mạch vành là khoảng 2,5 – 4 triệu đồng với chụp động mạch vành không cản quang và khoảng 6 - 10 triệu đồng với kỹ thuật chụp động mạch vành có cản quang (số hóa xóa nền). Còn nếu chụp động mạch vành qua da chi phí sẽ đắt hơn vào khoảng 15 - 20 triệu (chưa kể chi phí stent). Tuy nhiên, bảng giá này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh viện.

Hiện nay hầu hết những các chuyên khoa tim mạch của những bệnh viện lớn đều có thể thực hiện phương pháp chẩn đoán này. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các bệnh viện trong bài viết “Khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất?” để chọn được cho mình nơi khám và điều trị tốt nhất.

Cần chuẩn bị gì trước khi chụp mạch vành?

Trước khi tiến hành chụp động mạch vành, bạn có thể cần nhập viện trước một ngày để được tiến hành đo huyết áp và đặt đường truyền tĩnh mạch. Sau đó người bệnh sẽ cần làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm tim, X-quang phổi… để chắc chắn rằng bạn có thể thực hiện được thủ thuật này. Cụ thể, người bệnh sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước giờ chụp khoảng 8 giờ không nên ăn uống bất kỳ thứ gì;
  • Cần có người thân ký mẫu và chấp nhận quá trình trong, sau khi chụp;
  • Cần cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử hoặc đang có những tình trạng trong nhóm bệnh nhân chống chỉ định không chụp mạch vành ở trên.
  • Bạn cũng cần liệt kê tất cả các loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ, bởi bạn có thể cần ngưng sử dụng một số thuốc trước khi thực hiện thủ thuật.

Trước khi chụp động mạch vành, bạn phải nhịn đói trong vòng 6 giờ.

Trước khi chụp động mạch vành, bạn phải nhịn đói trong vòng 6 giờ.

Cách phục hồi sau chụp động mạch vành tim

Sau khi chụp động mạch vành, bạn có thể xuất viện ngay trong ngày sau một khoảng thời gian ngắn theo dõi. Tuy nhiên, sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không được tắm hay lái xe ngay sau thực hiện thủ thuật
  • Không được ở một mình trong đêm đầu sau thủ thuật
  • Nên để cơ thể và tinh thần được thư giãn
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá sau khi chụp đến khi có sự đồng ý của bác sĩ
  • Không quan hệ tình dục, tập thể dục trong 1 - 2 ngày sau khi chụp
  • Có thể sử dụng thêm kem dưỡng da gần chỗ thực hiện đâm kim chụp mạch vành trong 3 ngày
  • Thực hiện tái khám theo khuyến nghị của bác sĩ

Đa số các trường hợp chỉ cần 1-3 ngày để bình phục hoàn toàn. Mặc dù, người bệnh sẽ hơi mệt mỏi sau thủ thuật, nhưng sẽ phục hồi nhanh chóng. Vết rạch sẽ lành sau một tuần.

Nếu bạn được chỉ định chụp động mạch vành thì không nên quá lo lắng, bởi cho đến nay đây vẫn được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả để chẩn đoán các bệnh mạch vành

Ngay cả khi bị chẩn đoán tắc hẹp mạch vành, vẫn có những giải pháp giúp bạn phục hồi sức khỏe. Trường hợp cô Loan (Đào Tấn, Hà Nội) là một minh chứng điển hình. Từng bị tắc hẹp 50% mạch vành nhưng giờ đây cô vẫn có thể sinh hoạt, chạy xe bình thường mà không bị mệt hay đau ngực.

Chia sẻ của cô Loan về kinh nghiệm trị bệnh mạch vành hiệu quả.

Thông tin cho bạn: Giảm tắc hẹp mạch vành bằng liệu pháp tự nhiên

Nếu còn băn khoăn gì khác về phương pháp chụp động mạch vành hoặc các bệnh lý tim mạch, bạn có thể gọi đến tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn.

Tham khảo: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa chuyên ngành Tim mạch Bộ Y Tế và medlineplus, nhs, bupa

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    14:47 12/05/2022
    Chào bạn.
    Việc chụp mạch vành được thực hiện ở một số bệnh viện tuyến trên nơi có trang thiết bị hiện đại. Vì bạn không chia sẻ cụ thể hiện tại bạn đang ở đâu vì vậy chúng tôi gửi bạn một số địa chỉ qua đương link sau đây để bạn tham khảo đến kiểm tra ở bệnh viện nào thuận tiện nhất cho bạn: http://www.suytim.infom.vn/bai-viet/thong-tin-benh/kham-tim-mach-o-benh-vien-nao-la-tot-nhat.html
    Thân mến!
  • Lê Văn Được
    Lê Văn Được
    11:50 25/06/2020
    Chào bác sĩ. Người nhà tôi hiện tại đang có biểu hiện tức ngực, mệt mỏi. Đi khám bệnh viện tuyến huyện nói nên đi chụp mạch vành. Cho tôi hỏi tôi nên chụp ở đâu là tốt nhất. Tôi cảm ơn nhiều.