Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng. Nếu máu đông không đúng lúc, nó có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Cục máu đông có thể di chuyển đến tim và não gây tử vong
Cục máu đông (huyết khối, blood clots) là kết quả của quá trình đông máu, mục đích là ngăn ngừa mất máu quá mức trong các chấn thương. Tuy nhiên, nếu cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch, chúng có thể di chuyển và cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim và não.
Tùy thuộc vào vị trí hình thành, huyết khối động mạch có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Anh.
Để giảm thiểu rủi ro từ cục máu đông, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ chứa thành phần chống đông máu tự nhiên chẳng hạn như Tpcn Ích Tâm Khang giúp phòng ngừa nguy cơ huyết khối, suy tim cho người bệnh tim mạch. Liên hệ 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để biết thêm chi tiết.
Cục máu đông hình thành dựa trên một chuỗi các phản ứng hóa học, được chia làm 4 giai đoạn chính:
Bình thường, tiểu cầu di chuyển tự do trong lòng động mạch. Khi nội mạc mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu sẽ di chuyển đến khu vực đó và hình thành nút tiểu cầu.
Tại nút tiểu cầu, các tiểu cầu sẽ được hoạt hóa và kích hoạt các yếu tố đông máu khác (protein trong huyết tương) gây nên hàng loạt các phản ứng dây truyền. Kết quả của quá trình này là tạo nên một mạng lưới vững chắc (sợi fibrin), “giam giữ” các tế bào hồng cầu ở bên trong được gọi là cục máu đông, nhằm ngăn chặn máu thoát ra bên ngoài.
Một số protein khác trong cơ thể ức chế sự hình thành của cục máu đông. Các protein này ngăn ngừa sự phát triển của các cục máu đông trong lòng động mạch.
Khi các mô bị tổn thương đã lành lại, não bộ nhận được tín hiệu không cần đến các cục máu đông nữa. Lúc này huyết khối sẽ dần tan ra, giải phóng tiểu cầu và các tế bào khác về máu. Quá trình này liên quan đến độ ma sát của dòng máu tác động lên thành mạch và một loại enzym có tên gọi là plasmin (chất chống đông tự nhiên của cơ thể) được hoạt hóa để làm tan cục máu đông.
Quá trình hình thành cục máu đông xảy ra bất cứ khi nào dòng máu tiếp xúc với các thụ thể đặc hiệu trên da hoặc trong thành mạch máu (thường là lúc cơ thể bị thương).
Các mảng xơ vữa hình thành trong lòng mạch cũng có thể dẫn đến cục máu đông khi chúng bị vỡ ra. Hầu hết các trường hợp nhồi máu cơ tim và đột quỵ xảy ra có liên quan đến sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa trong động mạch.
Cục máu đông có thể hình thành khi máu chảy không đúng cách khiến cho tiểu cầu bị dính vào nhau. Rung nhĩ và huyết khối tĩnh mạch sâu là hai nguyên nhân làm chậm dòng chảy của máu và gây đông máu.
Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải cục máu đông là những người mắc bệnh mạch vành với sự hình thành của mảng xơ vữa trong lòng mạch.
Ngoài ra, nguy cơ xuất hiện cục máu đông sẽ tăng lên nhiều lần nếu bạn:
Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối
Một số thuốc có thể làm giảm độ kết dính của máu, ngăn chặn các tiểu cầu thu hút lẫn nhau để tạo thành nút tiểu cầu, ức chế sự hình thành cục máu đông, chẳng hạn như Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Dipyridamole ( Persantine ), Prasugrel (Effient), Ticagrelor (Brilinta), Ticlopidine (Ticlid )…
Các loại thuốc có tác dụng làm loãng máu khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo ra các yếu tố đông máu bao gồm: Dabigatran (Pradaxa), Heparin, Rivaroxaban (Xarelto), Warfarin (Coumadin)…
Một số loại thuốc làm tan huyết khối, được gọi là chất hoạt hóa mô plasminogen (tPA) kích hoạt các protein phân hủy thành sợi fibrin. Các thuốc này đôi khi được sử dụng để cấp cứu nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Trong trường hợp chảy máu khẩn cấp liên quan đến việc sử dụng chất làm loãng máu Pradaxa, thuốc idarucizumab (Praxbind) có thể sử dụng để đảo ngược quá trình làm loãng máu.
Không có phương pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành huyết khối, tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ, một trong số đó là sử dụng thuốc.
Nếu đã bị huyết khối một lần, bạn cần sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông trong tương lai. Các loại thuốc đó bao gồm:
Ngoài ra, một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa cục máu đông và các bệnh tim mạch. Bạn cần duy trì các thói quen có lợi như không hút thuốc lá, ăn nhạt, ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ăn nhiều rau củ quả tươi, tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần (đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục nhịp điệu dưới nước)… Áp dụng đồng bộ những giải pháp này, cục máu đông sẽ không còn là mối nguy hại đối với sức khỏe của bạn.
Nguồn tham khảo:
http://www.nhs.uk/Conditions/arterial-thrombosis/Pages/Introduction.aspx