Sau đặt stent mạch vành, có cần uống thuốc điều trị bệnh nữa hay không? Nếu phải uống, cần uống đến bao lâu? dấu hiệu nào cho thấy có thể ngưng thuốc hoặc những biểu hiện nào là dấu hiệu cảnh báo tác dụng phụ của thuốc chống đông ? Vì sao sau đặt stent, một số người bệnh lại thấy đau mỏi vùng vai và cánh tay trái, đó có phải tác dụng phụ của đặt stent hay không?
Trên đây là những băn khoăn của phần lớn người bệnh sau đặt stent mạch vành đã được Gs. Phạm Gia Khải – nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, với hơn 50 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị, giải đáp trong bài viết dưới đây.
GS. Khải với MC ở buổi GLTT Cách sử dụng thuốc điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim
Câu hỏi từ bạn Nguyễn Thạnh
Tôi năm nay 59 tuổi bị bệnh mạch vành, đã đặt 5 stent. Hiện nay tôi vẫn uống: G5 Duratrix, Aspirin, Imdur, Kagasdine, Atorvastatin, Tanaril. Nhưng cách khoảng 6 tháng tôi bị đau mỏi vùng vai và cánh tay trái, huyết áp không ổn định. Bác sĩ đã cho uống thuốc Mysobenal, châm cứu, bấm huyệt và tập tạ nhưng không khỏi hẳn. Tôi xin hỏi hiện tượng trên có phải do ảnh hưởng các loại thuốc trên không và cách điều trị ra sao?
Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:
Đầu tiên, cần phải ngoại trừ các nguyên nhân gây đau. Đau như bác có thể không phải do thuốc, nếu mà là do tổn thương tại dạ dày thì sẽ gây đau vùng thượng vị, nhưng không gây ra đau vai, đau tay. Cho nên triệu chứng đau bả vai của bạn có thể do hội chứng vai gáy. Hội chứng vai gáy có thể gặp phải ở người mạch vành, đau ở mạch vành lan lên trên do hệ thống giao cảm lan lên trên cánh tay. Cũng có thể do tổn thương cột sống đau lan lên vai.
Ở độ tuổi của bác năm nay 59 tuổi, tôi vẫn nghĩ là có thể là đau do phía cột sống, cần phải kiểm tra cột sống chứ không chỉ có mạch vành. Khi chúng ta có bệnh mạch vành rồi thì có nhiều bệnh kèm theo chứ không phải chỉ có bệnh mạch vành nói riêng.
Không biết là bác tập tạ bao nhiêu kilo? Người mắc bệnh tim mạch thì nên tránh các hoạt động gắng sức. Nếu mà tạ vài kilo thì không sao, còn tạ vài chục kilo thì tôi không khuyên người bệnh mạch vành làm như thế, bởi vì sự gắng sức của người bệnh mạch vành khác với sự gắng sức của người không có bệnh mạch vành. Người không có bệnh mạch vành có thể sẽ tập nặng tăng lên được, nhưng người có bệnh mạch vành tới một mức nào đó không thể tập được nữa. Cho nên chúng ta chỉ nên tập vừa sức. Tôi không phản đối tập tạ nhưng cần phù hợp với bản thân. Nhưng tôi muốn kết luận lại: đau tay, đau vai vừa rồi của bạn không phải là do thuốc men.
Câu hỏi từ bạn Kim Hoa Nguyen Thi
Tôi bị tắc mạch vành 70% , đặt stent cách đây gần 6 tháng. Tôi đang uống thuốc chống đông Plavix 75mg, thuốc hạ huyết áp Ednyt, thuốc Aspilet EC, thuốc hạ mỡ máu Tormet và thuốc Concor và thuốc Scolanzo. Tôi bị đau nhiều ở vai trái, hay bị xuất huyết dưới da, mẩn ngứa nhiều, nhất là ở 2 chân. Xin hỏi bác sĩ có phải do thuốc và hướng xử trí tiếp theo như thế nào ạ?
Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:
Nếu bạn bị chảy máu dưới da có ngứa hay không ngứa thì việc đầu tiên bạn nên bạn nên xem lại thuốc chống vón tiểu cầu (thuốc chống đông), có thể bạn dị ứng với thuốc này. Có những người dùng rất ít mà vẫn bị, nhưng người ta nói rằng càng nhiều thuốc chống vón tiểu cầu bao nhiêu thì càng tăng nguy cơ bị chảy máu. Như cá nhân tôi dùng Aspirin, Clopidogrel, dùng thêm Lovenox (thuốc chống đông heparin phân tử lớn), khi đi tiểu thấy vẩn đỏ, đái ra máu. Nếu không xem cái tiểu vẩn đỏ đó, người bệnh rất dễ tưởng rằng là nước đái vàng. Tôi rất tiếc rằng thầy thuốc Việt Nam mình ít quan tâm tới phân và nước tiểu bệnh nhân.
Tôi nhắc lại là bác nên ngừng ngay thuốc chống đông vón tiểu cầu (cụ thể Aspilet EC). Tôi có người bạn vừa có người con rể chết do đặt Stent, mà đặt 1 stent thôi. Sau khi đặt Stent 2 ngày, anh thấy đau nhói ngực, bác sĩ bên nước ngoài chẩn đoán là anh bị viêm phổi, xong sau đó anh ấy chết. Thực ra anh ấy không bị viêm phổi mà tắc động mạch vành. Tôi cũng bị như thế, cách đây 11 năm, đợt tôi đặt stent cũng đau nhói ngực, tôi muốn về mà các bác sĩ không cho tôi về. Tôi đặt xong lúc 10 giờ sáng, lúc 3 giờ chiều tôi thấy đau thắt ngực, cho tới đêm đau không thể chịu được nữa, lúc đó là tôi bị tắc động mạch vành. Bởi vì khi chúng ta dùng stent ở lần đầu tiên cơ thể sẽ thay đổi rất nhiều chẳng hạn như: Đông máu tăng, đường máu tăng, do đó tôi khuyên là bác nên dùng liên tục các thuốc đang được kê đơn trừ thuốc đông vón tiểu cầu Aspilet EC. Tôi xin cảnh giác với các bạn thế này, nếu mà đặt stent, chỉ có chỉ định mới nên đặt, thực sự cần thiết mới nên đặt. Cái hay của các khuyến cáo quốc tế tức là nó quy định rất rõ ràng. Bởi đặt stent nguy hiểm, dễ kích hoạt hệ thống đông máu, rất dễ làm cho đường huyết tăng, dễ gây viêm phổi, mà chúng ta phải phân biệt viêm phổi với nhồi máu phổi. Nhồi máu phổi đau ngực hơn và khạc ra máu đỏ và nhất là thể trạng nặng hơn sớm bị chết. Do đó chúng ta có thể nói là đặt Stent không đơn giản, có chỉ định mới nên đặt.
Gs. Khải tư vấn trường hợp của bạn Kim Hoa Nguyen Thi
Câu hỏi từ bạn nguyenminh
Tôi bị bệnh mach vành, đã đặt 2 stent, uống các loại thuốc: Brilinta, Aspirin, Crestos, Thuốc hạ huyết áp, Ích Tâm Khang. Thời gian dùng thuốc đã 12 tháng. Hiện nay sức khỏe có khá hơn trước nhiều, đôi khi mới đau ngực (khi trở trời). Bây giờ có nên uống tiếp các loại thuốc đó nữa không, vì tôi đang bị đau dạ dày, men gan tăng cao.
Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:
Nếu bạn dùng bất cứ thứ thuốc gì mà men gan tăng cao thì bạn cần xem mối liên quan giữa thuốc và bệnh tăng men gan:
1. Khi men gan tăng cao có thể do thuốc, lúc đó HBeAg âm tính, HBeAg là chỉ số xác định viêm gan mãn.
2. Nếu kiểm tra HBeAg (xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B)dương tính thì lúc đó ta phải nói là viêm gan siêu vi B do vi trùng chứ không phải là thuốc.
Do đó tôi khuyên bạn cần kiểm tra lại chức năng gan xem là HBeAg dương tính hay âm tính, HCV, viêm gan không chỉ có B mà C nữa. Do đó ta cần phải xem lại tất cả các chức năng về gan rồi mới kết luận được chứ tôi thấy có nhiều người men gan tăng nhưng không phải do viêm gan siêu virus mà thường do uống thuốc.
Gs. Khải tư vấn trường hợp của bạn nguyenminh
Câu hỏi từ bạn Bùi Ngọc
Tôi đã đặt 5 stent được 1 năm và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Và đến giờ qua nhiều lần được Gs. Khải tư vấn tôi đã tương đối ổn định về sức khỏe. Hiện tôi đang dùng những loại thuốc sau: Plavix 75 mg, Aspirin 100 mg, Coveram, Nebilet 5 mg, Martaz 20 mg. Vậy tôi sẽ dùng thuốc như thế có được không? Dùng như thế nào và cần lưu ý những gì khi sử dụng các thuốc này?
Giải đáp của Gs. Phạm Gia Khải:
Trước tiên là mừng cho bác vì sức khỏe của bác tương đối ổn định, nhưng ổn định không có nghĩa là còn khỏe. Chúng tôi chỉ tác động lên các triệu chứng của suy mạch vành - là bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ. Sau khi đã giải quyết được rồi thì không có nghĩa là giải quyết hẳn. Các thuốc bác dùng như Aspirin, Clopidogrel có tác dụng chống vón tiểu cầu, bởi vì sự xuất hiện của stent làm niêm mạc mạch vành dễ bị dính. Nebilet chứa Nebivolol làm chậm lại nhu cầu Oxygen của cơ tim. Còn Martaz là thuốc băng dạ dày vì những thuốc như: Aspirin, Clopidogrel dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, các thuốc dùng như vậy là hợp lý.
Bác cũng cần chú ý xin số điện thoại của bác sỹ điều trị trực tiếp để lúc cần sẽ trao đổi, ví dụ trong quá trình sử dụng thuốc có những biểu hiện bất thường. Bác đã đặt 5 stent cần phải được điều trị bác sỹ có kinh nghiệm, nếu đặt nhiều stent thì đắt tiền và stent nhiều quá gây cứng mạch, cứng đơ.
Về đơn thuốc, bác có thể tiếp tục dùng kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí trong nhiều năm, khi có trục trặc thì cần phải đến bác sỹ để có thể điều chỉnh sớm. Còn hiện tại, bác nên có một lối sống vệ sinh, tránh xa khói thuốc lá, không uống rượu, không thức đêm và không nên gắng sức quá, không nên tắm đêm quá 9h tối, tất cả những cái đó cần phải làm. Rất nhiều người bị mạch vành hàng chục năm, mấy chục năm không sao cả, nó không phải là mối đe dọa thường trực nữa nếu mình biết giữ.
Gs. Khải tư vấn trường hợp của bạn Bùi Ngọc
Câu hỏi từ bạn Hung Tran
Tôi bị tăng huyết áp và tắc hẹp 3 thân động mạch vành đã đặt stent,. Các thuốc đang sử dụng là: Plavix 75 mg; Aspirin 100 mg; Coveram; Betaloc Zok 25 mg; Martaz 20 mg. Đã uống thuốc theo đơn này 1 năm. Xin Gs tư vấn cho tôi đơn thuốc và cách dùng thuốc tiếp theo ạ?
Gs. Phạm Gia Khải cho biết:
Bạn dùng thuốc có thấy dễ chịu không? Nếu như người bệnh dùng thuốc mà không có triệu chứng gì, thì không cần phải thay thuốc?
Để đánh giá hiệu quả của một phác đồ điều trị không nên dựa vào tuổi nghề của người bác sĩ, mà bạn nên đánh giá xem mức độ cải thiện của bệnh. Thuốc nào thấy phù hợp thì dùng. Nếu mới đặt Stent, mà stent phủ thuốc thì nên phối hợp cà Plavix và Aspirin. Nhưng chỉ nên phối hợp vài ba tháng, sau đó nên dùng một loại duy trì đó là Aspirin. Nhưng bệnh nhân bị loét dạ dày, tôi khuyên rằng dùng Clopidogrel thì đỡ hơn. Theo kinh nghiệm của tôi, nếu bạn đã bị đau dạ dày thì nhất quyết phải dùng thuốc bảo vệ dạ dày, dù có dùng loại thuốc chống đông nào đi chăng nữa.
Câu hỏi của bạn Nguyễn Dung
Tôi bị tăng huyết áp, hội chứng mạch vành cấp, hẹp 70%, thiếu máu cục bộ mạn. Điều trị 8 tháng rồi nay, bác sĩ chỉ định đặt stent. Tôi băn khoăn có nên đặt hay không vì hiện nay sức khoẻ của tôi ổn định (huyết áp 110/170). Tôi đang dùng các thuốc sau: Bisoprolol; Amlodipin; Losartan; Rosuvastatin; Clopidogrel; Glyceryl trinitrat; Isosorbid dinitrat; Glucosamin; Pantoprazol. Xin Gs cho tôi lời khuyên ạ?
Gs. Phạm Gia Khải cho biết:
Bạn dùng thuốc chống lipid máu tăng, thuốc băng bó dạ dày, thuốc chống đông máu. Trước mắt dùng thuốc không có sai gì nhưng quan trọng thuốc đó kết quả ra sao, tác động tới cơ thể như nào, bạn chưa nói rõ, xét nghiệm đông máu chưa thấy nói tới ảnh hưởng tới đau ngực. Riêng phần trăm (%) tắc hẹp mạch vành mà bạn đã trao đổi, thì như bạn nên đặt, nhưng người ta không bao giờ đặt stent dự phòng cả. Vì nguy cơ tử vong do đặt stent hoặc nguy cơ tử vong do mạch vành không biết cái nào lớn hơn. Tỷ lệ tắc hẹp trên 60% là có thể đặt stent nếu bệnh nhân tức ngực. Tuy nhiên, trước đó bạn nên làm nghiệm pháp gắng sức tại bệnh viện: chạy, đạp xe, và theo dõi điện tâm đồ xem có thay đổi hay không.
Nhắc lại chúng ta không bao giờ nong vành là để dự phòng cả.
Gs. Phạm Gia Khải đánh giá về Tpcn Ích Tâm Khang
Mời bạn xem phần 1: THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH VÀNH, THIẾU MÁU TIM: LƯU Ý DÙNG TRÁNH RỦI RO
Xem đầy đủ: TẠI ĐÂY
Danh sách bình luận
Trường hợp của bạn có tắc nghẹt một đoạn không thể đặt được stent, có lẽ là đoạn này gần như bị tắc hoàn toàn. Khi tắc mạch hoàn toàn lượng máu tới phần cơ tim đó rất ít, nên rất dễ gây hoạt tử cơ tim. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể duy trì cuộc sống bằng phương pháp nội khoa bởi cơ tim vẫn được nuôi dưỡng phần nào bằng cách phát triển tuần hoàn bàng hệ tim và đoạn tắc đó có thể là nhánh mạch vành nhỏ nên chưa nguy hiểm tới tính mạng.
Đối với thuốc tim mạch không có tình trạng nhờn thuốc. Nếu những thuốc bạn đang sử dụng, sức khỏe vẫn ổn định thì bạn nê tiếp tục sử dụng và tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh từ đó có thể được bác sĩ điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc phù hợp.
Hiện nay, điều trị bệnh mạch vành ngoại khoa chỉ mới có phương pháp can thiệp đặt stent và phẫu thuật mổ hở nong mạch vành. Trong trường hợp không thể đặt stent và nếu không xử trí sớm đoạn tắc hẹp này sẽ làm nguy hiểm tới tính mạng, thì có thể được tiến hành bắc cầu động mạch vành (trong trường hợp đủ tiêu chuẩn phẫu thuật). Bởi đây cũng là cuộc phẫu thuật phức tạp, có khả năng để lại biến chứng và tuổi thọ của đoạn bắc cầu đó cũng hỉ khoảng 10 năm, do vậy bác sĩ vẫn luôn hạn chế thực thi phương pháp này, nếu không thực sự cần thiết. Bạn nên cân nhắc, hỏi ý kiến của bác sĩ về việc thực thi phương pháp bắc cầu động mạch vành ở ĐH y Dược Tp Hồ Chí Minh.
Bệnh của bạn đi bộ sẽ rất tốt, giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ, cải thiện lượng máu tới tim, đặc biệt là đoạn bị tắc mạch vành hoàn toàn. Để hiểu hơn về tuần hoàn bàng hệ tim, bạn có thể đọc thêm ở bài viết sau:
http://suytim.infom.vn/bai-viet/thong-tin-benh/tuan-hoan-bang-he-lam-giam-nguy-co-nhoi-mau-tim-do-tac-hep-mach-vanh.html
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý tới chế độ ăn và tập luyện phù hợp với bệnh mạch vành. Gửi bạn bài viết sau để tham khảo:
http://suytim.infom.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-cho-nguoi-benh-mach-vanh.html
Để cải thiện các triệu chứng, phòng ngừa những cơ nhồi máu cơ tim, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng. Mặc dù không thể thay thế thuốc điều trị, nhưng dùng phối hợp thêm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Sản phẩm có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành giúp giảm đau ngực, khó thở, mệt hỏi; ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông giúp phòng ngừa những cơn nhồi máu cơ tim và giảm thiểu sự hình thành những mảng xơ vữa giúp trì hoãn tiến triển của bệnh...
Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh cũng bị tắc hẹp mạch vành khá nhiều 80 - 90%, không đặt stent nhưng vẫn có cuộc sống khỏe mạnh dù đã ngoài 80 tuổi:
http://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-cho-nguoi-benh-mach-vanh.html
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!
Viên uống cung ngưu hoàng hoàn là thực phẩm chức năng có tác dụng phòng tai biến. Đối với bệnh mạch vành sản phẩm này không có tác dụng toàn diện. Nếu muốn dùng một sản phẩm hỗ trợ tim mạch, bạn nên lựa chọn 1 sản phẩm khác.
Bạn có thể tham khảo sử dụng Ích Tâm Khang, sản phẩm có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau ngực, khó thở, mệt, ho,...; ngăn ngừa sự hình thành những mảng xơ vữa giúp trì hoãn tiến triển của bệnh; phòng ngừa tái tắc hẹp đoạn đã đặt stent; tiêu cục máu đông phòng ngừa rủi ro như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não có thể xảy ra. Hơn nữa các thành phần của Ích Tâm Khang không có tương kỵ, tương tác với các thuốc điều trị, an toàn và không có tác dụng phụ.
Về hiệu quả và mức độ an toàn của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được tạp chí quốc tế công nhận. Bạn có thể xem chi tiết kết quả nghiên cứu ở link sau:
http://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ich-tam-khang-giup-giam-kho-tho-met-moi-do-tim.html
Với 10 năm đồng hành cùng người bệnh tim mạch, đã có rất nhiều người bệnh sử dụng Ích Tâm Khang đạt hiệu quả cao. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh cũng bị tắc hẹp mạch vành, sức khỏe đã được cải thiện đáng kể:
https://www.youtube.com/watch?v=YWOKo8_-diU&list=PLM9GS9CJrvmvQR2r1aDx9PW2MOeoCm0yG
Chúc bạn sức khỏe.
Thân mến!