Theo Gs. Phạm Gia Khải – nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, không phải cứ hẹp, hở van tim 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi, là trọng bệnh. Hẹp, hở van tim thể nhẹ không đáng lo ngại nếu như người bệnh không có các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho khan, hồi hộp, trống ngực… hoặc không mắc kèm bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim...
Trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Hẹp hở van tim – Điều trị thế nào là tốt nhất” , diễn ra ngày 18/8/2016 trên page Bệnh tim mạch, Gs. Phạm Gia Khải đã trả lời trên năm câu hỏi của độc giả về bệnh van tim, từ nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, và những lời khuyên có giá trị, bằng chính kinh nghiệm thực tế điều trị của Ông trong hơn 50 năm qua.
Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những nội dung chính được tóm tắt trong chương trình:
Gs. Phạm Gia Khải cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân gây hẹp, hở van tim, có thể do dây chằng van tim yếu hoặc bệnh tim bẩm sinh, hoặc là do thấp tim gây nên. Thấp tim là một biến chứng của bệnh viêm họng, do nhiễm liên cầu khuẩn Beta tan huyết nhóm A. Tổn thương ở van tim do liên cẩu khuẩn là tổn thương vĩnh viễn, trong đó hay gặp nhất là tổn thương van 2 lá, sau đó đến van động mạch chủ, van 3 lá thì ít gặp hơn
Nếu tổn thương ít và kiểm soát tốt bệnh thấp tim, bằng cách dùng thuốc phòng thấp tái phát, thì bệnh van tim sẽ không bị tiến triển. Nhưng nếu để bệnh thấp tim tái phát lại, sẽ càng làm tổn thương van tim nặng hơn.
Trước đây nguyên nhân gây bệnh van tim do hậu thấp chiếm tỷ lệ chính, nhưng ngày nay bệnh van tim thứ phát – tức là sau mắc một số bệnh như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đã làm dịch chuyển tỷ lệ này.
Gs. Phạm Gia Khải: Bệnh van tim có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, đáng sợ nhất là suy tim, sau đó là loạn nhịp tim. Người bệnh có thể bị khó thở, mệt mỏi, đau ngực nhiều và cuối cùng phải phẫu thuật van tim để giảm bệnh.
Rất nhiều người bệnh phát hiện bị hở van tim nhưng không được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị.
Lý giải vấn đề này, Gs Phạm Gia Khải cho biết: Trên siêu âm quy ước độ hở của van tim có bốn mức: hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ bị hở từ 2/4 trở xuống thì không đáng lo ngại, chưa phải điều trị, mà chỉ cần theo dõi, thăm khám định kỳ. Trừ khi hở van tim là hậu quả của những bệnh khác như thấp tim, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,... thì cần dùng thuốc. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên mới phải điều trị tích cực. Và nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên mà điều trị nội khoa không đáp ứng tốt, sẽ cần mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.
Vậy nếu hở van tim ở mức độ nhẹ, hở ¼ - 2/4, người bệnh nên ăn uống, luyện tập hay dùng thuốc như thế nào để bệnh không tiến triển?
Câu hỏi từ bạn Hoàng Na: Cho em hỏi hở van 2 lá 1/4 có nặng không và làm thế nào để bệnh không tiến triển nặng hơn. Hiện giờ tim em hay đập nhanh, thở mệt, em mới phát hiện bệnh khoảng 1 tháng thôi. Bệnh của em có tiến triển thành suy tim không và em có dùng Ích Tâm Khang được không? Xin GS tư vấn giúp em. Năm nay em 34 tuổi.
Nếu hở 2 lá ¼ thì thực ra đó là chẩn đoán của siêu âm, chứ nếu dùng ống nghe tim mà nghe được ¼ thì rất khó. Từ ngày có siêu âm thì người ta phất hiện ra nhiều trường hợp hở 2 lá, hở 3 lá rồi hở động mạch phổi, những cái đó không có gì là nguy hiểm cả. Tôi xin nhắc lại hở van mức độ ¼ thì hoàn toàn không nguy hiểm.
Và với mức độ này thì thường không gây triệu chứng gì, bạn bị tức ngực, khó thở, có thể là do nguyên nhân khác. Tôi lấy ví dụ như là thiếu canxi máu, ví dụ như là bị trấn động, do đó cần xét nghiệm hóa sinh.
Ích Tâm Khang thì có thể dùng được, có thể dùng 2 lần trên 1 ngày, mỗi lần 2 viên được, bản thân tôi cũng đang dùng 4 viên/ ngày chia 2 lần. Ích Tâm Khang là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc nên có thể dùng thường xuyên để duy trì sức khỏe cho tim.
Bạn cũng nên duy trì lối sống điều độ. Ăn uống nên giảm mỡ, giảm muối và tập thể dục hàng ngày. Tốt nhất là đi bộ một ngày 30 phút, nếu không biết về kỹ thuật gì thì tốt nhất là nên đi bộ như vậy. Tuổi 34 thì có thể làm được nhiều việc lắm, có thể là tập gym cũng được.
Ảnh Gs. Phạm Gia Khải – nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam
Câu hỏi từ bạn Thân Trọng Hải: Tôi bị hở van 2 lá 1/4, và vôi hóa van, lâu lâu có tức ngực, mệt mỏi, hiện đang không dùng thuốc gì? xin hỏi GS bệnh này có ảnh hưởng như thế nào và điều trị ra sao?
Hở van 2 lá ¼ không đáng sợ, không phải điều trị tim, chỉ cần điều trị triệu chứng tức ngực, mệt mỏi. Để điều trị, bác sĩ đa khoa có nhiều cách: thêm các thuốc giãn cơ Myonal, Procoralan 5 mg, sinh tố nhóm B cho đỡ đau ngực, mệt mỏi.
Vôi hóa van ít không vấn đề, không nguy hiểm, vôi hóa nhiều gây ra hẹp hở nhiều mới phẫu thuật để thay thế van. Nhưng 1 van tim người lớn tuổi bị vôi hóa là chuyện thường, chỉ khi nào nó gây ra biến chứng về cơ học thì mới phẫu thuật.
Câu hỏi từ bạn Vũ Tuyết, 56 tuổi: Hở van tim 2 lá, 3 lá 2/4 nên uống thuốc gì?
Hở van mức độ 2/4 là mức độ trung bình, không đáng ngại, không cần dùng thuốc điều trị. Có thể dùng thực phẩm chức năng như Ích Tâm Khang cũng phù hợp, ngày 4 viên, chia 2 lần sáng chiều, để ngăn hở van tiến triển và duy trì sức khỏe cho tim.
Nhiều người bệnh hẹp, hở van tim mức độ nặng hoặc đã có triệu chứng khó thở, hụt hơi, mệt mỏi, đau ngực, ho khan, hồi hộp, trống ngực… Đặc biệt là các trường hợp bệnh van tim kèm theo tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim,... cũng không khỏi băn khoăn, liệu trường hợp của mình đã phải phẫu thuật hay chưa? Và liệu có cách nào trì hoãn được phẫu thuật?
Gs. Phạm Gia Khải cho biết:
Không phải bệnh van tim nào, dù là nặng, cũng có chỉ định mổ. Chỉ mổ khi chúng ta điều trị nội khoa, dùng thuốc tối ưu với liều cao nhất (trong giới hạn cho phép) rồi mà triệu chứng vẫn không giảm hoặc giảm ít, người bệnh vẫn khó thở nhiều thì mới xem xét vấn để mổ. Nếu hẹp van không hở thì dùng bóng nong qua da; nếu hở van mà van chưa bị tổn thương nhiều thì có thể sửa chữa van tim; nếu hẹp hở nhiều thì mổ thay van.
Câu hỏi từ bạn Nguyễn Kim Lan, sinh năm 1949: Tôi bị hở van 2 lá 2/4, van 3 lá 3/4, van động mạch chủ 2/4, hàng tháng tôi vẫn tái khám đều đặn ở bệnh viện tỉnh Bến Tre, lâu lâu tôi mới nhói tim và hơi mệt. Xin hởi giáo sư với bệnh của tôi như vậy uống thuốc duy trì mãi mà không phải mổ có được không? vì tôi rất sợ mổ. Xin cám ơn Gs.
GS.TS Phạm Gia Khải:
Nếu các triệu chứng nhẹ, người bệnh vẫn chịu đựng được và cảm thấy bình thường thì không cần phải phẫu thuật. Chỉ phẫu thuật khi nào bệnh nhân rất khó chịu hoặc đã kiểm tra trên siêu âm có tiên lượng xấu. Ví dụ như hẹp động mạch chủ, hẹp nhiều, mặc dù không có nhiều triệu chứng nhưng khả năng tử vong cao thì cần phải phẫu thuật ngay.
Câu hỏi từ bạn Nguyễn Yến: Mẹ em phát hiện bị hở van 2 lá, hở van động mạch chủ 3/4 và suy tim độ 2 từ cách đây 2 năm. Lúc đó, bác sĩ bảo mẹ em phải phẫu thuật, nhưng do gia đình không có đủ khả năng chi trả, nên mẹ xin về dùng thuốc và tạm hoãn phẫu thuật. Sau đó, mẹ vẫn uống thuốc đều theo đơn của bác sĩ và uống cả Ích Tâm Khang nữa, thấy sức khỏe tốt lên rất nhiều và hiện tại vẫn ổn định. Vậy mẹ em có thể tiếp tục dùng thuốc và tránh được phẫu thuật không thưa giáo sư?
Cứ tiếp tục duy trì điều trị và dùng thuốc như hiện tại càng lâu càng tốt. Không nên phẫu thuật. Bởi khi điều trị nội khoa tốt, người bệnh dễ chịu hơn thì không cần phẫu thuật.
Câu hỏi từ bạn Lê Năm, 45 tuổi: Cháu muốn hỏi bác cháu bị hở cả 3 van tim, van 2 lá cấp độ 3/4 thì có nên phải thay van chưa ạ?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Mức độ hở 3/4 là mức độ nặng. Nhưng còn tùy thuộc vào triệu chứng, đánh giá rủi ro trên xét nghiệm cận lâm sàng và đáp ứng của bạn với điều trị nội khoa nữa, thì mới xem xét xem nên mổ hay không? Nếu phải thay van thì thường người ta sẽ thay van 2 lá, van động mạch chủ.
Van 3 lá thì sửa, tại sao? Vì áp lực động mạch phổi thấp lắm, nếu mà thay van thì cục máu đông xuất hiện vì máu chảy chậm. Nhưng tốt hơn hết là sửa van 2 lá, sửa van 3 lá, còn động mạch chủ nó hở nhiều thì mới làm.
Nên đến thăm khám ở bệnh viện tim TPHCM để họ quyết định.
Câu hỏi từ bạn Trần Thị Sinh, 57 tuổi: Tôi bị hẹp van hai lá, diện tích mở van 1.1, chênh áp van 16/9mmHg. Dãn nhĩ trái, không huyết khối. Chức năng tâm thu thất trái tốt. Lá van dầy, xơ hoá, vôi hoá, dính 2 mép, dãn vòng van, bộ máy dưới van dày. Vừa rồi tôi có đi khám và bác sĩ viện Tim chỉ định phẫu thuật thay van cơ học trong vòng 6 tháng tới để ngăn ngừa rung nhĩ. Xin được Giáo sư tư vấn và có cần mổ gấp không ạ. Xin cảm ơn!
GS.TS Phạm Gia Khải:
Diện tích mở van 1.1 tức là hẹp khít. Nếu mà là hẹp van 2 lá, không có hở, thì người ta sử dụng thang điểm Wilkins để lượng hoá tình trạng van và dây chằng, nếu từ 9 điểm trở lên thì không nong van được vì nó cứng. Tôi không biết trường hợp của bạn Wilkins là bao nhiêu? Nếu bác sĩ mà chỉ định hẹp van 2 lá cần phải mổ, thì có thể là các van cứng rồi, không nong được, vì vậy cần làm phẫu thuật thay van.
Nhưng theo tôi nghĩ vẫn cần điều trị thử nội khoa trước đã, nếu điều trị nội khoa mà tốt thì thôi không cần mổ. Tại sao tôi nói như vậy?
Phẫu thuật đây là phẫu thuật tuần hoàn ngoài cơ thể, tức là sử dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể để thay thế công việc của tim, giúp cung cấp oxy cho máu và bơm máu đi nuôi cơ thể. Nhờ thiết bị này, chúng ta có thể cho tim ngưng đập trong suốt quá trình phẫu thuật, để các bác sĩ dễ dàng thực hiện các thao tác trên tim và tiến hành thay van. Thông thường nếu bệnh nhân còn trẻ thì dùng van cơ học, bệnh nhân lớn tuổi thì dùng van sinh học. Khi mà ngừng tim như vậy, cho van nhân tạo vào thì máu ở tĩnh mạch đổ về đi qua hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể để nuôi các bộ phận khác ở cơ thể. Quả tim này sống được nhờ bơm thuốc vào động mạch vành làm quả tim lạnh đi, liệt đi, để nhu cầu máu của nó tối thiểu, nếu không chết mất quả tim.
Nếu như thế, nói thì đơn giản nhưng trên thực tế không đơn giản lắm vì 1 số tai biến. Có người thì bị liệt, có người thì bị rung thất, rung quả tim lên thì lại phải sốc điện, tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng tới sinh vật rất nhiều nên cần lắm người ta mới làm phẫu thuật này.
Còn chưa kể là tổn thương cả lồng ngực tức là lồng ngực nó bị nhiễm khuẩn, nên chúng ta cần dè chừng tất cả các tai biến có thể xảy ra rồi chúng ta mới quyết định. Theo tôi nghĩ chúng ta điều trị nội khoa đã, sau đó mới nghĩ tới điều trị ngoại khoa. Cần thận trọng trong điều trị ngoại khoa.
Câu hỏi từ bạn Phạm Mai: Một lần ngẫu nhiên đi khám bệnh tôi mới biết mình bị hẹp van tim 2 lá, còn 0.90 cm2.8. Tháng sau khám lại độ hẹp là 0.72 cm2. Bác sĩ chỉ định nong van. Lần đó nong van bị sự cố ngoài mong muốn, tôi bị rách động mạch đùi. Kết quả nong van lần đó của tôi là 1.50 cm2. Bác sĩ bảo 3 đến 4 năm sau sẽ mổ để thay van và xử lý vôi hóa rải rác ở tim. Tôi vẫn uống thuốc của bệnh viện đều nhưng người cứ hay mệt. Xin hỏi giáo sư hiện tôi nên điều trị như thế nào? Có cần uống thêm thuốc gì không?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Đúng là tai biến rách động mạch đùi có thể xảy ra ở 1 số người khi chúng ta làm các thủ thuật liên quan tới nong van hai lá bằng bóng qua da hoặc chụp mạch vành.
Nếu van 2 lá bị vôi hóa rồi, vôi hóa nhiều thì chúng ta cần phải mổ thay van, nhưng chưa cần phải mổ ngay, cũng có thể trì hoãn, nhưng phải làm vì lâu ngày nó dẫn tới hẹp hở van 2 lá. Trong khi chờ đợi, cần kiểm tra xem có rung nhĩ hay không, nếu có thì cần điều trị. Mặc dù chữa khỏi rung nhĩ, nhưng nếu có rung nhĩ nhanh thì cần dùng thêm Digoxin để chậm nhịp lại. Nếu bệnh nhân có loạn nhịp hoàn toàn do rung nhĩ thì ngoài Digoxin thì cần cho thuốc kháng vitamin K, ví dụ Warfarin, Sintrom. Nếu dùng như vậy mà bệnh nhân chịu đựng được thì chưa cần mổ vội.
Nếu mổ thay van mà sau khi mổ rồi, chúng ta không cần dùng thuốc nhiều nữa thì mới là tốt. Còn nếu thay van mà vẫn phải dùng thuốc nhiều thì nên suy xét lại. Tôi không nói là ta không nên mổ nữa nhưng cần suy xét lại, chỉ mổ khi thực sự cần thiết.
Câu hỏi từ bạn Hồ Khả Tuấn: Tôi đi khám ở bệnh viện tim mạch TP.HCM bác sĩ chẩn đoán hẹp van ĐMC nặng - hở van ĐMC 2/4 suy tim độ 2. Bác sĩ yêu cầu phẫu thuật nhưng tôi không muốn mổ, uống thuốc điều trị có được không? Xin GS tư vấn. Nếu mổ thì mổ bằng phương pháp nào, có thay van tim không? Nếu thay van tim thì thời hạn có được lâu dài không?
GS.TS Phạm Gia Khải:
Hẹp động mạch chủ nặng thì rất nguy hiểm, nên mổ sớm. Vì van động mạch chủ hẹp, nên máu lên động mạch chủ không nhiều, dẫn tới máu vào động mạch vành ít đi, người bệnh rất dễ tử vọng đột ngột. Điều trị bằng thuốc không giải quyết được, cần mổ sớm.
Thay van tim: có thể dùng van kim loại được vì có độ bền cao, tuổi thọ của van có thể tới 10 - 20 năm.
Câu hỏi từ bạn Nguyễn Linh Trang: Tôi 48 tuổi, đi khám bị hẹp van 2 lá, hở van 3 lá 2/4; hở van động mạch chủ, bác sỹ nói cần phải mổ. Tôi rất lo lắng. Xin GS tư vấn cho tôi có cần mổ hay không? Hiện tại sức khỏe tôi vẫn sinh hoạt bình thường nhưng làm việc nặng là khó thở? Tôi mới phát hiện bệnh cách đây 3 tháng và đang uống thuốc kháng đông.
GS.TS Phạm Gia Khải:
Không rõ bạn có bị loạn nhịp tim không? Hở van mức độ 2/4 thì không chỉ định mổ. Tuy nhiên hẹp van thì đáng sợ hơn. Bất cứ van nào hẹp (van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi) đều nguy hiểm hơn là hở van. Nếu van hở thì cơ tim chịu đựng được (thất phải hoặc thất trái chịu đựng được) tốt hơn là hẹp van.
Bạn mới 48 tuổi, về nguyên tắc thì chỉ khi nào khó thở nhiều mà dùng thuốc men không ăn thua thì mới mổ, còn nếu không thì thôi không cần mổ.
MỜI BẠN XEM TIẾP PHẦN 2: Mổ thay van nên lựa chọn loại van nào tốt? Những lưu ý sau mổ? Hẹp, hở van tim kèm tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, cần điều trị như thế nào?
Danh sách bình luận
Trường hợp của anh nhà bạn bị hở phối hợp nhiều van và bệnh hở van tim đã làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sống của người bệnh, cùng với đó là đã có di chứng gây giãn buồng tim. Do vậy, anh càng được phẫu thuật càng tốt. Nếu để lâu có thể bệnh sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh và khi chức năng tim yếu quá có thể sẽ không phẫu thuật được nữa.
Hiện nay, nền y học rất hiện đại, tỷ lệ thành công cao. Do vậy, bạn và gia đình không nên quá lo lắng. Gia đình nên chuẩn bị kinh phí, lựa chọn bệnh viện chuyên khoa tim mạch để tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật được cao nhất.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau giới thiệu những bệnh viện uy tín trong khám và điều trị các bệnh tim mạch:
https://suytim.infom.vn/bai-viet/thong-tin-benh/kham-tim-mach-o-benh-vien-nao-la-tot-nhat.html
Trước và sau ca phẫu thuật bạn có thể cho anh nhà bạn sử dụng thêm sản phẩm Ích Tâm Khang để bổ trợ giúp nâng cao sức khỏe, ngăn bệnh tiến triển và ngừa rủi ro sau thay van tim hiệu quả. Đây là sản phẩm đã có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada, kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, ho, phù do tim giảm đáng kể; giảm tần suất nhập viện và an toàn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ trên gan, thận và cơ quan tạo máu.
Để hiểu hơn về sản phẩm này, mời bạn xem thêm ở bài viết sau:
https://suytim.info/bai-viet/ich-tam-khang/thuc-pham-chuc-nang-ich-tam-khang---giup-tang-cuong-suc-khoe-trai-tim.html
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Hiện bác đang bị hở phối hợp nhiều van tim, đặc biệt van tim 2 lá bị đồng thời vừa hẹp, vừa hở. Tuy nhiên, không phải cứ hẹp, hở van tim là phải thay van. Trong trường hợp bác không có đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa, có thể cần đến phương pháp phẫu thuật mổ thay van tim.
Trong trường hợp bác dùng thuốc điều trị của bác sĩ các triệu chứng được thuyên giảm, cải thiện sức khỏe, bác có thể chưa cần phẫu thuật. Tuy nhiên, không ai khác ngoài bác sĩ thăm khám trực tiếp có thể đưa ra chỉ định phù hợp nhất.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng
Chúc bạn sức khỏe!
Để có chỉ định can thiệp không chỉ căn cứ vào các chỉ số mà cần phải căn cứ vào biểu hiện mà người bệnh đang gặp. Vì vậy sau mỗi lần thăm thám bác sĩ căn cứ vào tình trạng cụ thể sẽ có chỉ định phương pháp điều trị hợp lý. Qua chia sẻ của bạn hiện tại với các chỉ số của ba nếu đúng thì khả năng ba bạn sẽ được điều trị nội khoa tức là sử dụng thuốc điều trị trước chứ chưa nhất thiết phải can thiệp. Việc điều trị nội khoa sẽ hướng vào việc cải thiện biểu hiện của ba đồng thời làm chậm tiến trình của bệnh. Vì vậy bạn và gia đình cũng không nên quá lo lắng mà nên động viên tinh thần ba khuyên ba nên sử dụng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra bạn để ba sử dụng ngay Ích Tâm Khang với liều 4v/ngày để cải thiện các biểu hiện mà ba đang gặp cũng như làm chậm tiến trình hở van động mạch chủ và van hai lá. Có rất nhiều người bệnh nhờ sử dụng sản phẩm Ích Tâm Khang sau một thời gian sức khoẻ đã cải thiện đáng kể. Bạn lắng nghe chia sẻ của những người bệnh như vậy qua Clip sau: https://www.youtube.com/watch?v=fdseWRGTwF4
Thân mến!
Trường hợp của bạn nếu bác sĩ đã chỉ định can thiệp thì bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ là tốt nhất. Trước và sau qua trình can thiệp bạn hoàn toàn sử dụng được sản phẩm Ích Tâm Khang để giúp cải thiện biểu hiện mệt mỏi do hẹp van gây ra đồng thời phòng ngừa nguy cơ huyết khối cũng như làm chậm tiến tình hẹp van tim cho bạn .
Thời gian đầu bạn sử dụng liều 4 viên/ngày chia 2 lần sau lộ trình 3-6 tháng khi sức khỏe của bạn đã được cải thiện khi đó bạn giảm liều xuống duy trì 2 viên thường xuyên liên tục là tốt nhất bạn nhé.
Thân mến!