Hở van động mạch chủ có thể tiến triển nặng hơn gây đau ngực, khó thở, lâu dần sẽ dẫn đến suy tim, dễ gây tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm giúp điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hở van động mạch chủ là tình trạng xảy ra khi van động mạch chủ không đóng kín. Van động mạch chủ là lá van ngăn cách giữa động mạch chủ và tâm thất trái, có nhiệm vụ đóng mở, cho phép máu chỉ đi theo một chiều nhất định. Khi van này bị hở, máu bị dồn ngược trở lại tim thay vì được bơm ra động mạch chủ, làm tăng gánh thất trái và lâu dài sẽ dẫn đến suy tim.
Hình ảnh động mạch chủ bình thường và động mạch chủ bị hở
Có 4 mức độ hở van động mạch chủ:
– Hở van 1/4: tỷ lệ hở 20%
– Hở van 2/4: tỷ lệ hở 21 – 40%
– Hở van 3/4: tỷ lệ hở trên 40%
– Hở van 4/4: hở hoàn toàn
Dù người bệnh đã gặp phải triệu chứng hay chưa và hở mức độ nhẹ van động mạch chủ thì cũng cần điều trị, bởi đây là van tim chính yếu đưa máu đi nuôi cơ thể, dù hở nhẹ cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
75% trường hợp hở van động mạch chủ là do di chứng của thấp tim. Một số nguyên nhân khác gây hở van động mạch chủ bao gồm:
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng van tim.
- Bệnh van động mạch chủ bẩm sinh: bất thường cấu trúc van động mạch chủ như van động mạch chủ 2 lá (van tim có 2 lá thay vì 3 lá).
- Thoái hóa, xơ hóa van tim ở người cao tuổi.
- Do bị chấn thương, tổn thương trực tiếp như ngực đụng phải tay lái ô tô trong tai nạn giao thông.
- Tăng huyết áp có thể dẫn đến việc giãn rộng động mạch chủ từ đó có thể gây hở van động mạch chủ.
- Các bệnh hiếm gặp gây phình giãn van động mạch chủ không phục hồi như: hội chứng Marfan, bệnh mô liên kết, bệnh xơ cứng bì...
Ai cũng có thể bị hở van động mạch chủ, nhưng những người sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn nếu:
- Bị khuyết tật van tim bẩm sinh.
- Có van động mạch chủ bị tổn thương: viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, sốt thấp khớp hay hẹp van động mạch chủ làm máu chảy ngược lại từ động mạch chủ về tim.
- Bị tăng huyết áp.
- Tuổi cao: khi đến độ tuổi trung niên, van động mạch sẽ bắt đầu thoái hóa khiến cho nguy cơ hở van tăng lên.
Đa số người bệnh hở van chủ mạn tính thường không có biểu hiện gì trong nhiều năm, mức độ nhẹ thường không có triệu chứng đặc hiệu nào. Đôi khi biểu hiện chỉ là cơn khó thở, mệt mỏi, tức ngực thoáng qua, người bệnh dễ bỏ sót vì tưởng mình làm việc quá sức, thay đổi thời tiết. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện liên quan tới tình trạng ứ máu tại phổi như:
- Khó thở, ho khan: khi nằm ở tư thế đầu thấp, khi gắng sức. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, có thể xuất hiện cơn khó thở kịch phát về đêm và cuối cùng là dẫn đến suy tim toàn bộ.
- Đau tức ngực: thường gặp ở người hở van tim nặng do giảm lượng máu tới động mạch vành.
- Mệt mỏi: cảm thấy yếu mệt, thiếu sức sống do giảm lưu lượng máu đến các cơ quan.
- Đánh trống ngực: cảm giác hồi hộp, khi bắt mạch thấy đập không đều.
- Phù: thường phù 2 chi dưới, ấn vào tạo thành vết lõm sâu.
- Đau tức hạ sườn phải: do ứ máu tại gan, dẫn đến gan to.
Với tỷ lệ tử vong mỗi năm ở người bệnh hở van động mạch chủ là trên 10% khi người bệnh có đau thắt ngực và trên 20% nếu có suy tim, điều đó cho thấy hở van động mạch chủ nguy hiểm đến mức nào nếu không được theo dõi và điều trị tốt.
Ở người bệnh hở van động mạch chủ có các triệu chứng khó thở, đau thắt ngực rõ rệt thì tiên lượng rất kém và bệnh có xu hướng tiến triển khá nhanh. Nếu điều trị bằng thuốc cũng chỉ kéo dài thời gian sống khoảng 5 năm.
Ở người bệnh hở van nhưng chưa có triệu chứng, khi đã rối loạn chức năng thất trái, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 2-3 năm, trung bình trên 25%/năm, khiến họ phải thay van động mạch chủ.
Tỷ lệ sống sẽ tăng nếu người bệnh được điều trị tích cực bằng các thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển, chỉ định sớm thời điểm phẫu thuật. Mặc dù thuốc cải thiện phần nào tiên lượng sống nhưng tác dụng chính chỉ là kéo dài thời gian chờ mổ.
- Xuất hiện triệu chứng như khó thở, đau ngực hay suy tim hoặc chênh lệch huyết áp động mạch lớn. Do vậy, khi đo huyết áp thấy độ chênh giữa chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số bên dưới) chênh nhau quá nhiều, ví dụ như như huyết áp ở người bình thường là 120/80mmHg, nhưng ở người hở van động mạch chủ có thể là 130/50mmHg, cần nghi ngờ bị hở van chủ. Thiếu máu cơ tim, gây đau ngực trong trường hợp này cũng là do huyết áp tâm thu giảm nên lưu lượng máu vào động mạch vành ít hơn.
- Giảm phân suất tống máu (chỉ số EF) < 50-55%, đặc biệt khi gắng sức.
- Rối loạn điện tim, rung nhĩ.
Hở van động mạch chủ sẽ nhanh chóng tiến triển thành suy tim
Hở van động mạch chủ nguy hiểm nhưng vẫn có cách ngăn rủi ro suy tim, đột quỵ và tránh phải van tim. Đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia để được tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn!
[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]
Khai thác tiền sử của bản thân và gia đình người bệnh kết hợp thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm thăm dò sao có thể chẩn đoán chính xác bệnh hở van động mạch chủ:
- Điện tâm đồ: biểu hiện tăng gánh thể tích thất trái, ngoại tâm thu thường có.
- Siêu âm tim: chẩn đoán xác định hở van động mạch chủ và mức độ hở van.
- Thử nghiệm gắng sức: các bài kiểm tra thể dục giúp đánh giá khả năng đáp ứng của tim với sự gắng sức của người bệnh.
- Chụp X - quang ngực: đánh giá tình trạng tim phổi của người bệnh.
- Chụp cộng hưởng từ: khảo sát hình ảnh tim, buồn tim, van tim.
Bạn nên đi khám định kỳ để được kiểm tra sức khỏe, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời. Nếu nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh hở van tim, hãy đến bệnh viện tim mạch hoặc các bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để kiểm tra. Người bệnh nên lựa chọn những địa chỉ khám bệnh uy tín giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Sau đây là danh sách những địa chỉ khám bệnh tim mạch ở một số vùng miền trên cả nước mà bạn có thể tham khảo:
- Miền Bắc: Viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội, Viện Tim mạch - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Tim mạch - Bệnh viện Lão khoa Trung ương...
- Miền Nam: Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tim Tâm Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115……
Xem thêm:
- Hở van động mạch chủ nặng hay nhẹ, khi nào cần mổ thay van
- Khám tim mạch ở bệnh viện nào là tốt nhất
Tùy theo thể trạng và các bệnh lý mắc kèm, người bệnh được điều trị hở van động mạch chủ bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm cải thiện khả năng bơm máu của tim, nâng cao chất lượng sống và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Điều trị hở van động mạch chủ bằng thuốc với từng người bệnh có thể khác nhau và phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh. Một số loại thuốc có thể được chỉ định, bao gồm:
- Thuốc hạ huyết áp: các nhóm thuốc phổ biến là thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB), thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn beta giao cảm (dùng trong trường hợp hở van động mạch chủ cấp do phình tách động mạch chủ), thuốc chẹn kênh calci.
- Thuốc giãn mạch giúp cải thiện tuần hoàn, tăng lưu lượng máu tới tim, làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực
- Thuốc để điều trị rung nhĩ: thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim…
- Thuốc cường tim và thuốc lợi tiểu giúp làm giảm các triệu chứng suy tim.
- Thuốc kháng sinh: dự phòng nhiễm khuẩn gây viêm nội tâm mạc, thấp tim…
Thuốc điều trị hở van động mạch chủ giúp giảm triệu chứng và trì hoãn thời điểm phẫu thuật.
Thời điểm tiến hành phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như triệu chứng cơ năng (khó thở, đau ngực); kích thước và chức năng tâm thu thất trái… Dựa trên nhưng cơ sở này, bác sĩ sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật sửa chữa hoặc thay van tim:
- Sửa van tim: Với phương pháp này, van tim vẫn được bảo tồn; bác sĩ chỉ chỉnh sửa lại các lá van để phục hồi chức năng của nó.
- Thay van tim: Van động mạch chủ có thể được loại bỏ hoàn toàn và thay thế bằng một van tim mới. Hiện nay có 2 loại van được sử dụng là van cơ học (làm bằng kim loại) và van sinh học (van tim từ người hiến tặng hoặc động vật).
Ngày nay, phương pháp thay/sửa van tim nội soi ít gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh và ít biến chứng đã thay thế dần phương pháp mổ hở truyền thống. Sau phẫu thuật người bệnh phải sử dụng thuốc chống đông để ngăn ngừa huyết khối hình thành. Thời gian dùng thuốc kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào loại hình phẫu thuật và loại van thay.
Thói quen sống không trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh hở van động mạch chủ nhưng thực hiện một lối sống khoa học có thể ngăn ngừa hở van nặng thêm và phòng các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các biện pháp kết hợp dưới đây:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Bạn nên ăn tăng cường các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại thịt trắng như cá tươi, thịt gà…; hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo (thịt mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật…); đường, muối…
- Duy trì cân nặng hợp lý: giữ trọng lượng của bạn trong phạm vi khuyến cáo của bác sỹ, tránh để thừa cân, béo phì…
- Luyện tập thể dục đều đặn: hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn bài tập phù nhất. Thông thường, người bệnh nên bắt đầu với những bài tập vừa sức như yoga, thiền, đi bộ nhẹ… và tăng dần thời gian luyện tập mỗi ngày.
- Khám sức khỏe định kỳ: bạn cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng để đánh giá khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị hở van động mạch chủ và được thay đổi chế độ điều trị nếu cần thiết.
- Dự phòng và điều trị tốt các bệnh lý liên quan: Cần phát hiện và giải quyết các bệnh có thể gây hở van động mạch chủ trước khi hở van xuất hiện hoặc trong giai đoạn đầu của bệnh, chẳng hạn như các bệnh nhiễm khuẩn thông thường có thể gây thấp khớp (viêm họng, viêm amidan, nhiễm trùng răng…); huyết áp cao…
Điều quan trọng trong điều trị hở van động mạch chủ là người bệnh cần hiểu rõ được mức độ nguy hiểm của bệnh và nghiêm túc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu bạn và người thân đang mắc phải căn bệnh này, hãy trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết để có giải pháp dự phòng và ngăn chặn tối đa rủi ro do bệnh gây ra.
Xem thêm:
- Chế độ ăn khoa học giảm muối cho người bệnh tim
- 8 bài tập thể dục làm tăng hiệu quả điều trị bệnh tim mạch
Bên cạnh các phương pháp hiện đại, người bệnh hở van tim, tim mạch nói chung hoàn toàn nên sử dụng giải pháp từ Đông y để ngăn chặn tiến triển của bệnh và phòng suy tim sớm. Ích Tâm Khang là sản phẩm uy tín được chuyên gia tim mạch khuyên dùng.
Một kết quả nghiên cứu tại Việt Nam được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế Toàn cầu Canada 2014 cho thấy: cùng với thuốc điều trị, giải pháp hỗ trợ điều trị từ Tpcn Ích Tâm Khang đã giúp giảm các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, phục hồi chức năng tim và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Chia sẻ từ Bà Huệ - Tp Hồ Chí Minh về mức độ cải thiện các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt, ho… do hở van tim 2 lá và van động mạch chủ sau khi phối hợp sử dụng thêm Ích Tâm Khang:
Bà Huệ chia sẻ kinh nghiệm điều trị hở van tim hiệu quả
Bạn có thể xem thêm chia sẻ của nhiều người bị hở van 2 lá, 3 lá, van động mạch chủ nhưng đều có điểm chung là đã cải thiện sức khỏe nhờ sử dụng sớm giải pháp hỗ trợ từ Ích Tâm Khang qua video sau:
Kinh nghiệm điều trị hẹp hở van tim hiệu quả
Hở van động mạch chủ cũng giống như hầu hết các bệnh tim mạch khác, nếu không được quan tâm điều trị tốt đều có thể dẫn đến suy tim và làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Vì vậy, tuân thủ điều trị, chăm sóc tốt và tái khám định kỳ là chìa khóa để giảm triệu chứng bệnh, hạn chế bệnh tiến triển và giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Xem thêm:
TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm vàng cho người bệnh tim mạch
Trích nguồn: timmachhoc.vn openheart mayoclinic emedicine
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng
Danh sách bình luận
Không biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn ra sao? Hở van động mạch chủ dù ở mức độ nhẹ nhưng ảnh hưởng lại không hề nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Bởi động mạch chủ là con đường chính đưa máu tới nuôi dưỡng các cơ quan, khi hở van động mạch chủ đồng nghĩa với việc giảm lưu lượng máu ra tuần hoàn, gây triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực. Nếu không can thiệp sớm, bệnh rất có thể tiến triển thành suy tim.
Nếu bác sỹ chỉ định dùng thuốc thì bạn nên tuân thủ đầy đủ, bên cạnh đó bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Ích Tâm Khang, tuy không phải là thuốc, nhưng với các thành phần từ thảo dược giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn, cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể, sản phẩm sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cho các cơ quan do hở van gây ra. Nhờ đó, sẽ cải thiện các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ hở van tiến triển thành suy tim. Bạn có thể tham khảo một trường hợp hở van động mạch chủ 3/4 đã tiến triển tới suy tim độ 2 đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình: https://www.youtube.com/watch?v=fdseWRGTwF4&index=5&list=PLM9GS9CJrvmuwTtBD89s6xwH-aLZIfF9v
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau: http://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tim-mach-va-luu-y-ve-che-do-an-uong.html
http://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-bai-tap-the-duc-giup-tang-cuong-suc-khoe-trai-tim.html
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Hở van động mạch chủ không thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh, ngăn bệnh không nặng lên bằng cách điều trị nội khoa. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp dùng mình thuốc điều trị của bác sĩ các triệu chứng, tình trạng bệnh không được cải thiện mà cần phải bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược để tăng cường chức năng tim, nâng cao hiệu quả điều trị. Đối với bệnh van tim, bạn nên tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Ích Tâm Khang. Sản phẩm có tác dụng giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn ngăn không cho mức độ hở nặng lên, tăng cường sức bóp cho tim giúp giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đặc biệt, đây là sản phẩm đã có hiệu quả được chứng thực trên lâm sàng (trên chính người bệnh tim mạch) và kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế. Có lẽ đây chính là cơ sở được nhiều người bệnh tin tưởng và sử dụng.
Mời bạn lắng nghe trải nghiệm của một người bệnh qua video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=fdseWRGTwF4
Bên cạnh đó, người bệnh van tim nên lưu ý tới chế độ ăn, lối sống, bởi điều này cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Mời bạn xem chuyên gia hướng dẫn chi tiết ở bài viết sau:
https://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-bi-ho-van-tim-nen-an-gi-tot-nhat.html
Chúc bạn sức khỏe!
Khi van tim đã bị tổn thương thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn được nên cũng không thể nói là bao lâu sẽ tái phát vì nó sẽ theo vợ bạn trong thời gian tới. Với trường hợp của vợ bạn hiện tại đang bị hở van mức độ nhẹ. Tuy nhiên chị lại đang bị hở van động mạch chủ tức là van chính để đưa máu đi nuôi dưỡng cơ thể. Chính vì vậy nếu không có phương pháp hợp lý mức độ hở van tim sẽ tăng nặng hơn cũng như xuất hiện nhiều biểu hiện như mệt mỏi, khó thở...Để có phương pháp điều trị hợp lý bạn cần để vợ sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ (nếu có) kết hợp tốt với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như:
- Giữ tâm lý ổn định bằng cách tập thiền, yoga, dưỡng sinh, hít sâu thở chậm….Tránh căng thẳng lo lắng hay vận động gắng sức quá nhiều.
- Tăng cường giao lưu với bạn bè, thư giãn tâm lý, cân đối hợp lý giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Cần hạn chế đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối (ví dụ mì tôm, các loại bánh mặn, gà rán và khoai tây chiên), thực phẩm chế biến sẵn nhiều muối như thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối; hoặc các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như , phủ tạng động vật, mỡ động vật, bơ, trứng.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, có cồn, …
Ngoài ra bạn cho vợ sử dụng ngay sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày chia 2 lần. Sản phẩm vừa có tác dụng tăng cường tuần hoàn đưa lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn vừa cung cấp năng lượng nuôi dưỡng tế bào cơ tim giúp làm chậm tiến trình hở van tim cho chị.
Chúng tôi tin sau một thời gian chị thực hiện như chúng tôi hướng dẫn sức khoẻ của chị nhà sẽ cải thiện tốt hơn.