Hở van tim để lại những hậu quả không hề nhỏ và tiên lượng của bệnh ngay cả bác sĩ cũng không thể nói trước được. Do vậy, thay vì ỉ lại cho bác sĩ, bạn cũng nên tìm hiểu về tình trạng bệnh của mình. Bệnh hở van tim khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có cách để bạn chung sống hòa bình với nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc về bệnh lý này, từ đó đưa ra được hướng điều trị phù hợp để ngăn bệnh tiến triển và tránh rủi ro.
Bệnh hở van tim là tình trạng van tim không đóng kín khiến máu bị trào ngược trở lại buồng tim trước mỗi khi tim co bóp. Bệnh có thể xảy ra ở cả 4 van tim là: van hai lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Trong đó, hở van tim 2 lá, 3 lá là 2 loại thường gặp nhất. Bình thường các van tim giữ vai trò quan trọng trong hoạt động bơm máu của tim, chúng làm nhiệm vụ đóng mở nhịp nhàng, giúp máu chỉ lưu thông theo một chiều nhất định. Bởi vậy, khi bất kỳ van tim nào hoạt động không đúng cách cũng sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe người bệnh.
Bệnh hở van 2 lá là loại van thường gặp nhất
Bệnh thấp tim (hay sốt thấp khớp) là nguyên nhân phổ biến nhất. Thấp tim là biến chứng của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A gây nên. Nếu bệnh viêm họng do liên cầu không được điều trị triệt để, sau khoảng 2 – 3 tuần có thể tiến triển thành thấp tim với các triệu chứng nhận biết là sốt, đau khớp… Khi đó, người bệnh cần sớm tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, nhằm hạn chế các tổn thương cho hệ thống van tim.
Một số nguyên nhân thường gặp khác là bệnh cao huyết áp làm thay đổi cấu trúc tim, viêm nội tâm mạc, bệnh tim bẩm sinh, tác dụng phụ của một số loại thuốc,…
Mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ phụ thuộc vào độ hở của van và loại van tim nào bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng. Hở van được chia làm 4 mức độ: hở 1/4 (hở nhẹ), 2/4 (hở trung bình), 3/4 (hở nặng) và 4/4 (hở rất nặng). Với mức độ hở van 1/4 ở van 2 lá, 3 lá, van động mạch phổi và người bệnh không có bất kỳ triệu chứng gì, thì được coi là hở van tim sinh lý, hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không đáng lo ngại.
Với mức độ hở trung bình và hở van tim nặng thì có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu qua van, khi đó máu sẽ bị ứ đọng tại các buồng tim và thiếu máu đi ra tuần hoàn. Lúc này tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu đi nuôi cơ thể, theo thời gian trái tim dần suy yếu, người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro như suy tim, huyết khối, rối loạn nhịp tim (thường gặp nhất là rung nhĩ), đột quỵ...
Trong số bốn van tim thì bệnh hở van tim 2 lá và hở van động mạch chủ (các van ở buồng tim trái) thường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn so với hở van tim 3 lá và hở van động mạch phổi (các van ở buồng tim phải), bởi các buồng tim trái làm nhiệm vụ bơm máu giàu oxy qua động mạch chủ để đi nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, hở van động mạch chủ là nguy hiểm nhất, vì vậy dù chỉ hở ở mức độ nhẹ cũng cần phải được theo dõi và điều trị sớm.
Xem thêm: Bệnh hở van 2 lá – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Khi bệnh ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện gì rõ rệt. Chỉ đến lúc bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như:
Trong giai đoạn đầu các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi hoạt động gắng sức, nhưng ở những giai đoạn nặng chúng có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi hay làm việc nhẹ nhàng. Các triệu chứng thường tăng nặng hơn về đêm khi người bệnh nằm ngủ, do lúc này máu bị dồn ứ tại phổi nhiều hơn.
Ho khan, khó thở về đêm - dấu hiệu cảnh báo hở van trở nặng
Khi van tim đã hở khó có thể làm van đóng lại như bình thường, tuy nhiên với những tiến bộ trong y học hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh chung sống khỏe mạnh với căn bệnh này. Mục tiêu chính trong điều trị là làm giảm triệu chứng, ngăn bệnh tiến triển và bảo tồn van tim không bị hư hại thêm nữa hoặc sửa chữa, thay thế van tim mới khi van đã bị tổn thương nặng.
Tiên lượng và tuổi thọ của bệnh nhân hở van tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng nhìn chung, với những trường hợp tổn thương van chưa quá nghiêm trọng, nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh trong rất nhiều năm. Khi bệnh trở nặng, nguy cơ biến chứng cao hơn, người bệnh thậm chí có thể bị đột tử ngay lập tức do huyết khối hay rối loạn nhịp tim.
[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]
Bệnh hở van không di truyền, tuy nhiên cũng giống như hầu hết các vấn đề tim mạch khác, bệnh van tim có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình, điều này có nghĩa rằng nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh, thì bạn có thể có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác.
Với những phụ nữ mắc bệnh hở van tim, thì vẫn hoàn toàn có thể sinh con và sinh ra một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trước khi mang thai cần được đánh giá sức khỏe tổng quát và tình trạng bệnh van tim bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Trong một số trường hợp như hở van nặng, có kèm theo rung nhĩ hoặc đã phẫu thuật van tim, cần sử dụng thuốc kháng đông thì phải cân nhắc rất kỹ về việc có nên mang thai hay không, vì việc dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây sảy thai hoặc đẻ non. Mặt khác, khi mang thai tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ máu cho 2 người, do vậy có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tim và tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Vì vậy trong quá trình mang thai cũng cần có sự theo dõi chặt chẽ của cả bác sĩ tim mạch và bác sĩ sản khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hở van và các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Thông thường, nếu van tim chỉ bị hở ở mức độ nhẹ (hở 1/4), chưa làm xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì, thì người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống và định kỳ theo dõi tái khám 6 tháng/ 1 lần. Nếu van tim bị hở mức độ nhẹ và trung bình (hở 1/4 - 2/4), nhưng đã xuất hiện các triệu chứng thì có thể được bác sĩ kê đơn các loại thuốc điều trị để làm giảm triệu chứng và hạn chế diễn tiến của bệnh.
Với những trường hợp hở van tim mức độ nặng (hở từ 3/4 - 4/4), đã làm suy giảm chức năng tim nghiêm trọng, gây khó thở, mệt mỏi thường xuyên ngay cả khi nghỉ ngơi, thì người bệnh sẽ cần được can thiệp hay phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế van tim mới.
Nếu các triệu chứng suy tim nhẹ (chỉ khó thở, mệt khi gắng sức) thì vẫn có thể điều trị nội khoa, nhưng cần theo dõi sát và tái khám định kỳ.
Nếu hở van tim đã gây giãn các buồng tim, hoặc xuất hiện rối loạn nhịp tim như rung nhĩ thì cũng cần phẫu thuật.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Bệnh van tim khi nào cần phẫu thuật? Biết để điều trị đúng cách
Cùng với các phương pháp điều trị chính là thuốc hay phẫu thuật, thì việc kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh. Một kết quả nghiên cứu tại Việt Nam được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế Toàn cầu Canada 2014 cho thấy, giải pháp hỗ trợ điều trị từ TPCN Ích Tâm Khang có thể giúp làm giảm khó thở, mệt mỏi, đau ngực, phục hồi chức năng tim và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Dưới đây là chia sẻ của nhiều người bệnh bị hở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, đã cải thiện được sức khỏe và trì hoãn được phẫu thuật van tim nhờ có phương pháp điều trị phù hợp:
Tìm được đúng phương pháp điều trị, đã giúp tôi thực hiện được ước mơ của mình
Chia sẻ của cô Huệ về kinh nghiệm điều trị hở van tim không phẫu thuật
Tôi đã không còn khó thở, mệt, đau ngực nữa từ khi áp dụng phương pháp này
Chia sẻ của cô Nhung về cách điều trị hiệu quả
Xem thêm: Chia sẻ của nhiều người bệnh về kinh nghiệm điều trị bệnh hiệu quả
Nếu bạn bị hở van dù ở mức độ nào cũng nên ăn một chế độ ăn ít chất béo để giúp giảm cholesterol và giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nên ăn thịt trắng (cá, gà bỏ da), hạn chế thịt màu đỏ (thịt lợn, thịt bò), không ăn nội tạng động vật. Đồng thời tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt, vì chúng giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Người bệnh cũng cần giảm bớt muối trong chế độ ăn và hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê… vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Đặc biệt lưu ý với những người đã phẫu thuật thay van tim, thì cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau họ cải (cải bó xôi, súp lơ…) vì chúng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và giảm tác dụng của các thuốc chống đông kháng vitamin K (thường được dùng sau phẫu thuật van tim).
Xem thêm: Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh hở van tim
Nhìn chung, việc tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng được khuyến khích cho tất cả những người mắc bệnh tim mạch, trong đó có bệnh hở van tim. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích như cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu và tăng cường chức năng tim. Những bài tập được đề xuất bao gồm đi bộ, bơi lội và đi xe đạp. Không nên tập luyện những môn đòi hỏi gắng sức cao vì có thể làm bệnh nặng hơn. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người. Trong quá trình luyện tập nếu thấy khó thở, đau ngực cần nghỉ ngơi ngay và giảm dần cường độ luyện tập trong những ngày sau.
Xem thêm: 5 bài tập thể dục mà người bệnh nên biết
Hở van tim có thể xảy ra với bất kỳ ai và bệnh có thể nặng lên bất cứ lúc nào, nếu như không có phương pháp điều trị phù hợp. Bởi vậy, hãy luôn chủ động tìm hiểu những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để yên tâm sống khỏe!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/heart/leaky-heart-valve-symptoms-causes-treatments#1
https://www.belmarrahealth.com/leaky-heart-valve-symptoms-causes-treatments/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-regurgitation/symptoms-causes/syc-20350178
Danh sách bình luận
Hở van tim nhẹ mặc dù là mức độ không nguy hiểm, nhưng bạn cần lưu ý van tim có thể hở tăng nặng theo thời gian. Do vậy, bạn không nên chủ quan, đặc biệt hiện bạn đang có biểu hiện nặng lên. Như vậy, theo chúng tôi bạn nên đi thăm khám lại để theo dõi tiến triển của bệnh, từ đó xác định căn nguyên gây ra triệu chứng này để từ đó có hướng điều trị bệnh phù hợp.
Bên cạnh đó, trước và sau khi thăm khám bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, điển hình như TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm Đầu tiên và Duy nhất có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế.
Sản phẩm có tác dụng giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn, ngăn không cho mức độ hở van nặng lên, giúp tăng cường sức khỏe trái tim từ đó giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể từ đó giúp giảm khó thở, mệt, đau ngực hiệu quả.
Bạn có thể lắng nghe chia sẻ trải nghiệm của nhiều người bệnh van tim đã lấy lại được sức khỏe sau khi tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp qua bài viết sau:
https://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/benh-hep-ho-van-tim-va-giai-phap-ho-tro-dieu-tri-hieu-qua.html
Chúc bạn sức khỏe!
Đúng là tức ngực, khó thở là một trong những biểu hiện của bệnh tim mạch, trong đó có hở van tim. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nữa. Để xác định chính xác có phải do bệnh tim mạch không thì cần phải được siêu âm tim, chụp X - Quang ngực. Do vậy, chúng tôi chưa thể trả lời câu hỏi của bạn là bạn có bị hở van tim hay không. Nếu bạn chữa trị 2 tháng vẫn chữa khỏi, bạn nên đi thăm khám lại để được bác sĩ đổi loại thuốc, liều thuốc phù hợp hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Hở van tim 1/4 (hở cơ năng) thì không đáng lo ngại hay còn được gọi là hở van tim sinh lý. Hở ở mức độ này thì chưa gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể của cháu. Triệu chứng mà cháu gặp phải có thể do nguyên nhân khác.
Trước mắt thì bệnh của cháu chưa cần phải điều trị. Tuy nhiên, mức độ hở van tim này có thể sẽ tiến triển hở nặng theo thời gian, do vậy gia đình cần đưa cháu đi thăm khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và các bác sĩ có hướng điều trị phù hợp cho cháu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý vệ sinh, sinh hoạt cho cháu bởi ở độ tuổi của cháu dễ nhiễm khuẩn liên cầu tan huyết nhóm beta - căn nguyên gây thấp tim, ảnh hưởng tới van tim. Chúng tôi gửi thêm cho bạn bài viết chia sẻ về cách để chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh để bạn tham khảo:
https://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Hiện không có loại van tim nào là 1 lá cả, bạn có thể xem lại giấy kết luận của bác sĩ và cung cấp lại thông tin cho chúng tôi nhé!
Khi có thông tin đúng chúng tôi sẽ có tư vấn chi tiết cho bạn.
Thân mến!
Hở van 2 lá 3/4 là mức độ hở năng tuy nhiên đã phải can thiệp hay chưa thì bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bạn sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất. Vì ngoài việc căn cứ vào mức độ hở van tim bác sĩ sẽ căn cứ vào biểu hiện bạn đang gặp. Nếu bạn chưa mệt mỏi, khó thở nhiều thì vẫn có thể điều trị nội khoa còn ngược lại khi đó bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp. Chính vì vậy hiện tại bạn chỉ cần chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ 3-6 tháng một lần. Đồng thời để sức khoẻ của bạn được cải thiện tốt bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như không căng thẳng lo lắng nhiều, tập hít sâu thở chậm, ngủ nghỉ đúng đủ thời gian, không hoạt động gắng sức ... và kết hợp với sử dụng Ích Tâm Khang ngày 4v chia 2 lần vừa giúp cải thiện các biểu hiện vừa làm chậm tiến trình hở van cho bạn.
Thân mến!
Hiện tại chúng tôi thấy bạn nói hở va 1 lá 2/4 chắc là bạn đang ghi nhầm vì hiện tại không có van 1 lá. Với mức độ hở 2 van của bạn hiện tại của bạn mới ở mức độ nhẹ và trung bình nên bạn không quá lo lắng. Tuy nhiên bạn cũng cần có biện pháp để giúp cải thiện các biểu hiện do hở van gây ra cũng như kiểm soát mức độ hở không tiến triển nặng hơn để tránh việc phải can thiệp thay van. Để đạt được mục tiêu trên bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: Không căng thẳng lo lắng quá nhiều, tập hít sâu thở chậm, không nên hoạt động gắng sức quá... Bên cạnh đó bạn sử dụng ngay sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4v/ngày chia 2 lần. Sản phẩm có tác cung cấp năng lượng để giúp nuôi dưỡng tế bào cơ tim hoạt động tốt hơn nên sẽ cải kiểm soát mức độ hở van không tăng nặng hơn. Đã có rất nhiều bệnh nhân nhờ sử dụng Ích Tâm Khang sức khoẻ được cải thiện tốt. Bạn lắng nghe chia của một trong số những bệnh nhân như vậy qua Clip sau: https://www.youtube.com/watch?v=oocZ0G8G2B8
Bạn chỉ cần tái khám định kỳ ở một số bệnh viện chuyên khoa là được bạn nhé. Chúng tôi gửi bạn danh sách một số bệnh viện bạn có thể tới: http://www.suytim.info/bai-viet/thong-tin-benh/kham-tim-mach-o-benh-vien-nao-la-tot-nhat.html
Thân mến!
Biểu hiện bạn đang gặp là do rối loạn dẫn truyền điện tim gây ra ngoại tâm thu. Việc sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ bạn cần phải tuân thủ không được tự ý giảm liều khi chưa có chỉ định. Vì vậy theo chúng tôi bạn cần phải sử dụng lại thuốc điều trị. Ngoài ra để việc kiểm soát nhịp tim cũng như sức khoẻ cho tim mạch của bạn được cải thiện tốt hơn ngoài việc điều chỉnh các chế độ dinh hiện tại bạn nên sử dụng ngay sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ ngày chia 4 lần. Ích Tâm Khang có tác dụng cung cấp năng lượng nuôi dưỡng tế bào cơ tim giúp nhịp tim ổn định hơn đồng thời khi sử dụng lâu dài còn có tác dụng làm chậm tiến trình hở van tim và phòng ngừa nguy cơ suy tim sau này. Bạn lưu ý không nên hoạt động gắng sức quá nhiều, nên tập hít sâu thở chậm, nghỉ ngơi đúng đủ thời gian bạn nhé.
Chúc bạn sức khoẻ!