Suy tim độ 1 cẩn trọng để không tiến triển sang độ nặng

A- A+

Suy tim độ 1 là mức độ nhẹ nhất trong 4 giai đoạn suy tim, nhưng nếu chủ quan trong điều trị bệnh sẽ nặng lên nhanh chóng. Ở giai đoạn này, người bệnh cần tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống để ngăn ngừa suy tim tiến triển.

Suy tim độ 1 là gì, triệu chứng như thế nào?

Suy tim độ 1 hay suy tim giai đoạn đầu là mức độ nhẹ nhất trong 4 mức độ của suy tim theo phân loại của tổ chức tim mạch Hoa Kỳ (NYHA). 

Ở mức độ này, người bệnh vẫn hoạt động, sinh hoạt gần như bình thường, khó có thể nhận thấy dấu hiệu suy tim độ 1. Các triệu chứng khó thở, mệt mỏi hay đau tức ngực chỉ xuất hiện khi mắc kèm các bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim... 

Suy tim giai đoạn đầu rất khó phát hiện, thường được chẩn đoán khi thăm khám sức khỏe tổng thể hoặc kiểm tra các bệnh lý tim mạch khác.

 Suy tim độ 1 là mức độ suy tim nhẹ nhất, người bệnh có thể chưa xuất hiện triệu chứng

Suy tim độ 1 là mức độ suy tim nhẹ nhất, người bệnh có thể chưa xuất hiện triệu chứng

Nguyên nhân gây ra suy tim độ 1

Nguyên nhân gây suy tim độ 1 thường do các bệnh tim mạch khác mà người bệnh mắc phải trong một khoảng thời gian dài. Trong số đó, bệnh mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân gây suy tim nói chung. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim độ 1 có thể kể đến như:

- Bệnh cơ tim (cơ tim giãn)

- Bệnh van tim

- Khuyết tật tim bẩm sinh

- Có tiền sử bị nhồi máu cơ tim

- Bị rối loạn nhịp tim và huyết áp cao

- Người mắc bệnh phổi, bệnh tiểu đường hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS,bệnh cường giáp và nhược giáp.

- Người đang phải điều trị ung thư và sử dụng phương pháp hóa trị liệu.

- Người uống quá nhiều rượu.

Suy tim độ 1 có nguy hiểm không?

Phù phổi cấp là biến chứng thường gặp khi suy tim trở  nặng

Phù phổi cấp là biến chứng thường gặp khi suy tim trở  nặng

Suy tim độ 1 chưa nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị tốt, theo thời gian chức năng tim ngày càng suy yếu, suy tim giai đoạn 1 dễ dàng tiến triển sang suy tim độ 2, suy tim độ 3, suy tim độ 4. Khi đó chất lượng sống của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng nhiều: Phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, suy gan, suy thận, đột quỵ, nhồi máu não...

Theo Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến – trưởng khoa nội Tim Mạch bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội cho biết suy tim độ 1 sẽ không còn nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng lắng nghe tư vấn của bác sĩ về những dấu hiệu cảnh báo suy tim sớm qua video sau:

Chuyên gia tim mạch tư vấn cách nhận biết suy tim giai đoạn 1

Dấu hiệu cảnh báo suy tim độ 1 trở nặng

Mặc dù suy tim tiến triển âm thầm trong nhiều năm, triệu chứng suy tim độ 1 chưa thực sự rõ ràng nhưng bệnh có thể trở nặng nhanh chóng khi gặp các điều kiện thuận lợi. Do vậy, người bệnh cần phải cảnh giác khi thấy xuất hiện các dấu hiệu:

- Cảm thấy khó thở thường xuyên hơn, đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm

- Người bệnh cảm giác mệt mỏi và đuối sức, giảm khả năng hoạt động

- Phù ở bàn chân, mắt cá chân hoặc bụng

- Ho khan dai dẳng kèm theo đờm loãng có bọt khí màu hồng hoặc lẫn máu

- Đau tức ngực tăng lên

- Nhịp tim nhịp tim nhanh hơn hoặc rối loạn nhịp tim.

- Chướng bụng (cổ trướng), buồn nôn, chán ăn

- Tăng cân đột ngột do giữ nước

- Tiểu đêm nhiều hơn.

Tpbvsk Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng giúp làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và  giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Hãy gọi cho chúng tôi 0983.103.844 - 0964.781.912 để biết thêm thông tin về sản phẩm.

Các phương pháp điều trị suy tim độ 1

Sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ và thay đổi lối sống là các phương pháp điều trị suy tim độ 1 được áp dụng phổ biến nhất. Can thiệp hay phẫu thuật chỉ áp dụng với các trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị. Sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ sẽ giúp cho quá trình điều bệnh trị suy tim hiệu quả hơn.

Phẫu thuật, can thiệp khi hở van hoặc tắc hẹp mạch vành

Nếu suy tim do hẹp - hở van tim, để hạn chế chức năng tim bị suy yếu, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thay van tim, sửa van hoặc nong van. Trong trường hợp suy tim do tắc hẹp mạch vành, có thể cần phải có chỉ định can thiệp đặt stent hoặc bắc cầu động mạch vành.

Đặt stent giúp tăng cường máu nuôi tim sẽ cải thiện suy tim do bệnh mạch vành

Đặt stent giúp tăng cường máu nuôi tim sẽ cải thiện suy tim do bệnh mạch vành

Điều trị bằng thuốc

Trong hầu hết các trường hợp suy tim độ 1, thuốc là lựa chọn đầu tiên để giúp điều trị nguyên nhân gây suy tim như cao huyết áp, cholesterol máu cao, rối loạn nhịp tim, nhằm làm giảm gánh nặng cho tim và làm chậm tiến triển của bệnh. Thuốc điều trị suy tim độ 1 bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci, thuốc giảm mỡ máu… tùy thuộc bệnh lý tim mạch là gì. Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc điều trị suy tim theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc, giảm liều, bỏ liều vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Trong số nhiều các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược cho người bệnh suy tim, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên đã khẳng định được hiệu quả trong vai trò hỗ trợ điều trị, thông qua kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, TPBVSK Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy tim ( khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Hiệu quả này cũng được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014.

Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Ích Tâm Khang trong hỗ trợ điều trị suy tim

Nhiều người bệnh đã giảm triệu chứng suy tim, phục hồi chức năng tim khi kết hợp sử dụng Ích Tâm Khang cùng với thuốc điều trị từ giai đoạn sớm. Đặc biệt ở giai đoạn đầu, khi cơ tim chưa bị suy nặng, các buồng tim chưa giãn rộng và dày lên, sự đáp ứng của Ích Tâm Khang với các triệu chứng bệnh sẽ tốt nhất.

Ông Nịnh - Thái Bình chia sẻ về kết quả sử dụng Ích Tâm Khang đã giảm khó thở, mệt mỏi do suy tim

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Chế độ ăn cho người suy tim độ 1

Khi chăm sóc bệnh nhân suy tim độ 1 cần lưu ý tới một chế độ ăn lành mạnh đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không làm tăng gánh nặng cho tim. Trong đó, bạn cần lưu ý:

Tăng cường rau xanh và trái cây tươi

Rau củ quả có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Chính vì vậy, người bệnh suy tim độ 1 nên ăn nhiều rau và các loại trái cây như:

- Quả mọng (việt quất, dâu tây, mâm xôi…) giàu chất xơ hòa tan và các chất chống oxy hóa.

- Dưa hấu, chuối, cam, quả mơ là nguồn cung cấp kali dồi dào, rất tốt cho người bệnh suy tim đang ăn giảm muối. Tuy nhiên, do những hoa quả này thường chứa nhiều đường nên người bệnh cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải.

- Một số loại trái cây khác tốt cho người suy tim độ 1 như: dưa lưới, táo, kiwi, đu đủ, đào…

Ngoài ra, bạn cần lưu ý nên ăn hoa quả tươi, tránh những hoa quả khô hoặc đóng hộp vì chúng thường chứa nhiều đường và muối không tốt cho tim mạch.

Tránh thực phẩm giàu kali khi người bệnh suy tim dùng thuốc chống đông máu

Tránh thực phẩm giàu kali khi người bệnh suy tim dùng thuốc chống đông máu

Cân bằng kali trong cơ thể

Tim hoạt động được là nhờ sự thay đổi điện thế khi natri và kali ra vào trong màng tế bào. Người bệnh suy tim khi bị phù hoặc ứ dịch sẽ cần sử dụng một số thuốc lợi tiểu thải kali. Vì vậy việc bổ sung thêm thực phẩm giàu kali là cần thiết. Một số thực phẩm giàu kali mà người suy tim nên ăn ví dụ như:

- Các loại hải sản: cá hồi, cá ngừ, ngao (nghêu)...

- Các loại rau: rau cải bó xôi, bông cải xanh, cần tây, dưa leo, cà chua, củ cải trắng…

- Các loại đậu: đậu nành, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu xanh...

Bên cạnh chế độ ăn uống, người suy tim độ 1 cũng cần lưu ý về việc xây dựng một lối sống tích cực hơn từ những thói quen tốt như: Giảm cân, bỏ hút thuốc lá, tránh sử dụng các chất kích thích, tập thể dục thường xuyên, vừa sức để giúp máu lưu thông tốt hơn…

Xem thêm: 8 bài tập thể dục làm tăng hiệu quả điều trị suy tim

 Ngăn ngừa tiến triển của suy tim độ 1 bằng cách thay đổi lối sống tích cực hơn

Ngăn ngừa tiến triển của suy tim độ 1 bằng cách thay đổi lối sống tích cực hơn

Đừng quá lo lắng khi biết mình bị suy tim độ 1, hãy sống lạc quan và kết hợp đồng thời các phương pháp trên sẽ giúp bạn ngăn ngừa tiến triển của suy tim và kéo dài tuổi thọ.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị của nhiều người bệnh suy tim khác

Nguồn tham khảo: webmd.com

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm  tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:57 12/05/2022
    Chào bạn.
    Đúng như bác sĩ trao đổi với bạn với bệnh nhân bị suy tim ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bạn cần kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể chế độ dinh dưỡng nên điều chỉnh cho ông theo nguyên tắc chung như sau: Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, cân bằng lượng kali trong khẩu phần ăn, hạn chế chất béo và thực phẩm sinh hơi, bia, rượu, kiểm soát lượng nước...
    Cụ thể bạn tham khảo tại đường link sau đây để áp dụng điều chỉnh cho bác bạn nhé: https://suytim.infom.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-suy-tim-nen-an-gi-o-moi-giai-doan-de-nhanh-hoi-phuc-suc-khoe.html
    Thân mến!
  • Lê Phú Anh
    Lê Phú Anh
    09:22 03/02/2021
    Chào bác sĩ. Bố tôi năm nay 76 tuổi thời gian vừa rồi ông hay mệt đi khám mới phát hiện ra ông bị suy tim độ 1. Bác sĩ có cho thuốc điều trị và lưu ý chế độ dinh dưỡng nhưng không nỏi cụ thể như thế nào. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi trường hợp của bố tôi cần phải ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt nhất không ạ? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.