Ngoại tâm thu có nguy hiểm không?

A- A+

Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, có thể xuất hiện ở người bình thường không gây nguy hiểm, nhưng gặp ở người bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ đột tử.

Bình thường, trái tim của chúng ta đập đều đặn khoảng 60 - 80 lần trong một phút. Ngoại tâm thu là hiện tượng khởi phát của những nhịp đập bất thường, làm phá vỡ nhịp điệu bình thường của tim, cụ thể nhát tim đập “sớm” quá, lúc chưa “được phép” đập đã đập; sau nhát đập sớm này, tim “nghỉ bù” một lát để lấy lại sức trước khi đập nhát tiếp theo.

Nguyên nhân gây ngoại tâm thu

Ngoại tâm thu có thể gặp cả ở những người có bệnh tim, lẫn người hoàn toàn khỏe mạnh bình thường.

Ở người bình thường, bất kể ai cũng có thể gặp hiện tượng ngoại tâm thu ít nhất một lần trong đời. Điều này cũng dễ hiểu vì từ lúc còn là bào thai mới được 3 tháng tuổi, cho đến lúc mất, trái tim của chúng ta đập liên tục, không mệt mỏi, mỗi phút đập từ hơn 60 lần, tổng số tới 2 - 3 tỷ nhịp đập trong một cuộc đời 60 năm, vậy làm sao tránh khỏi có một nhịp đập sai. Và những yếu tố tác động dẫn đến hiện tượng này là gì? Đó là tình trạng căng thẳng, stress, lo lắng; sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, chè, thuốc lá, ma túy hay một số thuốc điều trị… nhiều người có thể xuất hiện ngoại tâm thu trước kỳ kinh nguyệt hoặc trong giai đoạn mang thai.

Ở những người mắc bệnh tim mạch, ngoại tâm thu thường xuất hiện trong các trường hợp có bệnh tim nặng như: viêm cơ tim, nhồi máu cơ timbệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim 

Ngoại tâm thu là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất

Ngoài ra, ngoại tâm thu cũng có thể xuất hiện hoặc trên nền của những bệnh lý khác như thiếu máu, cường giáp (bệnh Basedow), thiếu kali trong máu...

Những dấu hiệu nhận biết ngoại tâm thu

Tình trạng “nhịp đập, nhịp bỏ” khiến người bệnh có cảm giác hẫng hụt. Nhiều người cảm thấy rất rõ khi tim đang đập đều bỗng nhiên "hẫng" một nhát, giống như người bị vấp hay bước hụt. Sau nhát hẫng đó, tim như ngưng lại một chút, tiếp đó đập một nhát mạnh hơn, rồi lại mới tiếp tục đập như bình thường. Một trường hợp ngoại tâm thu điển hình là người bệnh thấy có các cảm giác theo thứ tự: hẫng hụt, ngừng đập, rồi đập mạnh.

Cá biệt có một số ít trường hợp thấy căng, tức ở cổ trong nhát ngoại tâm thu, do máu bị dồn ngược từ tim lên.

Nếu ngoại tâm thu xuất hiện nhiều và liên tiếp, người bệnh có thể thấy hồi hộp, trống ngực, thậm chí khó thở, mệt mỏi...

Ngoại tâm thu có nguy hiểm không?

Ngoại tâm thu có ý nghĩa quan trọng như là một dấu hiệu cảnh báo quả tim của bạn đang có vấn đề. Để khẳng định được bệnh có thực sự nghiêm trọng hay không, nặng hay nhẹ, thì chỉ có bác sĩ mới trả lời được, thông qua những xét nghiệm và thăm khám lâm sàng.

Có những trường hợp rất nhẹ, hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đó là khi ngoại tâm thu ít, thưa, xuất hiện ở người trẻ tuổi, khám không có bệnh tim gì khác. Khi đó người bệnh thường không cần phải điều trị, chỉ cần bỏ thuốc lá và rượu, sống điều độ, tránh những cảm xúc mạnh, nếu cần có thể phải giảm bớt lao động cả trí óc lẫn chân tay,…

Có những trường hợp bệnh nặng hơn, ngoại tâm thu xuất hiện dày, kèm theo cảm giác khó thở, mệt mỏi, trống ngực... Khi đó, người bệnh cần phải được điều trị và sử dụng thuốc. Trường hợp này, bệnh có thể tiến triển nặng dần, làm giảm hiệu quả bơm máu của tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn bình thường và lâu ngày có thể dẫn đến suy tim.

Ngoại tâm thu xuất hiện trên nền các bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ đột tử

Ngoại tâm thu xuất hiện trên nền các bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ đột tử

Cuối cùng, là trường hợp ngoại tâm thu xuất hiện trên "nền" của những bệnh tim khác. Khi đó, ngoại tâm thu có thể nguy hiểm hơn và thường liên quan chặt chẽ đến khả năng làm tăng nguy cơ đột tử. Lúc này, cần phải tập trung chữa các bệnh lý chính, chữa ngoại tâm thu chỉ là một phần trong điều trị.

Do vậy, khi thấy xuất hiện ngoại tâm thu, bạn đừng nên quá hoang mang, tốt nhất nên sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh. Qua đó bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên về chế độ sinh hoạt và điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim

8 bài tập thể dục dành cho người bệnh suy tim

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị bệnh tim hiệu quả

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    13:20 17/05/2022
    Chào bạn!
    Tình trạng ngoại tâm thu có thể xuất hiện ở người bệnh tim mạch hoặc cả ở những người bình thường. Nhát đập, nhát bỏ, cảm giác u201chẫngu201d là triệu chứng thường gặp ở ngươi mắc ngoại tâm thu. Đây có thể là tình trạng bình thường hay gặp ở giới trẻ, không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đển sức khỏe và không phải điều trị, chỉ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh cảm xúc mạnh hay stress kéo dài, không sử dụng các chất kích thích, không thức quá khuyau2026sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể tham khảo bài viết về Ngoại tâm thu tại link sau:
    http://suytim.info/bai-viet/thong-tin-benh/ngoai-tam-thu-co-nguy-hiem-khong.html
    Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng Ninh Tâm Vương. Với tác động toàn diện lên hệ thống tim mạch và các hoạt động dẫn truyền trong tim, Ninh Tâm Vương sẽ giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau ngực do ngoại tâm thu và phòng ngừa các biến cố tim mạch như huyết khổi, suy tim, ngừng tim, đột quỵ... Bạn có thể dùng sản phẩm với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h, theo đúng một lộ trình từ 2-4 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.Chúc bạn sức khỏe!Thân.
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    13:17 17/05/2022
    Chào bạn, không biết bạn đi khám có được chẩn đoán ngoại tâm thu không? Qua các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh và phương pháp điều trị thích hợp, do vậy bạn không nên quá lo lắng . Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì chỉ cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định (loại thuốc, liều lượng và thời gian điều trị) và kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hiện tại bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh. Nếu tần suất, mức độ xuất hiện các triệu chứng không thuyên giảm hoặc ngày càng tăng thì bạn nên sớm khám lại tại chuyên khoa tim mạch ở bệnh viện uy tín để có phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có gas hay chất kích thích (rượu bia, cafein, trà đặc), không thức khuya, tránh làm việc nặng, gắng sức hay lo lắng, căng thẳng kéo dài.
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    11:56 16/05/2022
    Chào bạn,
    Ngoại tâm thu là bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh tim làm cho tim đập sớm hơn một nhịp, khi tim chưa được “phép đập”, gây hiện tượng nhát đập nhát bỏ. Bệnh nếu không được điều trị hợp lý, có thể sẽ gây nhiều phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh. Nếu bạn đã đi khám, thì bạn nên yên tâm và kiên trì dùng thuốc theo chỉ định.
    Đối với thuốc canxi, bạn nên nhớ cần phải uống theo đúng chỉ định của bác sỹ và lưu ý những điều sau:
    - Có thể chia thuốc thành nhiều lần trong ngày để cơ thể dễ hấp thu hơn.
    - Hạn chế uống thuốc canxi dùng chung với rau củ quả có vị chát hoặc đậu nguyên vỏ, vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể.
    - Không nên dùng chung thuốc canxi với các loại sữa hoặc chế phẩm của sữa.
    - Bổ sung canxi bằng thuốc tốt nhất vào ban ngày, vì uống vào buổi tối có thể gây mất ngủ.
    Bạn đừng quá lo lắng, bệnh sẽ dần tiến thoái nếu bạn kiên trì điều trị và chăm sóc, bồi bổ sức khỏe đúng cách. Bạn nên dùng thêm một vài thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch ổn định nhịp tim.
    Chúc bạn sớm bình phục!
    Thân.
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    16:41 13/05/2022
    Chào bạn,
    Không biết bác đã đi khám ở đâu chưa? Bác có đang mắc phải bệnh nào khác như bệnh van tim (hẹp van, hở van), bệnh cơ tim, thiếu máu, cường giáp… hay chỉ do tâm lý căng thẳng quá mức, tác dụng phụ của thuốc… gây ra tình trạng tim bỏ nhịp? Đa số trường hợp ngoại tâm thu thường lành tính và không cần điều trị, nhưng nếu có nguyên nhân từ các bệnh khác như chúng tôi vừa kể trên thì bác cần phải được điều trị sớm các bệnh lý này. Tốt nhất, bác nên sớm đi khám tại chuyên khoa tim mạch của các bệnh viện lớn có uy tín để được thăm khám và có hướng xử trí phù hợp.
    Trước mắt, bác cần thực hiện một lối sống khoa học: hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, rượu bia… tăng cường ăn nhiều rau xanh, chất xơ, quả tươi. Thường xuyên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ưu tiên các bài tập như yoga, thiền, hít sâu thở chậm giúp thư giãn tâm lý và ổn định nhịp tim hiệu quả. Bên cạnh đó, bác có thể tham khảo sử dụng thêm Tpcn Ninh Tâm Vương, đây là sản phẩm chuyên biệt cho người bị ngoại tâm thu có nguồn gốc từ thảo dược, giúp làm giảm nhịp ngoại tâm thu, bớt hồi hộp, mệt mỏi… Bác hãy lắng nghe chia sẻ của người bệnh ngoại tâm thu đã tìm ra giải pháp cho bệnh của mình:
    https://www.youtube.com/watch?v=ii0S1CODLXU&index=2&list=PL9Uw3zMEm1Mp_ZtK9Ub_7dctwqSaxpcHw
    Chúc bác luôn khỏe mạnh!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    16:36 13/05/2022
    Chào bạn,
    Ngoại tâm thu là chứng bệnh gây ra bởi sự rối loạn dẫn truyền điện trong tim, và phụ thuộc nhiều vào yếu tố cảm xúc, tâm lý. Chính vì vậy, việc điều trị ngoại tâm thu không chỉ dùng thuốc mà bạn cần kết hợp thư giãn tâm lý, tránh lo lắng, căng thẳng, thời gian dùng thuốc cũng cần duy trì thường xuyên. Trước mắt, bạn nên tập thư giãn, ổn định thần kinh bằng các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, ngủ đủ giấc, hạn chế lo lắng, căng thẳng. Và kết hợp cùng thuốc điều trị sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị ngoại tâm thu hiệu quả như tpcn Ninh Tâm Vương. Sản phẩm với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim nên làm giảm nhịp ngoại tâm thu, cải thiện lưu lượng máu qua tim, giúp giảm hồi hộp, khó thở, nặng ngực do tim đập không đều gây ra. Bạn có thể xem chia sẻ của một người bị ngoại tâm thu nhiều năm nhưng đã tìm được giải pháp trị hiệu quả: https://www.youtube.com/watch?v=7qMeZqgR2dI
    Thân mến.
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    15:59 13/05/2022
    Chào bạn,
    Trường hợp của bạn loạn nhịp tim là do tình trạng ngoại tâm thu gây nên. Ngoại tâm thu nhĩ tương đối phổ biến, có thể xảy ra ở cả những người khỏe mạnh. Người bị ngoại tâm thu nhĩ có thể có cảm giác như tim đập bỏ nhịp, sau đó tim đập mạnh hơn trong nhịp tiếp theo, triệu chứng này còn được gọi là đánh trống ngực.
    Ngoại tâm thu nhĩ đa phần thường lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nhịp ngoại tâm thu nhĩ xuất hiện thường xuyên trên người có bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim… có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như rung nhĩ hoặc nhịp nhanh trên thất (SVT), nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như ngừng tim đột ngột, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    15:48 13/05/2022
    Chào bạn,
    Với trường hợp ngoại tâm thu thất nếu bạn không có phác đồ điều trị hợp lý các biểu hiện sẽ tăng nặng hơn. Vì vậy để cải thiện tình trạng hiện nay giúp nhịp tim ổn định hơn ngoài thuốc điều trị của bệnh viện đang sử dụng bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng,sinh hoạt hợp lý như : ăn nhiều rau xanh, trái cây, tập thể dục bằng bài tập vừa sức như yoga, thiền, đi bộ... Hạn chế đồ ăn nhiều dầu, mỡ, không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Đồng thời sử dụng ngay sản phẩm Ninh Tâm Vương với liều 4v/ ngày: 2 lần. Ninh Tâm Vương có thành phần khổ sâm có khả năng ổn định nhịp tim hiệu quả nhờ tác dụng trực tiếp đến hệ thống dẫn truyền điện tim, điều hòa nồng độ điện giải ở cơ tim (mà đây lại là nguyên nhân phổ biến gây ngoại tâm thu).
    Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của một người bệnh cũng bị ngoại tâm thu như bạn nhưng sau khi sử dụng sản phẩm Ninh Tâm Vương hiện nay tình trạng của ông đã được cải thiện rất tốt trong clip dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=7qMeZqgR2dI&t=62s.
    Nếu bạn cần được tư vấn thêm về bệnh rối loạn nhịp tim, đừng ngần ngại hãy liên hệ 0966.491.285 hoặc để lại số điện thoại để chuyên gia tư vấn trực tiếp.
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:40 13/05/2022
    Chào bạn.
    Trường hợp của em bạn không quá nguy hiểm và may mắn là phát hiện sớm nên việc điều trị sẽ có hiệu quả. Hiện tại bạn lưu ý em sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: tập hít sâu, thở chậm, ngủ nghỉ đúng đủ thời gian, hạn chế sử dụng đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, không tạo áp lực quá về học tập, không thức quá khuya... Sau một lộ trình sử dụng thuốc kết hợp các chế độ hợp lý chúng tôi tin sức khoẻ của em bạn sẽ được cải thiện tốt.
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:35 13/05/2022
    Chào bạn.
    Khi bạn đã đi thăm khám mà bác sĩ nói không bị bệnh thực thể ở tim thì ban không quá lo lắng. Tuy nhiên trường hợp của bạn nếu không kiểm soát tốt vẫn ảnh hưởng tới tim mạch cũng như sức khoẻ của bạn. Vì khi nhịp nhanh sẽ bắt tim phải hoạt động nhiều hơn, gắng sức nhiều lên đồng thời lượng máu đi nuôi cơ thể cũng như lên não bị thiếu gây ra các biểu hiện bạn đang gặp và nếu nặng hơn có thể gây choáng váng, ngất.. Để cải thiện tình trạng trên bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: không sử dụng đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích, hạn chế căng thẳng, lo lắng quá nhiều, tập hít sâu thở chậm.... Ngoài ra bạn sử dụng những sản phẩm chuyên biệt giúp ổn định nhịp tim như sản phẩm Ninh Tâm Vương. Khi nhịp tim ổn định các biểu hiện bạn đang gặp sẽ được cải thiện tốt hơn. Thông tin về sản phẩm bạn tham khảo cụ thể tại đây: ninhtamvuong.tinhhoathuocnam.vn
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    11:48 12/05/2022
    Chào bạn!
    Với trường hợp của bé hiện tại mới phát hiện tùy vào tần suất ngoại tâm thu và mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Vì vậy khi đi kiểm tra căn cứ vào tình trạng cụ thể của bé bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất vì vậy bạn không nên quá lo lắng bạn nhé. Điều quan trọng nhất hiện tại là bạn cho bé tái khám định kỳ, sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: Lưu ý bé không được chạy nhảy quá nhiều, hạn chế áp lực về học tập, không cho bé sử dụng nhiều thiết bị điện tử, không thức khuya, dậy sớm... .
    Chúng tôi gửi bạn bài viết về chế độ chăm sóc tim bẩm sinh để bạn có thể áp dụng cho cháu tại đây http://suytim.infom.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
    Chúc bé sức khỏe!
  • Nguyễn Phú Trọng
    Nguyễn Phú Trọng
    09:25 02/01/2021
    Con mình mới 7 tuổi đã xuất hiện bệnh. Nhưng không có triệu chứng. Điện tim mới phát hiện. Vậy có nguy hiểm không? Lo quá.
  • Nguyển hải bằng
    Nguyển hải bằng
    18:41 25/05/2020
    Dạ em chào bác sỉ.Em năm nay 21t..em có các triệu chứng lo sợ hụt hần choán ván cao huyết áp tim đập mạnh dường như có lúc bỏ nhịp.tay chân mặt mày lạnh tanh kiểu như sắp chết lúc đó tim đập nhanh và mạnh lắm.làm việt nhiều thì tim đập nghe ịch ịch ở ngực..khó ngủ vì nghe thấy tiến tim đập mạnh..đi khám ở rất nhiều nơi nhưng vẫn kết luận là không có bệnh thực thể về tim và các bộ phận khác...cãm giác lo sợ hụt hẩn ảnh hưởng đến học tập rất nhiều..Mong bác sỉ tư vấn về tình trạng của em dùm ạ.có nguy hiểm không..mong bác sỉ tư vấn
  • Minh Tuyền
    Minh Tuyền
    10:30 16/05/2020
    Em chào bác sĩ!Em trai em năm nay 18 tuổi ạ, em đi siêu âm tim thì kết quả bình thường, nhưng điện tim thì ghi Ngoại Tâm Thu Nhĩ. Do dịch bệnh nên người nhà không được vào gặp bác sĩ nên em không biết tình trạng của em trai em như thế có nguy hiểm không ạ. Bác sĩ có kê 2 loại thuốc là theophylin 100mg và thiotic acid 600mg hẹn 1 tháng sau khám lại. Em đang rất lo lắng mong bác sĩ hồi âm giúp em. em cảm ơn bác sĩ!
  • Nguyễn Minh Nguyệt
    Nguyễn Minh Nguyệt
    11:16 11/07/2019
    Chào bác sĩNăm nay e 20t đi khám ở 2 nơi bệnh viện khác nhau đều cho kqua là ngoại tâm thu thấtE bị tình trạng khó thở,hụt hơi và mất ngủ thường xuyên gây tình trạng mệt mỏi cơ thểKính mong bác sĩ cho e biết bệnh của e có nguy hiểm ko? Và cách điều trị tốt nhất là gì?E cảm ơn!
  • Nguyễn Thị Yến
    Nguyễn Thị Yến
    21:13 11/06/2019
    E làm điên tim bs bảo bị loạn nhịp.thu máy lần cũng k đc.gio e sang bv tim mạch bs bảo e bị ngoại tâm thu thất.gio e lo quá.k biết thế nào.
  • Tran le trinh
    Tran le trinh
    02:39 06/10/2016
    Tôi 31 tuổi, tôi thường bị hồi hộp và có cảm giác tim đập bình thường thì có 1 nhịp đập mạnh, tôi có điện tim và BS chẩn đoán tôi bị ngoại tâm thu thất, cho uống thuốc 3 ngày, tôi đã hết triệu chứng được 1 tuần và tôi bị cảm giác hồi hộp như lúc trước nữa, do công việc nên tôi có tranh thủ 1 ngày đi khám tại bệnh viện, những lúc này tôi không có triệu chứng gì hết nên khi siêu âm tim và điện tim cho kết quả bình thường. Tôi phải làm sao, xin được tư vấn tôi phải làm gì? Cảm giác hồi hộp, tim đập có 1 nhịp mạnh, cảm giác hụt hẫng khó chịu này xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Nguyễn văn mạnh
    Nguyễn văn mạnh
    01:52 16/08/2016
    Xin hỏi bác sĩ, tôi năm nay 58 tuổi tôi có triệu chứng rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu. Thường là nhịp chậm, các cơn bỏ nhịp thường xảy ra sáng dậy và ban chiều tối gây rối loạn giấc ngủ, bệnh thường xuyên khi thời tiết thay đổi
  • Họ và tên
    Họ và tên
    14:50 16/02/2016
    Chao bs.Em bi benh ngoai tam thu thua,thieu nhip .xet nghiem mau thieu canxi,sieu am tim binh thuong.em dang u canxi,co can phai kieng gi ko.hay can dieu tri chua.
  • nhung dao
    nhung dao
    08:54 03/05/2015
    Chao ac!do 1 tình huống mà e bị kích động mạnh mất ngủ 1 đêm, sau đó xuất hiện các triệu chứng trên, e đi khám bác sỹ và đc chuẩn đoán Ngoại Tâm Thu Thất. E k bit được đó là ngoại tâm thu that dầy hay thưa, e để tay xem tim đập thì thấy cứ tầm 30-40 nhịp thì em bị mất nhịp, xong lại đập mạnh lien tục rất khó chịu. trc cảm giác đó đi kèm với triệu chứng rủn chân tay., bjo hết rồi. nhưng cứ stress 1 chút là các triệu chứng quay trở lại luôn làm e khá mệt mỏi. e k bit lieu ngoại tâm thu có biến chứng ra bệnh tim gì nguy hiểm không và theo như biểu hiện trên của em thì em ngoại tâm thu that Dầy hay thưa ạ? em mong ac tư vấn rõ giúp em, em cảm ơn ạ!
  • nguyễn thị như băng
    nguyễn thị như băng
    23:05 08/04/2015
    Mình có những triệu chứng trên và rất thường xuyên là đằng khác, sao đi khám thì bác sĩ chả dặn dò về nhà kiêng cữ gì mà chỉ kê toa thuốc và uống theo thôi. Mình rất là lo về bệnh tình của mình.