Triệu chứng bệnh mạch vành: 6 dấu hiệu sớm bạn chớ bỏ qua

A- A+

Triệu chứng bệnh mạch vành thường gặp là hiện tượng đau thắt ngực, nóng rát, tê vùng ngực, cảm giác tim bị bóp chặt, đầy bụng, đau ngực âm ỉ... Các bệnh lý mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Chủ động tìm hiểu triệu chứng bệnh mạch vành trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Càng phát hiện triệu chứng của bệnh mạch vành tim sớm, khả năng điều trị càng cao.

Càng phát hiện triệu chứng của bệnh mạch vành tim sớm, khả năng điều trị càng cao.

6 dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy động mạch vành suy mạch vành là bệnh lý xảy ra khi động mạch nuôi tim bị thu hẹp do mảng xơ vữa. Giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh mạch vành có thể mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thế nhưng, nếu biết lắng nghe cơ thể, bạn vẫn có thể nhận ra mạch vành đang bị xơ vữa thông qua 6 dấu hiệu sau.

Đau thắt ngực

Đây là triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành. Đau thắt ngực trong bệnh mạch vành được mô tả là cơn đau ngực dữ dội, cảm giác như trái tim bị bóp chặt, đè nén. Cơn đau tập trung nhiều nhất ở bên ngực trái, có thể lan ra cổ, hàm, lưng, vai, cánh tay trái và thường thuyên giảm sau vài phút. Nếu cơn đau kéo dài > 15 phút, khả năng cao đây là dấu hiệu của hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Căn cứ vào đặc điểm và thời gian xuất hiện cơn đau, người ta chia đau đắt ngực thành 2 dạng: đau thắt ngực ổn định đau thắt ngực không ổn định

  • Đau thắt ngực ổn định: Đây là triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến hơn, thường xuất hiện khi người bệnh vận động quá sức, bị sốc tâm lý (quá vui, quá buồn, quá căng thẳng) hoặc khi thời tiết lạnh, ăn quá no… Nguyên nhân gây xuất hiện cơn đau thắt ngực ổn định là do các mảng xơ vữa xuất hiện làm hẹp mạch vành. Cơn đau này sẽ giảm dần và chấm dứt khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch. Đau thắt ngực ổn định thường chỉ kéo dài khoảng vài phút. Có thể lan đến vùng xương ức, cổ, hàm, vai trái, cánh tay.
  • Đau thắt ngực không ổn định: Có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hay đang ngủ mà không có dấu hiệu báo trước. Đây là triệu chứng nguy hiểm hơn so với cơn đau thắt ngực ổn định. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, người bệnh dễ bị nhồi máu cơ tim. Người bệnh cần lưu ý rằng, khi cơn đau thắt ngực xuất hiện cả khi nghỉ ngơi thì nguy cơ bị nhồi máu, đột tử sẽ rất cao.

Khó chịu ở ngực, cánh tay, hàm

Những người bệnh mạch vành, đặc biệt là phụ nữ và các trường hợp mắc kèm tiểu đường có thể chỉ cảm thấy khó chịu (nóng, nặng, tê, ngứa ran) ở ngực (đau thắt ngực không điển hình), hàm, vai hoặc cánh tay. Cảm giác này thậm chí còn rõ ràng hơn cơn đau thắt ngực.

Triệu chứng bệnh mạch vành ở phụ nữ thường là cảm giác khó chịu ở ngực

Triệu chứng bệnh mạch vành ở phụ nữ thường là cảm giác khó chịu ở ngực

Khó thở, thở không ra hơi

Biểu hiện khó thở, mệt mỏi là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh mạch vành, cho thấy lưu lượng máu đến tim bị giảm sút. Việc giảm lượng máu tới cơ tim sẽ làm giảm khả năng co bóp, bơm và hút máu của tim. Khi đó, máu dễ bị ứ lại tại phổi khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thở gấp, thở không ra hơi, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức hoặc căng thẳng stress. 

Ở giai đoạn đầu, khó thở có thể chưa rõ ràng. và bạn chỉ cảm ngột ngạt, có thể đi kèm với tức ngực và nặng hơn khi gắng sức hoặc căng thẳng, lo lắng quá thái thấy chân tay rã rời, không muốn cử động hay làm việc. Nếu bạn phải thở gấp khi làm những công việc đơn giản như đi bộ, làm vườn hay làm việc vặt trong nhà thì rất có thể bệnh mạch vành đã tiến triển nặng thành suy tim.

[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]

Mệt mỏi, chóng mặt, toát mồ hôi lạnh

Cảm giác mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng có thể xảy ra thường xuyên hoặc chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức (bê vác vật nặng, leo cầu thang…), sau bữa ăn no. Triệu chứng này thường xuất hiện chung với tình trạng chóng mặt, choáng váng - những dấu hiệu cảnh báo lượng máu lên não bị thiếu hụt.

Đổ mồ hôi cũng có thể là dấu hiệu bệnh mạch vành tim. Khi bị đau, hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích và gây đổ mồ hôi lạnh. Nếu triệu chứng này xuất hiện kèm cơn đau thắt ngực, khó thở, người bệnh mạch vành cần đặc biệt chú ý. Bởi rất có thể, đây là hồi chuông cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim đang đến gần.

Sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh có hiệu quả giúp giảm đau ngực, khó thở, mệt mỏi, giúp giảm cholesterol máu, xơ vữa mạch, trì hoãn đặt stent. Hãy gọi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết về giải pháp này.

nutkeugoihanhdong-ITK.gif

Tim đập bất thường, đánh trống ngực

Một trong những triệu chứng bệnh mạch vành khác chính là hiện tượng đánh trống ngực hoặc tim đập bất thường. Người bệnh nghe rõ tim đập nhanh và mạnh, từng nhát thịch, thịch kèm với đó là hiện tượng hồi hộp, đánh trống ngực, hẫng hụt, run rẩy, bồn chồn. 

Nguy hiểm hơn, bệnh mạch vành có thể dẫn đến nhịp nhanh thất, rung thất. Đây là dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, có thể gây tử vong trong vài phút nếu tim không được kích hoạt trở lại bằng máy khử rung tim.

Đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng

Buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu là những dấu hiệu thường gặp của bệnh dạ dày. Tuy nhiên đây cũng có thể là triệu chứng bệnh mạch vành.

Các triệu chứng này thường xuất hiện sau các bữa ăn quá no hay có nhiều chất béo, chất đạm và tăng nặng hơn nếu người bệnh nằm hoặc vận động ngay sau khi ăn. Nguyên nhân là do lưu lượng máu qua động mạch vành bị giảm kéo theo lượng máu đến hệ tiêu hóa giảm theo. Điều này khiến các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấp thu đúng cách và gây ra các cảm giác khó chịu.

Ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu bệnh mạch vành.

Ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu bệnh mạch vành.

Cần làm gì khi có các triệu chứng bệnh mạch vành?

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh mạch vành, người bệnh trước hết cần phải nghỉ ngơi ngay lập tức, dừng các hoạt động gắng sức. Đặc biệt, nếu xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực, cần nhanh chóng dùng Nitroglycerin (dạng ngậm/dạng xịt), đặt ở vị trí dưới lưỡi. 

Sau đó, hãy di chuyển đến bệnh viện tim mạch gần nhất càng sớm càng tốt để được thực hiện các xét nghiệm hoặc các phương pháp chẩn đoán khác.

Xem thêm: Khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất?

Làm sao để giảm nhẹ triệu chứng bệnh mạch vành?

Để cải thiện các dấu hiệu bệnh mạch vành một cách tốt nhất, người bệnh cần kết hợp đồng thời nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

Sử dụng thuốc

Để ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh tim mạch vành, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc điều trị như thuốc giãn mạch, thuốc chống huyết khối, hay các loại thuốc khác như thuốc chẹn beta, chẹn canxi… Tùy vào triệu chứng và mức độ tắc hẹp mạch vành của mỗi người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. 

Có chế độ ăn, lối sống lành mạnh

Một chế độ ăn, lối sống lành mạnh cũng là chìa khóa giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng bệnh mạch vành trở nặng. Theo các chuyên gia tim mạch, người bệnh mạch vành nên:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, ăn giảm mặn, tránh các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày 30 phút với các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga… Tập với mức độ gắng sức vừa phải, tăng dần cường độ và mức độ theo thời gian. Đặc biệt, việc đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành - mạch máu nhỏ được hình thành ngay dưới vị trí mạch vành bị tắc hẹp - giúp giảm rủi ro nhồi máu cơ tim.
  • Giữ tinh thần thư giãn, tránh lo lắng, căng thẳng, ngủ đủ giấc.

Chế độ ăn tốt sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng bệnh mạch vành

Chế độ ăn tốt sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng bệnh mạch vành

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành

Dùng sản phẩm thảo dược giúp giảm tắc hẹp mạch vành

Bên cạnh thuốc điều trị, nhiều người bệnh đã sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược và sức khỏe được cải thiện rõ rệt. Trong đó, TPCN Ích Tâm Khang là sản phẩm được nhiều người bệnh lựa chọn và chuyên gia đánh giá cao.

Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trong dòng TPCN cho bệnh tim mạch được kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu vinh dự được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada công nhận càng khẳng định chắc chắn thêm hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm này.

Sử dụng TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp giảm đau thắt ngực, đau tim, khó thở, mệt mỏi, giúp giảm cholesterol LDL, xơ vữa động mạch và ngăn ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Nhờ đó, người bệnh có thể trì hoãn đặt stent, giảm được tần suất nhập viện và dễ dàng thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày (đi bộ, leo cầu thang, chạy xe, đi chợ…). 

Cùng lắng nghe trải lòng của người bệnh mạch vành thiếu máu cơ tim về Ích Tâm Khang qua video dưới đây:

Nhiều người bệnh mạch vành nói về hiệu quả của TPCN Ích Tâm Khang

 Xem thêm: Tắc hẹp mạch vành 70%, tôi vẫn sống khỏe 6 năm nay

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Can thiệp phẫu thuật

Trường hợp hẹp mạch vành nặng, không đáp ứng với thuốc hoặc có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao, đặt stent mạch vành  hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành sẽ được lựa chọn. Trong đó, đặt stent mạch vành là can thiệp ít xâm lấn được sử dụng phổ biến hơn. Đa số người sau đặt stent sẽ cải thiện được các triệu chứng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nguy cơ tái tắc hẹp, huyết khối sau đặt và chi phí điều trị tốn kém.

Đừng quá lo lắng khi có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh mạch vành. Bằng cách hiểu rõ tại sao bạn lại gặp triệu chứng đó và áp dụng các lời khuyên trong bài viết, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này.

Tham khảo: verywellhealth.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    13:18 03/11/2022
    Chào bạn!
    Triệu chứng đau thắt ngực, khó thở là biểu hiện của một trong những bệnh lý về tim, để có kết luận chính xác nhất bạn nên đi khám sớm để có hướng can thiệp sớm.
    Ngoài ra bạn nên hạn chế vận động mạnh, những đồ uống kích thích như rượu bia, cafe thuốc lá, đồng thời bổ sung nhiều rau xanh hoa quả và nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Biểu hiện của bạn phản ánh chức năng hoạt động tim đang suy giảm, do vậy có thể sử dụng thảo dược Ích Tâm Khang để cải thiện nhé. Sản phẩm có tác dụng giảm tình trạng khó thở, giảm các cơn đau thắt ngực, hỗ trợ tăng cường chức năng tim hiệu quả.
    Nếu cần tư vấn trực tiếp bạn liên hệ hotline 0983103844 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe.
  • Hồ Thị Cam
    Hồ Thị Cam
    21:56 02/11/2022
    Chào bác sĩ, cháu năm nay 15 tuổi thường đau thắt ngực, nôn ựa, khó thở. Bác sĩ cho cháu hỏi đây là triệu chứng bệnh gì và cách khắc phục với ạ
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:03 13/05/2022
    Chào bạn.
    Sau khi đặt stent, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học giảm chất béo xấu, tăng thực phẩm chống viêm, ngăn tái tắc hẹp mạch vành, không gây ảnh hưởng thuốc điều trị. Vì nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể sẽ làm tăng nặng tình trạng bệnh và giảm tác dụng của thuốc tây điều trị. Một số thực phẩn nên sử dụng như: dầu thực vật, cá hồi, quả óc chó, táo, cam, măng tây, cà rốt ... Cụ thể hơn bạn tham khảo tại đường link sau đây để điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày cho bố: https://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-dat-stent-mach-vanh-khong-nen-an-gi-de-tranh-tai-tac-hep.html#tiny-class-h2-5
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    14:55 12/05/2022
    Chào bạn.
    Hiện tại bạn không nên quá lo lắng. Vì nếu bạn lo lắng, căng thẳng quá nhiều sẽ tạo ra tres tâm lý gây co mạch làm cho biểu hiện tức ngực của bạn tăng nặng hơn. Biểu hiện bạn đang gặp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên: đau thần kinh liên sườn, bệnh thiểu năng mạch vành tim, các bệnh về hô hấp, trào ngược dạ dày, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, ... chính vì vậy để có phác đồ điều trị hợp lý bạn nên đi kiểm tra tổng quát càng sớm càng tốt bạn nhé. Hiện tại bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi cho phù hợp. Nên tập hít sâu, thở chậm, vận động môn thể thao phù hợp với sức khoẻ, không nên sử dụng nhiều thiết bị điện tử và không thức quá khuya.... Điều chỉnh tốt những vấn đề trên tôi tin sức khoẻ của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn.
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    17:03 11/05/2022
    Chào bạn.
    Biểu hiện bạn đang gặp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên: đau thần kinh liên sườn, bệnh thiểu năng mạch vành tim, các bệnh về hô hấp, trào ngược dạ dày, hoặc do rối loạn thần kinh thực vật, ... chính vì vậy để có phác đồ điều trị hợp lý bạn nên đi kiểm tra tổng quát càng sớm càng tốt. Sau khi kiểm tra biết được nguyên nhân bạn vui lòng liên hệ lại với chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn cho bạn. Chúng tôi gửi bạn bài viết: Đau thắt ngực là bệnh gì? Cách xử trí khi có cơn đau thắt ngực để bạn tham khảo.
    Chúc bạn sức khỏe!
  • Hoàng Bảo
    Hoàng Bảo
    06:43 19/06/2021
    Chào bác sĩ. em nay năm 22 tuổi thường hay bị đau tức ngực trái(tim) mỗi lần em căng thẳng hoặc mệt mỏi em thường bị đau thắt lại. bác sĩ cho em hỏi đây triệu trứng bệnh gì và các khắc phục ạ! em cảm ơn!
  • Tường
    Tường
    11:47 25/06/2020
    Chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi thỉnh thoảng có biểu hiện đau tức ngực. Cho em hỏi có phải là em bị bệnh mạch vành này không ạ? Hiện tại em đang rất lo lắng. Rất mong bác sĩ trả lời sớm cho em ạ.
  • Tạ Thị Lam
    Tạ Thị Lam
    15:21 19/06/2020
    Cho tôi hỏi bố tôi mới đi đặt stent về hiện đang sử dụng thuốc của bác sĩ nhưng không biết sau khi đặt stent nên ăn gì? Rất mong bác sĩ hướng dẫn sớm giúp tôi.