Vôi hóa van tim: nguyên nhân, biến chứng và hướng điều trị

A- A+

Bệnh vôi hóa van tim thường không biểu hiện rõ ở giai đoạn đầu mà chỉ được phát hiện khi đã đến giai đoạn muộn của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh đã phát triển thêm các biến chứng như hở van tim, suy tim, dày thất... Vì vậy người bệnh nên tự trang bị cho mình kiến thức, hiểu biết về tình trạng này để có hướng điều trị kịp thời.

Vôi hóa van tim là gì?

Vôi hóa van tim là tình trạng các mảng canxi, mô mỡ và các khoáng chất dư thừa bám tại van. Điều này làm các van tim bị cứng và đóng mở kém linh hoạt. Van tim không thể đóng mở bình thường dẫn đến tim hoạt động không hiệu quả, giảm lưu lượng máu đi nuôi cơ thể.

Bên cạnh đó, những mảng vôi hóa làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Cục máu đông di chuyển vào tuần hoàn chung gây tắc hẹp mạch máu, đặc biệt nếu tắc mạch vành (nhồi máu cơ tim), tắc mạch não (đột quỵ) sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Hình ảnh vôi hóa van tim với từng loại van

Hình ảnh vôi hóa van tim với từng loại van

Nguyên nhân gây vôi hóa van tim 

Nguyên nhân vôi hóa van tim thường gặp nhất là cơ thể bị lão hóa. Quá trình lão hóa sẽ khiến cho các vòng van tim bị thoái hóa theo, dễ tạo thành các mảng bám vôi hóa. Ngoài ra, vôi hóa van tim còn có được hình thành từ những nguyên nhân ít phổ biến hơn như sau:

  • Lối sống, thói quen sinh hoạt không điều độ như sử dụng thường xuyên hút thuốc lá, bia rượu, ăn nhiều chất béo làm gia tăng tình trạng xơ vữa khiến tích tụ các mô mỡ và canxi tại van tim.
  • Các bệnh lý nền như bệnh thận mạn, tiểu đường làm tăng nồng độ cholesterol, triglyceride.
  • Xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn động mạch tim và các bộ phận khác.
  • Tình trạng viêm nhiễm trên van tim khiến quá trình tuần hoàn máu bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng vôi hóa.
  • Xạ trị vùng ngực, bệnh van động mạch chủ hậu thấp cũng gây nên tình trạng vôi hóa van động mạch chủ hoặc làm van dày cứng hơn.

Trước đây, vôi hóa van tim chỉ thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nhưng ngày nay tỷ lệ người trẻ bị vôi hóa van tim đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân của điều này có thể xuất phát từ tình trạng hở van động mạch chủ (BAV) kết hợp với dị tật tim hoặc van tim bẩm sinh tạo nên sự vôi hóa van tim.

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh vôi hóa van tim

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu triệu chứng vôi hóa van tim thường chưa rõ rệt. Chỉ đến khi bệnh nặng hơn gây biến chứng (rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, phì đại tâm thất trái, suy tim), các triệu chứng mới xuất hiện rõ ràng với tần suất nhiều hơn như đau đầu, đau thắt ngực, khó thở (đặc biệt khi gắng sức) đánh trống ngực, chóng mặt…

Vì vậy, để phát hiện sớm vôi hóa van tim, người bệnh không còn cách nào khác nên thăm khám chuyên khoa tim mạch định kỳ. Điều này đặc biệt cần thiết với những đối tượng có nguy cơ cao bị vôi hóa van tim như: người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, người cao tuổi…

Đau ngực là một trong những dấu hiệu của vôi hóa van tim

Đau ngực là một trong những dấu hiệu của vôi hóa van tim

Biến chứng của vôi hóa van tim?

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh vôi hóa van tim, sẽ để lại những biến chứng nhất định, cụ thể như:

  • Rối loạn nhịp tim: Vôi hóa van tim, dẫn đến ảnh hưởng sự lưu thông máu ra vào tim, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn, tim đập sẽ bất thường gây ra rối loạn nhịp tim. Người bệnh hồi hộp và đánh trống ngực.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng van tim: Van bị vôi hóa sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn những van bình thường khác. Vi khuẩn gây viêm nội tâm mạc có thể đi qua đường răng miệng và tới tim. Nếu không được điều trị và phòng ngừa phù hợp có thể gây hỏng van và buộc phải thay van.
  • Phì đại tâm thất trái: Vôi hóa van động mạch chủ mà ở mức độ nặng, lỗ van động mạch chủ sẽ bị thu hẹp (van ngăn cách giữa tim và mạch máu lớn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể). Khi đó dòng máu từ tâm thất trái đến động mạch chủ sẽ bị cản trở. Điều này đòi hỏi tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể, để lâu có thể dẫn đến phì đại tâm thất trái.
  • Suy tim: Phì đại tâm thất trái là tiền đề dẫn đến suy tim, vì vậy nếu không phát hiện và điều trị kịp thời chức năng tim sẽ ngày càng suy yếu, và cuối cùng có thể gây suy tim. Ở những người suy tim dịch tích tụ ở các mao mạch phổi, nhất là khi nằm, dẫn đến ứ huyết ở phổi, gây khó thở, ho khan hoặc có đờm bọt hồng khi có phù phổi cấp. Bên cạnh đó, chức năng tim co bóp yếu, dẫn đến máu không trở về tim và gây ra triệu chứng phù, đặc biệt phù ở các chi.

Một biến chứng khác ít gặp khi bị vôi hóa van động mạch chủ là ngừng tim, đột tử. Nếu người bệnh xuất hiện biến chứng này cần phải tiến hành phẫu thuật thay van tim nhanh chóng.

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm cholesterol, xơ vữa động mạch, phòng ngừa nhồi máu cơ tim, suy tim, bảo vệ van tim. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

Van tim nào dễ bị vôi hóa? Vì sao?

Theo chia sẻ của các chuyên gia, các van tim động mạch chủ, van tim 2 lá (van tim bên trái) thường sẽ bị vôi hóa hơn so với các van tim còn lại (van 3 lá, van động mạch phổi). Bởi van động mạch chủ (nằm giữa động mạch chủ và tâm thất trái), vai hai lá (nằm giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái) là các khu vực dòng máu chảy xoáy, thuận lợi cho canxi lắng đọng.

Khi động mạch chủ bị vôi hóa, lá van và vòng van (vòng giúp lá van có thể dính vào tim) sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đối với van tim hai lá, khả năng bị vôi hóa chỉ gây ảnh hưởng đến vòng van, ít khi ảnh hưởng đến lá van.

Phương pháp điều trị vôi hóa van tim

Để điều trị bệnh vôi hóa van tim thuốc điều trị là chưa đủ, chế độ ăn và tập luyện cũng có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị. Việc kết hợp các phương pháp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Điều trị vôi hóa van tim bằng thuốc

Thuốc tây y là lựa chọn đầu tiên trong điều trị vôi hóa van tim

Thuốc tây y là lựa chọn đầu tiên trong điều trị vôi hóa van tim

Người bệnh bị vôi hóa van tim nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào từng mức độ bệnh, các bệnh lý tim mạch mắc kèm và các biến chứng đã xảy ra mà sẽ được kê toa thuốc phù hợp. 

Những nhóm thuốc thường được sử dụng nhất trong điều trị vôi hóa van tim bao gồm:

  • Thuốc hạ mỡ máu nhóm statin: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vôi hóa van tim là sự tích tụ cholesterol ở van tim. Vì vậy, nhóm thuốc statin luôn là ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh vôi hóa van tim.
  • Thuốc chẹn giao cảm: có thể sử dụng trong trường hợp nhịp nhanh do hẹp – hở van tim, suy tim nhưng chức năng tim còn bù. 
  • Thuốc chống rối loạn nhịp 
  • Thuốc chống đông máu: Thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân đã có biến chứng rung nhĩ, buồng tim giãn… để giảm nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong tim. 

Bên cạnh các thuốc điều trị, việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ giúp tăng cường chức năng tim cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh van tim. Trong đó nổi bật nhất là TPCN Ích Tâm Khang.

Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng tại viện 108 cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng của bệnh van tim như hồi hộp, khó thở, đau ngực, mệt mỏi và ngăn ngừa bệnh tiến triển thành suy tim. Kết quả nghiên cứu này đã được đông đảo bạn bè Quốc tế biết đến khi Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada đăng tải năm 2014. 

Rất nhiều người bệnh van tim đã hoàn toàn kiểm soát được bệnh tình của mình nhờ phối hợp Ích Tâm Khang trong quá trình điều trị. Điển hình là trường hợp của bà Nhung - Nam Định trong video dưới đây:

Chia sẻ của bà Nhung về quá trình kiểm soát bệnh hở van tim 3 lá

Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh van tim hiệu quả

Điều trị vôi hóa van tim bằng can thiệp phẫu thuật

Những trường hợp vôi hóa van tim nặng, không đáp ứng với thuốc sẽ cần phải can thiệp phẫu thuật.

  • Nong van bằng bóng qua da với các trường hợp vôi hóa van tim gây hẹp van.
  • Tách mép van: Trong quá trình phẫu thuật sẽ sử dụng tay hoặc dụng cụ để tách mép van bị dính trong trường hợp vôi hóa van tim gây hẹp van. Ngày nay phương pháp này được thay thế bởi phương pháp nong van bằng bóng qua da.
  • Sửa van tim: Khâu hẹp vòng van, khâu lại các vết rách ở lá van, sửa dây chằng, cột cơ của van tim…
  • Thay van tim: Người bệnh sẽ được chỉ định thay van tim khi mức canxi lắng đọng tại van tim vượt quá mức, làm suy giảm chức năng của van tim, gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Được chỉ định trong trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật sửa van, hoặc tách mép van hay điều trị nội khoa không hiệu quả. Van mới này có thể là van sinh học hoặc van cơ học.

Thay van van tim trong trường hợp vôi hóa van tim gây hẹp van

Thay van van tim trong trường hợp vôi hóa van tim gây hẹp van

Chế độ ăn và tập luyện cho người vôi hóa van tim

Đối với những người đã có van tim bị vôi hóa cần hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò. Thay vào đó, bổ sung nhiều các loại rau, quả, tươi có chứa nhiều chất xơ hoà tan và hải sản như cá có chứa nhiều omega 3 tốt cho tim mạch. 

Mỗi ngày, người bệnh nên dành 30 phút để tập các bài thể dục nhẹ nhàng, vừa sức. Tập thể thao sẽ giúp bạn tránh được quá trình tích tụ mỡ của cơ thể, vốn được xem là một trong những nguyên nhân gây vôi hóa van tim. Ngoài ra, làm tăng cường lượng máu tới tim, giúp tim hoạt động hiệu quả.

Ngoài các lưu ý trên, người bệnh cũng sẽ cần:

  • Siêu âm tim định kỳ hàng năm, tốt nhất nên siêu âm tim 6 tháng/lần.
  • Theo dõi tiến trình bệnh cẩn thận, nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường hoặc nguy hiểm cần phải đến gặp các chuyên gia, bác sĩ tim  mạch để có phương pháp trị liệu.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, chất lượng.

Điều trị bệnh vôi hóa van tim sẽ đơn giản hơn nhiều khi được phát hiện sớm, nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và điều trị sẽ khó khăn hơn. Do vậy không nên chủ quan với căn bệnh này và cần điều trị ngay khi phát hiện ra bệnh.

Tài liệu tham khảo: heart-valve-surgery.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    11:14 13/05/2022
    Chào bạn.
    Với trường hợp của bạn nếu chưa phải can thiệp thay van đó là điều đáng mừng. Vì vậy cần có phương pháp để giúp kiểm soát tỉnh trạng bệnh không tiến triển nặng hơn. Để đạt được mục tiêu đó ngoài việc sử dụng thuốc điều trị (nếu có) bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: Ăn giảm muối, hạn chế ăn những thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn…thay vào đó nên bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi có chứa chất xơ hòa tan vào khẩu phần ăn, tập thể dục vừa sức, điều độ như đi bộ, tập Yoga.
    Song song với việc sử dụng thuốc điều trị bạn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, điển hình như sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sản phẩm có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn, tăng cường năng lượng cho tim hoạt động, giúp tim hoạt động đồng bộ hơn làm chậm tiến trình bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ suy tim do hẹp hở van gây ra. Bạn có thể xem chia sẻ kinh nghiệm của nhiều người bệnh hở van tim đã tiến triển thành suy tim nhưng họ đã sớm tìm được giải pháp trị hiệu quả: https://www.youtube.com/watch?v=xmG-02m_P9w
    Thân mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    11:14 13/05/2022
    Chào bạn.
    Trường hợp của bạn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạnh vì bạn đang bị hở hẹp van động mạch chủ. Vì vậy để kiểm soát tỉnh trạng bệnh không tăng nặng hơn bạn cần sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: bổ sung thêm nhiều hoa quả tươi có chứa chất xơ hòa tan vào khẩu phần ăn, tập thể dục vừa sức, điều độ như đi bộ, tập Yoga. Song song với đó bạn nên sử dụng những sản phẩm tốt cho tim mạch như sản phẩm Ích Tâm Khang để giúp tăng cường năng lượng cho tim hoạt động, giúp tim hoạt động đồng bộ hơn làm chậm tiến trình bệnh cũng như phòng ngừa nguy cơ suy tim do hẹp hở van gây ra. hôn tin về sản phẩm bạn tham khảo cụ thể tại đây: http://ichtamkhang.tinhhoathuocnam.vn/
    Chúc bạn sức khoẻ!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    13:09 12/05/2022
    Chào bạn.
    Hiện tại thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa được đầy đủ vì vậy khó để có thể tư vấn cụ thể cho bạn được. Vì suy tim, hẹp hở van hay vôi hoá van tim cũng tuỳ vào tình trạng bệnh, biểu hiện bạn đang gặp mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc chung đó là bạn phải sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như:
    - Giảm muối trong khẩu phần ăn.
    - Hạn chế căng thẳng, lo lắng quá nhiều.
    - Ngủ nghỉ đúng đủ thời gian.
    - Tăng cường nhiều rau xanh và chất xơ, giảm các thực phẩm có nhiều cholesterol.
    - Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, có cồn, chất kích thích...
    Ngoài ra bạn nên kết hợp sử dụng Ích Tâm Khang với liều 4v/ ngày chia 2 lần để giúp cải thiện các biểu hiện bạn đang gặp cũng như làm chậm tiến trình của bệnh.
    Thông tin về sản phẩm bạn tham khảo trực tiếp tại đây: https://ichtamkhang.tinhhoathuocnam.vn/
    Chúng tôi gửi bạn chế độ dinh dưỡng để bạn tham khảo cụ thể tại đây:
    https://suytim.infom.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-suy-tim-nen-an-gi-o-moi-giai-doan-de-nhanh-hoi-phuc-suc-khoe.html
    Nếu còn băn khoăn bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 0983.103.844 để được giải đáp sớm nhất bạn nhé.
    Thân mến!
  • Nguyễn thị tài 68 tuổi
    Nguyễn thị tài 68 tuổi
    20:29 13/11/2020
    Tôi bi suy tim hở van còn bị hẹp nữa giờ đi khám lại bác sĩ bảo lại bị vôi hóa nên tôi nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi
  • Loan
    Loan
    09:20 22/02/2020
    Chào chuyên gia tôi bị vôi hóa van động mạch chủ, van hẹp nhẹ, hở trung bình. Vậy bệnh của tôi có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe không, tôi phải chữa trị như thế nào?
  • Nguyen Truong Son
    Nguyen Truong Son
    08:32 22/02/2020
    Tôi năm nay 45 tuổi, tôi bị thấp tim làm ảnh hưởng tới van tim 2 lá, khiến van tim bị vôi hóa, tổn thương. Hiện tôi vừa hẹp, vừa hở van 2 lá ở mức độ trung bình. Bác sĩ có trao đổi là van còn tận dụng được chưa cần phải thay van. Vậy xin tư vấn cho tôi cách chữa để ngăn không cho van hở thêm?