Thay van tim và những điều cần biết trước khi phẫu thuật

A- A+

Phẫu thuật thay van tim là phương pháp điều trị hở, hẹp van tim, sa van hoặc biến dạng van do tuổi tác, bệnh tật hiệu quả. Để có được ca phẫu thuật thành công, tránh được các rủi ro trong và sau phẫu thuật, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những kiến thức cơ bản sau đây.

Khi nào cần phải phẫu thuật thay van tim?

Phẫu thuật thay van tim là cần thiết khi van tim bị hư hỏng nặng, các buồng tim bị giãn rộng, van tim không còn khả năng sửa chữa hoặc điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Van tim mới sẽ có lợi ích giúp giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa suy tim, rối loạn nhịp và nhiều biến chứng khác trong tương lai.

Hầu hết, sau khi thay van tim, sức khỏe của người bệnh sẽ được chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn. Không còn bị khó chịu từ những triệu chứng trước đó và có thể quay lại cuộc sống bình thường trong khoảng sau 6 - 8 tuần phẫu thuật.

Trong số 4 van tim thì van động mạch chủvan 2 lá là 2 van thường được chỉ định thay thế nhiều hơn, còn van 3 lávan động mạch phổi ít có chỉ định thay thế. Riêng với van động mạch chủ, các bác sĩ có thể chỉ định thay van sớm ngay khi buồng thất trái bị giãn, kể cả khi người bệnh chưa có triệu chứng.

Thay van tim được áp dụng khi van tim bị hẹp hoặc hở nặng.

Thay van tim được áp dụng khi van tim bị hẹp hoặc hở nặng.

Thay van tim có nguy hiểm không?

Trong và sau khi mổ thay van tim, người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau:

Nhưng nhìn chung phẫu thuật thay van tim không đến mức quá nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ. Tỷ lệ mổ thay van tim thành công hiện tại có thể lên đến 92 - 95% nếu chỉ bị bệnh van tim đơn thuần. Việc lựa chọn phương pháp thay van qua da cũng giúp làm giảm tỷ lệ rủi ro xảy ra trong quá trình phẫu thuật. 

Điều khiến phương pháp này không được chỉ định cho người bệnh ngay từ giai đoạn đầu là do tuổi thọ của van tim có giới hạn. Sau khi thay van 1 thời gian, van tim vẫn có khả năng bị hỏng và cần phải thay mới. Ngoài ra chi phí cho 1 lần mổ thay van cũng khá cao, chưa phù hợp với đa số người bệnh tim mạch tại nước ta.

Sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Tâm Khang đã được chứng minh có tác dụng giúp người bệnh hẹp hở van tim trì hoãn thay van, cải thiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực. Hãy gọi tới tổng đài 0983.103.844 để được tư vấn thêm về giải pháp này.

Thay van tim ở bệnh viện nào tốt?

Phẫu thuật thay van tim tương đối phức tạp và yêu cầu có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại trong quá trình phẫu thuật. Vì thế hầu hết người bệnh khi nhận được chỉ định này đều phân vân nên thay van tim ở bệnh viện nào tốt. 

Nếu được chỉ định thay van tim, bạn có thể tham khảo một trong những bệnh viện uy tín dưới đây:

  • Viện tim mạch Hà Nội
  • Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
  • Trung tâm tim mạch viện E
  • Viện tim mạch trực thuộc bệnh viện TƯQĐ 108
  • Bệnh viện Việt Đức - khoa tim mạch lồng ngực
  • Trung tâm tim mạch của Đại học Y Hà Nội
  • Đa khoa Thanh Hóa
  • Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An
  • Bệnh viện TW Huế - Trung tâm tim mạch
  • Viện tim Tâm Đức
  • Viện tim TPHCM
  • Bệnh viện nhân dân 115 - HCM

Ngoài các bệnh viện trên, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện tuyến tỉnh có khoa tim mạch ở gần khu vực mình sinh sống. Bởi hiện tại đã có nhiều bệnh viện tuyến tỉnh được chuyển giao kỹ thuật và thực hiện thành công các ca mổ thay van tim.

Phẫu thuật thay van tim hết bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật thay van tim vào khoảng 80 - 140 triệu đồng/1 van. Chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại van, bệnh viện - nơi tiến hành phẫu thuật, chi phí hậu phẫu hoặc các khoản phát sinh thêm ngoài danh mục chi trả của bảo hiểm… Nếu người bệnh có bảo hiểm y tế đúng tuyến sẽ được chi trả tối đa là 45 tháng lương cơ bản, tương đương với 67.050.000.

Nhìn chung, chi phí cho một ca mổ thay van tim không phải là một con số nhỏ. Vì thế, gia đình người bệnh cần cân nhắc về tài chính và tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

Một phần chi phí thay van tim sẽ được Bảo hiểm Y tế chi trả

Một phần chi phí thay van tim sẽ được Bảo hiểm Y tế chi trả

Thay van tim sống được bao lâu?

Chưa có nghiên cứu hay câu trả lời chính xác nào cho vấn đề sau thay van tim sống được bao lâu. Tuổi thọ sau khi thay van tim sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như người bệnh có thực hiện tốt chế độ chăm sóc, chế độ ăn uống hay không, có bệnh lý nền kèm theo không,..

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, nếu người bệnh sau khi phẫu thuật thay van tim thành công và thực hiện theo dõi, chăm sóc đúng với khuyến nghị của bác sĩ, dùng thuốc theo chỉ định, có chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý cũng như những bệnh lý kèm theo được điều trị tốt, tuổi thọ của người bệnh thay van tim có thể gần như người bình thường.

Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy, phẫu thuật thay van động mạch chủ có tỷ lệ sống sau 5 năm là 94%. Trong khi đó, tỷ lệ này là 91% đối với thay van 2 lá. Trường hợp thay cả van 2 lá và van động mạch chủ, tỷ lệ sống sẽ giảm xuống, nguy cơ tử vong cao hơn.

Nhiều người bệnh nghĩ rằng, sau phẫu thuật thay van là bệnh van tim đã khỏi, nhưng thực tế việc điều trị này chỉ giúp chuyển trạng thái từ nặng, có nguy cơ không ổn định sang một tình trạng bệnh ổn định hơn. Người bệnh sẽ giảm được khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực. Tuy nhiên, để duy trì được kết quả sau thay van tim, bạn vẫn phải theo dõi định kỳ và dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông tin cho bạn: Những cách kéo dài tuổi thọ sau thay van tim

Van tim hư hỏng sẽ được thay thế bằng van nào?

Hiện tại, có 2 loại van tim nhân tạo được sử dụng phổ biến là van cơ họcvan sinh học, một số trường hợp có thể lựa chọn van tự thân.

  • Van sinh học thường được ưa thích hơn, bởi van cơ học đòi hỏi người bệnh phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời. Tuy nhiên, van sinh học từ mô động vật có tuổi thọ ngắn khoảng 20 năm, nên loại van này không phải là lựa chọn tối ưu đối với người bệnh đang còn trẻ tuổi.
  • Van cơ học có độ bền cao và giá thành rẻ hơn nhưng người bệnh cần phải sử dụng thuốc chống đông cả đời. 
  • Van tự thân sử dụng chính màng tim của bệnh nhân để tái tạo van động mạch chủ mà không cần sử dụng thuốc chống đông hay mua van nhân tạo. Tuy nhiên, hiện nay loại phẫu thuật này chưa phổ biến ở Việt Nam do cần được thực hiện bởi chuyên gia đầu ngành có chuyên môn cao, tay nghề thành thạo.

Việc lựa chọn loại van nào được sử dụng khi thay van tim rất quan trọng

Việc lựa chọn loại van nào được sử dụng khi thay van tim rất quan trọng

Nên lựa chọn phương pháp thay van tim nào?

Có 2 phương pháp thay thế van tim chính là: phẫu thuật mở và can thiệp nội soi bằng cách luồn ống thông qua da từ động mạch đùi đến động mạch chủ để thay van tim. Trong 2 phương pháp này, nội soi thường được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong trường hợp người bệnh không có đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật mở hoặc nguy cơ biến chứng cao sau phẫu thuật.

Ưu điểm của phương pháp thay van bằng nội soi là khả năng thành công cao, giảm nguy cơ chảy máu, tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Thời gian phục hồi của người bệnh cũng nhanh hơn - chỉ từ 2 đến 6 ngày so với 1 - 2 tuần nếu mổ mở. Tuy nhiên phương pháp này có chi phí cao và cần phải có một bác sĩ có tay nghề cao.

Bác sĩ là người hiểu rõ bạn sẽ phù hợp với phương pháp nào nhất. Do đó, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ nếu bạn đang băn khoăn không biết nên thay van nội soi qua da hay mổ hở thay van tim.

Những điều cần làm trước và sau khi thay van tim

Phẫu thuật thay van tim là một kỹ thuật phức tạp, ngoài những vấn đề cần lưu ý được nói đến ở phần trên, người bệnh cũng cần phải thực hiện một số yêu cầu trước và sau khi phẫu thuật để duy trì được kết quả thay van tim được lâu dài.

Làm gì trước khi phẫu thuật thay van tim?

Để kết quả của phẫu thuật thay van tim thành công, người bệnh sẽ cần phải lưu ý một số vấn đề trước khi thực hiện mổ van tim theo yêu cầu của bác sĩ, ngoài ra cũng sẽ cần lưu ý thêm:

  • Tìm kiếm chuyên gia để thực hiện phẫu thuật: Hiện nay có rất nhiều các bác sĩ có khả năng thực hiện ca phẫu thuật thay van tim. Tuy nhiên, thay van tim vẫn là một trong những ca phẫu thuật phức tạp, và có thể để lại hậu quả cũng như biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy tốt nhất nếu có thể bạn nên lựa chọn một chuyên gia tim mạch uy tín, lành nghề để tiến hành phẫu thuật.
  • Thực hiện các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim, kiểm tra tình trạng thận, gan, nhóm máu, điện tâm đồ,...
  • Giữ tinh thần thoải mái.

Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái trước khi thực hiện mổ thay van tim

Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái trước khi thực hiện mổ thay van tim

Bệnh nhân sau phẫu thuật van tim cần lưu ý gì?

Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh sẽ cần phải thực hiện phục hồi theo chỉ định của bác sĩ, ngoài ra, sau khi xuất viện và phục hồi tại nhà cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tái khám định kỳ theo yêu cầu.
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường, nếu có cần tái khám để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
  • Lưu ý trong chế độ ăn uống tốt cho tim mạch.
  • Khi hoạt động thể lực, làm việc trở lại, hoạt động tình dục cần hỏi qua ý kiến bác sĩ hoặc sau một thời gian nhất định theo yêu cầu.
  • Sử dụng thêm các sản phẩm thảo dược như Ích Tâm Khang với thành phần Đan Sâm, Hoàng Đằng, cao Natto... để tăng tốc độ hồi phục, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng sau khi thực hiện thay van tim và tăng tuổi thọ của van tim thay thế.

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc sau thay van tim, bạn hãy đọc thêm bài viết: Cách chăm sóc giúp phục hồi sau thay van tim nhanh hơn”.

Trên đây là bài viết Thay van tim và những điều cần biết trước khi phẫu thuật. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về phẫu thuật thay van tim và lựa chọn được phương pháp phù hợp, duy trì được sức khỏe tim mạch tốt sau phẫu thuật.

Tham khảo: health.usnews.com

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    10:54 13/05/2022
    Chào bạn.
    Hiện tại bạn không nói rõ cụ thể mẹ bạn đang bị hở van 2 lá bao nhiêu phần cho nên chúng tôi khó có thể cho bạn lời khuyên cụ thể. Tuy nhiên mẹ bạn đã có nhiều biểu hiện nhe phù, mệt mỏi, khó thở như vậy chức năng tim của bà đã suy giảm. Với trường hợp HA cao việc can thiệp thay van cũng gặp khó khăn nếu không kiểm soát tốt HA. Vì vậy nếu sức khoẻ của bà không đảm bạn để bà điều trị nội khoa + sử dụng Ích Tâm Khang một thời gian sức khoẻ của bà được cải thiện thì duy trì còn nếu bà vẫn mệt nhiều thì bạn và gia đình cân nhắc để bà can thiệp theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp của bạn cần được kiểm soát HA thường xuyên liên, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý đó cũng là yếu tố giúp sức khoẻ của bà được cải thiện tốt hơn. Chúng tôi gửi bạn đường link về chế độ dinh dưỡng để bạn tham khảo điều chỉnh cho bà: https://suytim.info/bai-viet/che-do-dinh-duong/nguoi-bi-ho-van-tim-nen-an-gi-tot-nhat.html.
    Thân mến!
  • Nguyễn ngọc xuân
    Nguyễn ngọc xuân
    11:59 09/05/2020
    Dạ thưa,gia đình em hiện đag rất lo lắng ko biết có nên để Mẹ phẫu thuật thay van hay xin cho Mẹ về nhà dùng kèm Ich Tam Khang ???Mẹ 68tuổi.Vì khoảng 1tuần trc Mẹ nói khó thở kèm theo tay chân Phù,nên gia đình vội đưa Mẹ vào Cấp Cứu BV gần nhất là Gía Định(tp hcm).Sau 2ngày thì BS chẩn đoán là Hở Van Tim 2lá kèm theo Cao huyết áp.Theo em và gia đình tìm hiểu và đưa ra quyết định là Ký Giấy Cam Kết và đưa Me về điều trị bằng thuốc Tây theo BS và kèm ITK.Vì sức khoẻ Mẹ cà tuổi cao,nên em lo sẽ xảy ra rủi to sau MổMong bs tư vấn gấp cho gđ em!Em cảm tạ!!!