Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành đúng cách

A- A+

Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành đúng cách giúp họ nhanh phục hồi sức khỏe, tránh rủi ro như xuất huyết, nhiễm trùng, cục máu đông, phòng tái hẹp. Bài viết sau đây sẽ là những chỉ dẫn cụ thể từ việc bảo vệ vết thương sau đặt stent đến khi sức khỏe đã hồi phục để tránh bệnh tái phát và tiến triển trở nặng.

Chăm sóc vết thương nơi đưa ống thông stent mạch vành

Để tiếp cận được vị trí nhánh động mạch vành bị tắc hẹp, bác sĩ phải luồn một ống thông qua động mạch đùi hoặc động mạch quay ở cánh tay. Vì vậy, tại vị trí đưa ống thông vào cơ thể sẽ để lại một vết thương. Khi về nhà, bạn sẽ phải chăm sóc vết thương này theo các bước:

Bước 1: Làm ẩm rồi loại bỏ băng gạc cũ vào mỗi buổi sáng.

Bước 2: Rửa vết thương ít nhất 1 lần/ngày bằng nước muối hoặc nước sát trùng. Dùng tay hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng, không chà xát vết thương.

Bước 3: Dùng băng dán cá nhân để che phủ vết thương. Thông thường, vết thương sẽ có màu đen và xanh trong vài ngày đầu, có thể sưng, hơi hồng và xuất hiện cục u nhỏ.

Để tránh vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên cố gắng giữ vết thương khô ráo, không ngâm mình trong bồn tắm, đi bơi trong một tuần sau phẫu thuật. Đồng thời, hãy mặc quần áo rộng rãi và không bôi kem, thuốc mỡ hay bất kỳ thứ gì lên vết thương (trừ khi bác sĩ yêu cầu).

Khi chăm sóc sau đặt stent mạch vành, bạn cần chú ý đến vị trí luồn ống thông.

Khi chăm sóc sau đặt stent mạch vành, bạn cần chú ý đến vị trí luồn ống thông.

Các lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành

Người bệnh sau đặt stent thường chỉ sau một thời gian ngắn là có thể xuất viện, nên chủ yếu sẽ được chăm sóc tại nhà. Do vậy, người thân hay chính người bệnh cần phải biết cách chăm sóc mới có thể nhanh hồi phục. Chăm sóc không chỉ đơn giản là ăn uống mà còn cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc và trong vận động.

Trong vận động sau đặt stent mạch vành cần lưu ý gì?

Tùy thuộc vào vị trí đặt stent mà sẽ cần lưu ý trong hoạt động tại vị trí đó. Với stent được đặt qua động mạch đùi, người bệnh cần:

  • Tránh nâng, đẩy và kéo vật nặng (trên 4,5kg) trong 5 đến 7 ngày đầu tiên sau thủ thuật.
  • Không tham gia các hoạt động nặng trong 5 ngày sau phẫu thuật, bao gồm hầu hết các môn thể thao như chạy bộ, chơi golf, chơi tennis và bowling.
  • Có thể leo cầu thang khi cần thiết, nhưng cần đi chậm hơn so với bình thường.
  • Trong vòng 1 tuần sau thủ thuật, tăng dần mức độ hoạt động cho đến khi có thể hoạt động bình thường.
  • Tránh căng cơ đùi trong khi đại tiện trong 3 – 4 ngày sau thủ thuật để phòng ngừa chảy máu ở vị trí luồn ống thông.

Trong một số trường hợp không thể đặt stent mạch vành qua động mạch đùi, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật qua động mạch quay ở cánh tay. Khi đặt ở vị trí này, người bệnh cũng cần lưu ý khi cử động cánh tay của mình. Cụ thể như:

  • Không sử dụng cổ tay có vết thương để nâng vật trên 1kg trong ngày đầu tiên.
  • Không tham gia các hoạt động gắng sức trong 2 ngày sau thủ thuật, bao gồm hầu hết các môn thể thao.
  • Không sử dụng máy cắt cỏ, xe máy, cưa máy và đi xe địa hình trong 48h.
  • Nâng dần mức độ hoạt động cho đến khi có thể hoạt động bình thường trong vòng 2 ngày sau thủ thuật.

Ngoài ra nếu là người chăm sóc, bạn không nên đỡ người bệnh dậy bằng cách kéo tay.

Nếu đặt stent mạch vành qua động mạch quay, bạn cần hạn chế cầm vần nặng.

Nếu đặt stent mạch vành qua động mạch quay, bạn cần hạn chế cầm vần nặng.

Người đặt stent khi nào có thể hoạt động bình thường?

Hầu hết mọi người có thể trở lại làm việc trong 1 – 2 tuần sau khi đặt stent. Một vài ngày sau xuất viện, bạn nên nghỉ ngơi vì có thể vẫn còn mệt mỏi và yếu. Nếu muốn, bạn có thể đi bộ trong nhà. Nếu bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim, thời gian hồi phục sẽ dài hơn. Hãy hỏi bác sĩ khi nào an toàn để tiếp tục hoạt động tình dục, chơi thể thao và lái xe.

Nếu người đặt stent trong độ tuổi lao động, thì sau khi đặt stent, người bệnh phải từng bước thích nghi với cuộc sống, không nên khuân vác hoặc các hoạt động thể lực nặng. Đặc biệt, trong tháng đầu tiên, bệnh nhân cố gắng nghỉ ngơi, đi bộ không quá 20 phút/ngày; được làm bếp, nấu ăn nhưng không nên đứng lâu quá 20 phút.

Sau đặt stent mạch vành, sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang sẽ giúp tăng tốc độ hồi phục, giúp giảm nguy cơ biến chứng, tái tắc hẹp, tăng tuổi thọ stent. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng tại bệnh viện. Hãy gọi 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị sau đặt stent mạch vành

Đặt stent mạch vành chỉ giúp mở rộng lòng mạch chứ không thể chữa khỏi bệnh mạch vành. Bạn vẫn phải tiếp tục dùng thuốc để phòng ngừa tái phát và các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế:

  • Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiếp tục uống thuốc điều trị hẹp động mạch vành mà trước đây bạn đã dùng hay không.
  • Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tất cả những người đã can thiệp mạch vành qua da đều phải dùng thuốc kháng tiểu cầu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
  • Nếu bạn bị cả bệnh đái tháo đường, nên trao đổi kỹ với bác sĩ để họ điều chỉnh thuốc trong 1 – 2 ngày sau đặt stent. Bởi khi đó đường huyết của bạn có thể thay đổi thất thường.
  • Tùy thuộc vào thành công sau khi đặt stent, bác sĩ có thể kê toa thuốc mới. Bạn nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, cần lưu ý tới dấu hiệu cảnh báo tác dụng phụ. Điển hình như biểu hiện xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam khi sử dụng thuốc chống đông máu, đau cơ, men gan tăng khi sử dụng nhóm statin hay biểu hiện chóng mắt khi sử dụng quá liều thuốc huyết áp. Nếu có những biểu hiện này, bạn nên tái khám lại để được bác sĩ đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều thuốc. 

Cùng lắng nghe Gs. Phạm Gia Khải tư vấn cách xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc chống đông qua video sau:

Cách xử trí khi bị xuất huyết dưới da do dùng thuốc sau đặt stent mạch vành.

Những lưu ý khác trong chăm sóc sau đặt stent mạch vành

Bạn nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày, thay đổi chế độ ăn, bỏ thuốc lá, tập thể dục đều đặn và đi khám sức khỏe định kỳ. Song song với đó, nên thực hiện phục hồi chức năng tim mạch để giúp tim và cơ thể thích nghi tốt hơn với sự có mặt của stent trong mạch vành.

[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]

Chế độ ăn cho người bệnh mạch vành sau đặt stent

Bệnh mạch vành ngoài do yếu tố di truyền, còn xuất phát từ chế độ ăn không lành mạnh. Do vậy, sau đặt stent người bệnh vẫn cần phải tuân thủ một chế độ ăn hợp lý để ngăn ngừa tái tắc hẹp và nguy cơ hình thành cục máu đông.

Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành:

  • Nên ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc thô là những loại hạt còn lớp vỏ lụa bên ngoài.
  • Cần hạn chế sử dụng các loại rau có màu xanh đậm bởi chúng có chứa nhiều vitamin K làm giảm tác dụng của thuốc chống đông đang sử dụng. Những loại rau đó bao gồm như: cải bó xôi, cần tây, măng tây, dưa chuột, các loại rau họ cải…
  • Ăn giảm mỡ và muối, thay vào đó ăn cá thường xuyên, bởi cá có chứa nhiều omega 3 rất tốt cho tim mạch giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Theo một nghiên cứu có lời khuyên nên ăn tối thiểu 3 bữa cá/1 tuần. Tuy nhiên, khi kết hợp omega 3 với một số loại thuốc chống đông lại tăng nguy cơ chảy máu, do vậy mức độ và tần suất ăn cũng không nên quá nhiều.
  • Không nên ăn quá no vì gây chèn ép cơ hoành, nhịp tim sẽ tăng hơn bình thường.
  • Không nên ăn tối sau 18 giờ. Tránh bị táo bón.
  • Nếu có đái tháo đường đi kèm, người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường để kiểm soát tốt đường huyết.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Nếu bạn là nữ giới thì không nên uống quá một ly, còn nam giới thì không nên uống quá 2 ly rượu mỗi ngày.

Dưới đây là tư vấn của BS Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa nội Tim Mạch Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội về những thực phẩm nên ăn, nên tránh sau đặt stent mạch vành, bạn hãy tham khảo để áp dụng:

Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh sau đặt stent mạch vành

Phục hồi sức khỏe sau đặt stent mạch vành với Ích Tâm Khang

Để sức khỏe cải thiện tốt và phòng ngừa được những rủi ro sau đặt stent, phối hợp TPCN Ích Tâm Khang cùng với thuốc điều trị là giải pháp được nhiều người áp dụng hiệu quả. Với tác dụng ngăn ngừa mảng xơ vữa, tiêu huyết khối và cải thiện tuần hoàn mạch vành, sản phẩm giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim và giúp người bệnh giảm đáng kể được các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt, ho, phù… 

Điều đặc biệt, Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ tim mạch duy nhất hiện nay đã được kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada công nhận. 

Dưới đây, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh tắc hẹp mạch vành để hiểu hơn về sản phẩm này:

Ông Thắng - Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm ngăn tái hẹp mạch vành sau 4 lần đặt stent

Xem thêm: Kinh nghiệm giúp giảm tắc hẹp mạch vành, thiếu máu cơ tim

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Nhận biết dấu hiệu bất thường sau đặt stent cần gọi bác sĩ

Ngay khi có các triệu chứng bất thường dưới đây, bạn cần báo cho bác sĩ hoặc nhanh chóng đi thăm khám. Bởi đây là những biểu hiện cho thấy bạn có khả năng cao gặp biến chứng sau đặt stent mạch vành.

  • Đau thắt ngực, khó chịu (nóng, rát, tê, nặng) ngực, đau cánh tay, vai, hàm, mệt mỏi, lo lắng không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, ợ nóng, buồn nôn, đầy bụng… (dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim).
  • Chảy máu không ngừng sau 20 phút, đau nghiêm trọng, chảy dịch mủ, tê đột ngột hoặc cảm thấy yếu ở tay hoặc chân đã luồn ống thông.
  • Đau hoặc khó chịu ở cánh tay, vai trái, lưng, cổ, hàm, dạ dày.
  • Có một khối u to (cỡ quả bóng golf) ở bẹn hoặc khối u nhỏ ở cổ tay.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng: Đỏ, ấm, rỉ nước tại vết thương hoặc bị sốt.

Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành sẽ cần tuân thủ nhiều lưu ý. Thế nhưng, nếu biết cách chăm sóc, bạn sẽ nhanh chóng hồi phục và ít có nguy cơ tái tắc hẹp về sau.

 Tham khảo: clevelandclinic

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]

Danh sách bình luận
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    14:13 12/05/2022
    Chào bạn.
    Thời gian ba bạn đặt sten cách đây đã 1 năm rồi thì ông hoàn toàn có thể hoạt động đi lại bình thường. Chỉ cần chú ý không vận động gắng sức quá nhiều, thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra bạn nên để ông sử dụng kết hợp sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4v/ngày chia 2 lần để giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, phòng ngừa nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối gây tái hẹp.
    Thâm mến!
  • Chuyên gia tư vấn
    Chuyên gia tư vấn
    14:13 12/05/2022
    Chào bạn.
    Qua chia sẻ của bạn hiện tại chúng tôi nhận thấy phác đồ điều trị hiện nay bạn đang đi đúng hướng vì vậy bạn nên duy trì tiếp tục như vậy là được bạn nhé. Còn việc tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ thì bạn vẫn nên duy trì thường xuyên nếu sức khoẻ ổn bạn tái khám 6 tháng một lần là được.
    Chúc bạn sức khoẻ!
  • Linh Linh
    Linh Linh
    16:44 04/02/2020
    Tôi đã đặt 4 stent mạch vành được 2 năm, giờ sức khỏe vẫn tốt. Hiện tôi vẫn đang điều trị theo đơn của bác sĩ và có dùng thêm Ích Tâm Khang con tôi mua. Từ khi sử dụng sản phẩm này sức khỏe đã cải thiện hẳn, không còn khó thở, đau thắt ngực nữa. Tất nhiên, là tôi ăn uống, tập luyện điều độ lắm. Cho tôi hỏi, sức khỏe của tôi tốt thế này có cần thăm khám định kỳ lại nữa không? và tôi phải làm sao để giữ được sức khỏe tốt?
  • Tạ Liên
    Tạ Liên
    16:44 04/02/2020
    Cho tôi hỏi bố tôi mới đặt stent mạch vành đầu năm 2019. Vậy bố tôi đã hoạt động được như những người bình thường, đi được xe máy chưa? Và tôi phải chăm sóc bố như thế nào để duy trì sức khỏe?