Cơn đau thắt ngực ổn định - Dấu hiệu nguy hiểm và cách trị hiệu quả

A- A+

Đau thắt ngực ổn định có thể là tiền đề của cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm, do vậy biết dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm và hướng điều trị là điều rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa tới tính mạng.

Đau thắt ngực trái do thiếu máu cơ tim

Cơn đau thắt ngực ổn định gây đau nhói tim bên trái.

Cơn đau thắt ngực ổn định là gì?

Cơn đau thắt ngực ổn định là tình trạng đau ngực trái xảy ra khi động mạch vành bị hẹp gây giảm lượng máu đi nuôi cơ tim. Thông thường, đau thắt ngực hay xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức (tập thể dục buổi sáng) hoặc căng thẳng stress.

Nguyên nhân cơn đau thắt ngực ổn định

Nguyên nhân cơn đau thắt ngực ổn định phần lớn là do mảng xơ vữa cứng bám vào thành động mạch vành làm thu hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu tới tế bào cơ tim. Bên cạnh đó, cục máu đông gây tắc hẹp một phần mạch vành cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải cơn đau thắt ngực ổn định.

Mảng xơ vữa cứng trong động mạch vành là nguyên nhân gây đau thắt ngực ổn định.

Mảng xơ vữa cứng trong động mạch vành là nguyên nhân gây đau thắt ngực ổn định

Những ai dễ bị đau thắt ngực ổn định?

Cơn đau thắt ngực ổn định có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên những người có các yếu tố sau sẽ có nguy cơ bị đau thắt ngực ổn định cao hơn:

  • Hút thuốc lá: Chất Nicotin có trong thuốc lá tạo điều kiện cho cholesterol tích tụ trên thành mạch gây xơ vữa.
  • Bệnh tiểu đường: Làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, tăng tốc độ xơ vữa mạch vành, dẫn đến đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
  • Tăng huyết áp: Áp lực của máu lên thành động mạch tăng lên làm tổn thương các động mạch, tăng tốc độ xơ cứng động mạch.
  • Rối loạn mỡ máu: Nồng độ cholesterol và chất béo bão hòa cao làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và đau tim ở người bệnh.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim: Nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh động mạch vành hoặc bị đau tim thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải cơn đau thắt ngực.
  • Tuổi tác: Nguy cơ đau thắt ngực tăng lên ở đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi.
  • Béo phì: Làm tăng nguy cơ đau thắt ngực và bệnh tim mạch
  • Ít vận động: Một lối sống lười vận động, không có thói quen tập thể dục góp phần làm tăng cholesterol, tăng huyết áp và tăng nguy cơ béo phì, làm giảm khả năng lưu thông máu trong lòng mạch.
  • Căng thẳng, stress: Quá nhiều căng thẳng và tức giận có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực.

Triệu chứng cơn đau thắt ngực ổn định

Đặc điểm cơn đau thắt ngực ổn định được mô tả như ngực bị bóp chặt, cảm giác như bị đè nén. Cơn đau có thể lan ra đến cổ, vai và cánh tay. Trong cơn đau, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, vã mồ hôi... 

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng đau thắt ngực ổn định thường chỉ kéo dài khoảng 15 phút và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực.

Dựa trên đặc điểm, tình trạng đau thắt ngực ổn định được chia thành 4 mức độ. Mức độ càng cao thì càng nguy hiểm và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh.

Phân độ đau thắt ngực (Theo hiệp hội tim mạch Canada - CCS)

Phân độ đau thắt ngực theo hiệp hội tim mạch Canada - CCS

Cách chẩn đoán cơn đau thắt ngực ổn định

Để chẩn đoán cơn đau thắt ngực ổn định, ngoài dựa vào triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim, holter điện tim, chụp động mạch vành...

So sánh cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định

Khác với cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực không ổn định thường là do mảng xơ vữa mềm bám ở thành mạch gây nên, khi bị nứt vỡ thì gây ra cơn đau thắt ngực không ổn định. Bởi vậy mà nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi nghỉ ngơi và không thể dự đoán được. 

Cơn đau thắt ngực không ổn định cũng nặng hơn và kéo dài hơn. Thời gian đau có thể tới 30 phút hoặc lâu hơn và không biến mất khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực.

Điểm giống nhau là cả hai loại đau thắt ngực này đều là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của cơn nhồi máu cơ tim. Vì vậy bạn cần tới bệnh viện thăm khám ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng nêu trên.

Cần làm gì khi gặp cơn đau thắt ngực ổn định?

Khi cơn đau thắt ngực xảy ra nghĩa là cơ tim đang bị thiếu máu, vì vậy bạn cần mau chóng thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Dừng mọi hoạt động đang thực hiện, nằm nghỉ ở tư thế ngồi, đầu gối nâng cao. Nới lỏng quần áo (cà vạt, khăn quàng cổ, nút trên áo sơ mi,…). Giữ ấm cơ thể bằng khăn choàng hoặc một chiếc chăn mỏng.
  • Bước 2: Trong trường hợp đã được bác sĩ cho sử dụng các thuốc giãn mạch vành như NitrogIycerin dạng xịt dưới lưỡi hoặc viên ngậm dưới lưỡi. Bạn có thể cắt cơn đau bằng cách sử dụng nó.
  • Bước 3: Nếu đã dùng thuốc giãn mạch mà cơn đau kéo dài trên 20 phút thì có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim, cần gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân chuyển đến bệnh viện ngay lập tức.

Giảm đau thắt ngực bằng  Nitroglycerin dạng xịt dưới lưỡi

Giảm cơn đau thắt ngực ổn định bằng thuốc giãn mạch dạng xịt dưới lưỡi

Dấu hiệu cảnh báo cơn đau thắt ngực ổn định gây nhồi máu cơ tim

Khi mảng xơ vữa cứng trong đau thắt ngực ổn định không may bị nứt vỡ, làm tắc hoàn toàn một đoạn mạch vành có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim tim nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh chỉ trong vài phút. 

Do vậy, nếu nhận biết được cơn nhồi máu cơ tim sớm cùng với cách xử trí phù hợp sẽ giúp bạn thoát hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim bạn cần lưu ý:

  • Mệt mỏi bất thường, đột nhiên cảm thấy kiệt sức, thở khó hơn khi thực hiện các công việc mà trước đó vẫn làm bình thường.
  • Cảm thấy bồn chồn lo lắng, càng đến gần cơn nhồi máu, sự lo lắng càng tăng cao.
  • Đau hàm, có cảm giác đau hoặc khó chịu ở lưng, vai, cánh tay.
  • Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn.

Để biết cách xử trí cơn nhồi máu cơ tim đúng, mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết: Xử trí nhồi máu cơ tim đúng cách, giảm 50% rủi ro

Giải pháp phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực ổn định

Cơn đau thắt ngực ổn định nếu không được chữa trị hiệu quả có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. Sau đây là những giải pháp điều trị đau thắt ngực ổn định thường được áp dụng hiện nay:

Sử dụng thuốc điều trị

NitrogIycerin là lựa chọn hàng đầu để giảm đau do đau thắt ngực ổn định. Thuốc có tác dụng làm giãn động mạch vành, cải thiện lưu lượng máu tới cơ tim, giảm gánh nặng cho tim. Người bệnh có thể cần phải mang nitrogIycerin bên mình mọi lúc mọi nơi. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê toa các thuốc điều trị các bệnh lý nguy cơ như thuốc hạ huyết áp, giảm mỡ máu, thuốc chống đông máu… Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có biện pháp phối hợp thuốc với liều lượng phù hợp.

Song song với các thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để nâng cao sức khỏe tim mạch. 

TPCN Ích Tâm Khang là một sản phẩm tiêu biểu đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện về hiệu quả giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, đồng thời giúp thư giãn mạch máu, cải thiện lưu lượng máu tới cơ tim. Nhờ đó, sử dụng thêm Ích Tâm Khang sẽ giúp cải thiện tình trạng đau thắt ngực, khó thở và phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim sau này. 

Thực tế nhiều người bệnh tim mạch đã nhận được các lợi ích này từ Ích Tâm Khang. Cùng lắng nghe trải nghiệm của một người bệnh bị tắc hẹp mạch vành 50% trong video sau:

Bà Loan chia sẻ kinh nghiệm giúp giảm đau thắt ngực hiệu quả

Xem thêm: Kinh nghiệm giúp giảm tắc hẹp mạch vành, cải thiện đau thắt ngực

Can thiệp, phẫu thuật động mạch vành

Nong mạch vành, đặt stent mạch vành là can thiệp thường được sử dụng để điều trị cơn đau thắt ngực ổn định. Trong can thiệp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một quả bóng nhỏ bên trong động mạch vành. Bóng được thổi phồng để mở rộng lòng động mạch và sau đó một ống đỡ (stent mạch vành) được đặt vào vị trí tắc hẹp để giữ cho lòng mạch luôn mở rộng.

Trong trường hợp, động mạch bị tắc tại nơi khó đặt stent hoặc tắc hẹp tại nhiều vị trí khác nhau thì có thể cần phải thực hiện mổ tim hở để phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Một đoạn mạch máu được lấy từ chính cơ thể người bệnh sẽ được ghép vào động mạch vành, bắc qua đoạn bị tắc nghẽn, giúp máu đi về tim dễ dàng hơn.

Điều chỉnh lối sống

Người bệnh có thể ngăn ngừa và làm giảm cơn đau thắt ngực bằng cách thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh:

  • Không hút thuốc lá; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê...
  • Theo dõi và kiểm soát tốt cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu.
  • Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, tránh các loại thực phẩm giàu chất béo, ăn giảm mặn, giảm ngọt.
  • Tập luyện thể dục mỗi ngày 30 phút với các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga… Ban đầu, bạn nên tập với cường độ nhẹ, sau đó tăng dần để cho cơ thể thích nghi.
  • Tránh lo lắng, căng thẳng; nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc.

Cơn đau thắt ngực ổn định không chỉ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng gắng sức trong lao động và hoạt động thể lực mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Tài liệu tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com, mayoclinic.org

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Danh sách bình luận
  • Dược sỹ tư vấn
    Dược sỹ tư vấn
    13:49 22/12/2021
     

    Chào bạn. Biểu hiện bạn đang gặp có nhiều nguyên nhân gây ra như: rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết cũng có thể do bệnh lý liên quan đến tim mạch. Vì vậy nếu bạn nên sắp xếp thời gian đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hợp lý nhất. Chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với số ĐT của bạn để trao đổi vì hiện tại chúng tôi cần thêm một số thông tin để hướng dẫn bạn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để giúp cho việc điều trị của bạn đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn lưu ý để tiếp nhận cuộc gọi tới từ số thuê bao: 0983.103.844 bạn nhé.

    Thân ái
  • Trần Tuấn
    Trần Tuấn
    02:04 11/10/2021
    Tối ngủ đến khoảng 1 giờ sáng thì tim đập loạn xạ nặng nề vùng tim không ngủ được xin hỏi là bệnh gì