Bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Hướng dẫn phòng ngừa rủi ro

A- A+

Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh lý tim mạch. Hiểu bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào và có biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn phòng ngừa rủi ro do căn bệnh này gây nên.

Bệnh mạch vành nguy hiểm bởi các rủi ro tiềm ẩn

Bệnh mạch vành nguy hiểm bởi các rủi ro tiềm ẩn

Theo số liệu thống kê của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tại Việt Nam chiếm khoảng 36% trong số các bệnh tim mạch. Số người mắc căn bệnh này cũng ngày càng gia tăng trong khi độ tuổi bị bệnh lại có xu hướng trẻ hóa. Điều này khiến rất nhiều người đặt ra câu hỏi “Bệnh tắc mạch vành có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào và làm sao để giảm rủi ro khi không may mắc phải căn bệnh này?”

Bệnh mạch vành dù nhẹ hay nặng đều nguy hiểm

Lời giải cho câu hỏi “Bệnh mạch vành có nguy hiểm không” là có. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh mạch vành dù nhẹ vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cùng nhiều biến chứng nguy hiểm (đột quỵ, nhồi máu cơ tim…).

Những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài do bệnh mạch vành gây ra

Người bệnh mạch vành sẽ phải đối mặt với những cơn đau thắt ngực và cảm giác khó thở, mệt mỏi, uể oải đến mức không thể làm được gì. Nhiều người mô tả, cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành giống như cảm giác có ai đó đang đè ép vào tim, bỏng rát rất khó chịu. Chúng thường xuất hiện khi người bệnh làm việc gắng sức (đau thắt ngực ổn định) nhưng cũng có thể xảy ra bất chợt khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định).

Dù được điều trị nhưng không phải trường hợp nào các triệu chứng bệnh mạch vành cũng cải thiện rõ rệt. Có rất nhiều người bệnh đáp ứng không tốt với thuốc dẫn tới không giảm được đau ngực, khó thở và mệt mỏi. Chưa kể đến, các triệu chứng này rất dễ tái phát vào những lúc trái gió trở trời khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nhẹ thì không làm được việc nặng, không chạy xe được đường dài. Nặng thì đi bộ, leo cầu thang vài bước cũng thấy ngực khó chịu, khó thở, thở hụt hơi.

Người bị tắc hẹp mạch vành sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt làm việc

Người bị tắc hẹp mạch vành sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt làm việc

Các biến chứng của bệnh mạch vành đe dọa tới tính mạng

Bệnh mạch vành nguy hiểm không chỉ do ảnh hưởng tới chất lượng sống mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim hay suy tim.

Nhồi máu cơ tim

Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh mạch vành khi các mảng xơ vữa trên thành mạch vành bị vỡ ra và thu hút sự tập trung của tiểu cầu, từ đó hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn lòng mạch. Nếu tình trạng tắc nghẽn không được điều trị một cách nhanh chóng, các tế bào cơ tim không được cung cấp máu nuôi dưỡng. Dần dần, chúng sẽ bị tổn thương và hoại tử khiến người bệnh tử vong chỉ sau vài giờ.

Suy tim

Cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng co bóp của tim. Lúc này, người bệnh sẽ bị suy tim - con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch. Trái tim suy yếu không thể bơm đủ máu cung cấp cho các cơ quan sẽ gây ra những triệu chứng điển hình như khó thở, mệt mỏi, ho, phù… và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

TPCN Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng giúp làm giảm đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm cholesterol máu, xơ vữa mạch vành, phòng nhồi máu cơ tim, suy tim do bệnh mạch vành. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

hotline

Rối loạn nhịp tim

Khi tim không nhận đủ oxy, có thể làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim, khiến tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc hỗn loạn, người bệnh thường cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực. Một số chứng rối loạn nhịp tim có thể làm tim đột ngột ngừng đập đe dọa tới tính mạng.

Điều đáng nói, ngay cả khi đã tiến hành phẫu thuật điều trị tắc hẹp mạch vành đặt stent mạch vành hay bắc cầu động mạch vành, người bệnh vẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm ẩn nấp như:

- Cục máu đông: Thường gặp ở bệnh nhân đặt stent phủ thuốc. Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, không có cách nào khác là người bệnh phải điều trị bằng thuốc chống kết tập tiểu cầu như cIopidogrel và asplrin.

- Stent bị xê dịch ra khỏi vị trí: Dưới áp lực của stent, các tế bào mạch máu rất dễ bị tổn thương, sau đó sẽ xảy ra quá trình tăng sinh mô ở vị trí này. Nếu phát triển quá mạnh mẽ, các tế bào nội mô này sẽ đẩy stent lệch khỏi vị trí được đặt vào ban đầu và gây tái tắc hẹp. Biến chứng này có thể được phòng ngừa bằng cách sử dụng stent phủ thuốc, điều trị bằng phương pháp bức xạ.

Giải pháp giảm tắc hẹp mạch vành và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Điều trị đúng cách sẽ giúp giảm nguy hiểm do bệnh mạch vành gây ra

Điều trị đúng cách sẽ giúp giảm nguy hiểm do bệnh mạch vành gây ra

Mặc dù bệnh mạch vành rất nguy hiểm nhưng nếu kiểm soát tốt, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh và sống lâu gần như những người bình thường. Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành thường được áp dụng phù hợp với từng đối tượng của người bệnh, bao gồm: 

Điều trị hẹp mạch vành bằng thuốc

Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu sau khi chẩn đoán bệnh mạch vành. Các nhóm thuốc điều trị bệnh mạch vành thường được sử dụng:

Nhóm thuốc Nitrat có tác dụng giãn mạch, giúp giảm thiểu cơn đau thắt ngực.

- Thuốc chẹn Beta giao cảm giúp thư giãn mạch máu, chống loạn nhịp tim, hạ huyết áp.

- Thuốc chống đông máu và giảm kết tập tiểu cầu ngăn ngừa hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim.

Việc sử dụng loại thuốc nào sẽ tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, mức độ bệnh cũng như đáp ứng của từng người. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng loại thuốc phù hợp nhất.

Phẫu thuật cho bệnh nhân hẹp mạch vành nặng

Với tỷ lệ tắc hẹp từ 70 – 80% trở lên hoặc người bệnh có dấu hiệu gặp phải cơn đau thắt ngực không ổn định do các mảng xơ vữa mềm, dễ nứt vỡ gây nên, người bệnh có thể sẽ được chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật. 

Đây là giải pháp tạm thời với mục đích nhằm nhanh chóng giải quyết vấn đề cung cấp máu cho cơ tim. Có hai phương pháp là đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

- Đặt stent mạch vành sử dụng một khung kim loại đóng vai trò như giá đỡ giúp khơi thông lòng mạch và hạn chế rủi ro do sự hình thành cục máu đông do những mảng xơ vữa mềm gây nên..

- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là phương pháp lấy phần động mạch hoặc tĩnh mạch khỏe mạnh ở bộ phận khác trong cơ thể chủ yếu là tĩnh mạch chân hoặc tay để nối tắt động mạch chủ với động mạch vành, bắc ngang qua các vị trí có tắc hẹp.

Can thiệp phẫu thuật sẽ có ích khi người bệnh bị tắc hẹp mạch vành nặng

Can thiệp phẫu thuật sẽ có ích khi người bệnh bị tắc hẹp mạch vành nặng

Dùng TPCN Ích Tâm Khang để cải thiện triệu chứng và dự phòng rủi ro

Song song với những phương pháp trên, người bệnh nhân có tắc hẹp mạch vành nên sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ giúp giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa mảng xơ vữa tiến triển và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. 

Tuy nhiên hiệu quả của các sản phẩm hỗ trợ không giống nhau nên các chuyên gia tim mạch (trong đó có Gs. Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam) khuyến cáo: Người bệnh nên lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được quốc tế công nhận như TPCN Ích Tâm Khang.

Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay có kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí quốc tế (Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014). Nghiên cứu cho thấy, sử dụng kết hợp Ích Tâm Khang cùng thuốc điều trị sẽ giúp giảm rõ rệt các triệu chứng đau thắt ngực, đau tim, khó thở, mệt mỏi, giúp ổn định mảng xơ vữa từ đó phòng tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 

Mời bạn lắng nghe chia sẻ của một bệnh nhân hẹp mạch vành nặng hồi sinh nhờ Ích Tâm Khang qua video dưới đây:

Bà Loan chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh mạch vành hiệu quả cùng Ích Tâm Khang

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Ăn uống tập luyện khoa học lành mạnh

Chế độ ăn uống được coi là con dao hai lưỡi, có thể khiến bệnh mạch vành xấu đi nhưng nếu ăn uống đúng cách giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn và trì hoãn tiến triển bệnh. Theo khuyến cáo dành cho người bị hẹp mạch vành, bạn nên tuân thủ những điều sau:

  • Cắt giảm lượng chất béo xấu có trong thịt đỏ, nội tạng, da và mỡ động vật; thay thế bằng dầu thực vật giàu omega – 3 như oliu, hướng dương, dầu lạc, dầu vừng…
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi; các loại đậu đỗ; ăn nhiều cá.
  • Thay thế cơm trắng, bột mì trắng, mì, phở bằng ngũ cốc nguyên vỏ.
  • Ăn nhạt, ăn ít đường.
  • Hạn chế uống rượu bia.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên dành thời gian vận động mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga, thiền… Đặc biệt, việc đi bộ thường xuyên hàng ngày sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của tuần hoàn bàng hệ mạch vành - hệ mao mạch nhỏ hình thành trên vùng cơ tim bị thiếu máu. Người bệnh nên đi bộ trong vòng khoảng 30 phút – 1 tiếng một ngày và 1 tuần 5 buổi. Nếu đang hẹp động mạch vành nhiều mà có khó thở thì có thể đi bộ chậm lại và giảm bớt cường độ đi một chút.

Xem thêm: Bệnh mạch vành nên ăn gì, để vừa đủ dinh dưỡng, vừa giảm tắc hẹp?

Đến đây chắc hẳn bạn không còn hoang mang không biết bị bệnh mạch vành có nguy hiểm không nữa. Dù phát hiện bệnh ở giai đoạn nào, chỉ cần lựa chọn đúng phương pháp và nghiêm túc điều trị, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được sức khỏe của chính mình.

 

 Nguồn tham khảo: Hội Tim mạch học Việt Nam

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]