Chi phí thay van tim là một khoản không hề nhỏ trong tổng chi phí điều trị. Vì thế khi phải phẫu thuật thay van, vấn đề được người bệnh quan tâm nhất đó là thay van tim bao nhiêu tiền, có được Bảo hiểm y tế chi trả không và mức chi trả là bao nhiêu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn bảng giá phẫu thuật thay van tim cụ thể, mức chi trả của bảo hiểm và cách chăm sóc sau thay van để giảm chi phí phát sinh khi phải thay van lần 2.
Tùy theo các loại van tim được sử dụng mà giá thay van tim sẽ khác nhau. Để chọn loại van nào tối ưu nhất, bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận dựa trên điều kiện tài chính, cũng như độ tuổi, giới tính, tình trạng bệnh hiện tại và loại van nào bị hư hại (van 2 lá, van 3 lá hay van động mạch chủ…). Tuy nhiên, bạn cũng cần biết sơ lược về chi phí phẫu thuật hở van tim 3 lá, 2 lá, động mạch chủ..., ưu nhược điểm của mỗi loại van để có thể bày tỏ nguyện vọng với bác sĩ.
Giá của van tim sinh học dao động từ 40 - 60 triệu đồng. Nhưng tổng chi phí cho một ca phẫu thuật sử dụng van sinh học sẽ dao động từ 100 - 140 triệu, bao gồm chi phí mua van, chi phí phẫu thuật, chi phí điều trị từ khi vào cho tới khi ra viện.
Chất liệu của van sinh học được làm từ màng tim heo, bò đã được xử lý. Ưu điểm của loại van này là không cần phải sử dụng thuốc chống đông suốt đời mà chỉ cần dùng khoảng 3-6 tháng. Đây chính là lý do giá thành của van sinh học cao gấp đôi van cơ học. Nhược điểm là van nhanh bị thoái hoá, có thể gây tái hẹp, hở van.
Thông thường, van tim sinh học sẽ được chỉ định cho người cao tuổi. Vì loại van này tiềm ẩn ít rủi ro và tuổi thọ của van là 8 - 15 năm phù hợp với người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thay van sinh học với trẻ em trong lần phẫu thuật đầu tiên. Điều này là do, trẻ em bị hỏng van sẽ phải tiến hành thay van tim ít nhất là 2 lần. Lần 1 là khi nhỏ và lần 2 là khi trưởng thành vì van lần 1 không còn phù hợp với kích cỡ tim. Để hạn chế phải dùng thuốc chống đông, van sinh học sẽ được sử dụng trong lần thay van thứ nhất. Còn thay van lần 2 sẽ làm van cơ học trừ phụ nữ ở tuổi sinh nở.
Van tim cơ học được làm từ carbon hoặc Titanium phủ pyrolytic carbon. Ưu điểm lớn nhất của van cơ học là rẻ và độ bền cao. Về lý thuyết, van cơ học có thể tồn tại suốt đời.
Giá thành của van cơ học thường rẻ bằng 1 nửa so với van sinh học. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của loại van này là bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống đông máu suốt đời, tái khám thường xuyên và nguy cơ bị huyết khối (cục máu đông) gây kẹt van.
Người trẻ tuổi thường được khuyên thay van cơ học để hạn chế việc thay van nhiều lần. Tuy nhiên, phụ nữ trẻ muốn mang thai thì không nên thay van này vì sau khi thay phải dùng thuốc chống đông làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.
Bảng giá phẫu thuật thay van tim phụ thuộc loại van: van sinh học hay van cơ học
Van tự thân là dùng màng ngoài tim tái tạo van động mạch chủ. Đây là phương pháp mới, đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao của bác sĩ nên tại Việt Nam mới có một một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật này.
Chi phí mổ thay van tự thân đắt hơn thay van sinh học khoảng 10 đến 20 triệu. Nhưng bù lại người bệnh không phải mua van nhân tạo và không phải dùng thuốc chống đông sau khi thay van.
Dù bạn chưa hoặc đã thay loại van tim nào thì cũng nên sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang để giúp giảm đau ngực, khó thở và ngăn tái hẹp hở van, phòng suy tim. Hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.
Câu trả lời là có. Mức tối đa bảo hiểm y tế chi cho phẫu thuật thay van tim là 45 lần lương cơ bản tối thiểu, tương đương với 67.050.000 đồng tùy theo số năm đóng bảo hiểm của người bệnh, loại thẻ bảo hiểm. Để được hưởng bảo hiểm, bạn cần có thẻ bảo hiểm y tế, các hóa đơn thanh toán, giấy chuyển tuyến (nếu có) và giấy ra viện.
Với mỗi ca thay van tim, tổng chi phí dao động từ 80 đến 140 triệu đồng tùy theo loại van, trong đó van động mạch chủ có giá thành cao nhất. Nếu có bảo hiểm y tế thì dao động từ 50 đến 80 triệu đồng tùy theo từng bệnh viện.
Tổng chi phí phẫu thuật thay van tim bao gồm: Giá tiền mua dụng cụ phẫu thuật, thuốc và chi phí nằm viện. Đây là con số ước tính, còn thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào cách tính của mỗi bệnh viện (viện công hay viện tư), bảo hiểm đúng tuyến hay trái tuyến, phần trăm hưởng bảo hiểm, tình trạng bệnh cụ thể và quá trình tiến triển sau phẫu thuật của bệnh nhân. Tổng chi phí thay van tim là bao nhiêu cũng sẽ khác nhau giữa người thay 1 van với người thay 2 van cùng lúc, hoặc trường hợp can thiệp xảy ra sự cố, số tiền chi trả sẽ cao hơn những người khác.
Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến, trưởng khoa nội tim mạch, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội cũng đã có buổi tư vấn chi tiết về chi phí thay van tim. Cùng lắng nghe chia sẻ của Bs ở video sau:
Thời gian van tim tồn tại trong cơ thể cho tới khi phải thay thế bằng một van mới sẽ phụ thuộc vào loại van và kết quả điều trị sau thay van tim. Còn đối với tuổi thọ của người bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có một điều chắc chắn rằng sức khỏe bệnh nhân sẽ tốt lên rất nhiều so với việc không thay van.
Van sinh học có nguồn gốc từ động vật không cần dùng thuốc kháng đông nhưng sau 8 -15 năm sẽ hư hỏng và cần mổ lại để thay van mới. Van cơ học thì có tuổi thọ cao hơn, gần như kéo dài suốt đời. Riêng với van tự thân, đây là một tiến bộ mới của Y học. Người bệnh sau khi thay van tự thân sẽ không phải dùng thuốc kháng đông và tuổi thọ hiện giờ cũng xác định là kéo dài.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phẫu thuật thay van động mạch chủ có tỷ lệ sống sau 5 năm là 94%. Tỷ lệ sống sau 5 năm thay van 2 lá là 91%. Thay cả van 2 lá và van động mạch chủ có tỷ lệ tử vong cao hơn nhưng can thiệp này không phổ biến.
Như vậy có thể thấy, sau khi thay van tim, tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào việc thay van nào, cơ địa người bệnh, phương pháp điều trị sau can thiệp, biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Vì vậy, rất khó có thể đưa ra 1 con số chính xác cho câu hỏi “thay van tim sống được bao lâu?”. Tuy nhiên, bệnh nhân thay van hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ, sống khỏe mạnh như những người bình thường nếu có phương pháp điều trị phù hợp.
Sau thay van tim, người bệnh hoàn toàn có thể sống khỏe nếu biết cách chăm sóc tốt.
Người thay van tim ở viện khoảng 5-7 ngày kết hợp theo dõi huyết áp, hơi thở, chức năm tim. Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất vài tuần hoặc tới vài tháng. Trong vòng 3 tháng đầu, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc.
Việc sử dụng thuốc chống đông đối với người bệnh thay van tim là cần thiết, giúp cho van tim hoạt động được bình thường, tránh nguy cơ kẹt van sau phẫu thuật. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng đông, người bệnh cần lưu ý như sau:
Ths. Bs Nguyễn Đình Hiến trong buổi phỏng vấn cũng đã đưa ra những lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông để ngừa tác dụng phụ. Cùng lắng nghe tư vấn chi tiết của bác sĩ qua video sau:
Chế độ ăn uống sau thay van tim rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến thuốc chống đông. Người thay van tim cần kiêng ăn một số thực phẩm có chứa vitamin K làm giảm hoạt tính của thuốc chống đông ví dụ như rau xà lách, rau diếp, rau cải xanh…
Xem thêm: Chế độ ăn sau thay van tim
Cũng giống như các phẫu thuật khác, người bệnh cần vận động sớm bằng các hoạt động thể lực nhẹ nhàng, tránh các hoạt động gắng sức, sau đó có thể nâng dần mức độ gắng sức, thời gian tập luyện phù hợp với sức khỏe.
Thực tế, rất nhiều người bệnh hở van tim đã khỏe mạnh trở lại nhờ kiên trì áp dụng các lời khuyên kể trên. Bà Huệ trú tại TP. Hồ Chí Minh là một minh chứng như vậy.
Bà Huệ - Tp Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh van tim
Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY
Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất:
Thay van tuy không chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng sẽ giúp tình trạng bệnh ổn định hơn. Ngoài ra, chi phí thay van tim giảm đi rất nhiều nhờ có bảo hiểm y tế, điều đó giúp người bệnh hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể tiến hành thủ thuật, trở lại cuộc sống bình thường và không còn là gánh nặng cho người thân và gia đình.
Theo nguồn: healthline.com, heart.org
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng
[CTA:672cf7fa147880572e31a5c2]
Danh sách bình luận
Hiện bé còn quá nhỏ, muốn thay van tim cần khám kĩ lưỡng thể trạng có đáp ứng với phẫu thuật hay không, vì vậy bạn cần xin chỉ định và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ nhé!
Chúc con mau khỏe!
Chi phí bít lỗ thông liên nhĩ/ thất khoảng 60 triệu đồng (chưa BHYT).
Không biết bạn đang gặp tình trạng thông liên nhĩ/thất hay người thân của mình vậy?
Nếu cần tư vấn trực tiếp bạn liên hệ hotline 0917185170 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Liên quan đến chi phí bảo hiểm hộ nghèo và có giấy chuyển viện từ Kontum lên BV TW Huế để thay van tim; phần chi phải đóng bao nhiều tiền sẽ còn tùy thuộc vào bác sĩ hướng loại van thay và gia đình áp dụng thay loại van nào cho người bệnh; chi tiết nội dung này nếu gia đình có chủ định về loại van sẽ thay thì có thể chủ động liên hệ với phía bệnh viện TW Huế để làm rõ thêm, cụ thể số máy bệnh viện niêm yết là: 0234 3822 325
Cũng chia sẻ thêm với bạn về nội dung tư vấn của GS đầu ngành tim mạch cho trường hợp bệnh nhân hở van nặng cần làm gì để tránh bệnh tiến triển nặng thêm, bạn xem để thêm kinh nghiệm hỗ trợ cho người thân bạn nhé.
Chúc bạn và gia đình mọi sự may mắn
Thân mến
Trường hợp có BHYT chi phí sẽ được giảm bớt đặc biệt nếu bạn có BHYT đúng tuyến thì chi phí sẽ được giảm nhiều hơn. Do vậy, nếu các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật gia đình nên chuyển viện cho bác để đúng tuyến bệnh viện.
Để chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật thay van tim thành công, ngoài phụ thuộc vào bác sĩ tiến hành ca mổ, ngay bản thân người nhà cũng như người bệnh nên chuẩn bị sức khỏe, tinh thần thật tốt. Bạn có thể xem chi tiết những thông tin quan trọng trước khi tiến hành phẫu thuật thay van tim qua bài viết sau:
https://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/4-dieu-can-biet-truoc-khi-phau-thuat-thay-van-tim.html
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Như trong bài viết chúng tôi cũng đã đề cập rất rõ về chi phí thay van tim, bạn có thể xem lại bài viết để rõ hơn về vấn đề này. Còn việc mổ thay van tim, bác sĩ nếu có chỉ định thì bệnh viện sẽ sắp xếp lịch để tiến hành ca phẫu thuật đảm bảo ca phẫu thuật được thành công nhất.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị tốt cho một ca phẫu thuật thay van tim, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau nhé!
https://suytim.info/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/4-dieu-can-biet-truoc-khi-phau-thuat-thay-van-tim.html
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
Thông thường nếu bác có BHYT đúng tuyến sẽ được miễn giảm 80% chi phí, trái tuyến chịu mức chi phí 40%. Tuy nhiên, chúng tôi chưa rõ bạn muốn hỏi chi phí khám, điều trị, thuốc thang hay chi phí thay van tim, bởi với mỗi phương pháp, mỗi khía cạnh sẽ có mức chi phí không giống nhau. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể cung cấp thêm thông tin bạn muốn tìm hiểu để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nhé!
Chắc có lẽ bạn đang hỏi về việc thay van tim. Về việc thực hiện phương pháp này thì cần phải làm ở một cơ sở y tế uy tín, điển hình như bệnh viện tim mạch trung ương nằm trong bệnh viện Bạch Mai; ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh.,....
Bạn có thể xem chi tiết thông tin các bệnh viện uy tín trong việc khám và điều trị ở bài viết sau:
https://suytim.info/bai-viet/thong-tin-benh/kham-tim-mach-o-benh-vien-nao-la-tot-nhat.html
Đồng nghĩa với việc chọn bệnh viện để thực hiện ca phẫu thuật này, bạn cũng cần chuyển bảo hiểm cho bác để được BHYT đúng tuyến từ đó sẽ giúp chi phí giảm được tối đa.
Chúc bạn sức khỏe!
Về mức chi phí phẫu thuật thay van tim sẽ phụ thuộc vào từng bệnh viện, loại van tim mà bạn thay và bảo hiểm y tế chỉ một phần. Về mức bảo hiểm y tế chi trả trong bài viết này chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin. Còn nếu bạn muốn biết cụ thể chi phí thì bạn cần phải hỏi trực tiếp bệnh viện mà bạn đang có kế hoạch mổ ở đó nhé!
Thân mến!
Với trẻ dưới 6 tuổi có bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí phẫu thuật tim bẩm sinh trong danh mục được phép vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm bạn nhé. Trường hợp có nhất thiết phải thay van hay không thì bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cụ thể của bé để đưa ra y lệnh phù hợp. Về tuổi thọ của van sẽ cũng còn lệ thuộc vào loại van mà bác sĩ sử dụng để thay cho bé và khă năng đáp ứng cũng như sử dụng thuốc trong quá trình điều trị sau này. Có thể 10, 20, 30 năm. Vì vậy tốt nhất để có câu trả lời cụ thể bạn nên cho bé tới trực tiếp bệnh viện muốn can thiệp để có câu trả lời chính xác nhất bạn nhé.
Chúc bé sức khoẻ!
Lựa chọn loại stent nào phù hợp với bạn không ai khác ngoài bác sĩ điều trị và thăm khám sẽ căn cứ vào tình trạng của bạn để trả lời sẽ chính xác nhất. Tuy nhiên với van sinh học sẽ được khuyên sử dụng cho người cao tuổi vì tuổi thọ của van từ 10-20 năm có khi còn cao hơn tuổi thọ của người bệnh và ít rủi ro hơn van cơ học. Theo chúng tôi tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị là tốt nhất bạn nhé.
Chúc bạn sức khoẻ!
Hiện tại bạn chưa chia sẻ cụ thể về tình trạng của bé như bé bị hở van mức độ bao nhiêu phần, kích thước lỗ thông liên liên thất của bé là bao nhiêu vì vậy chúng tôi không thể trả lời chính xác cho bạn được. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng vì trường hợp của bé hiện tại đang được các bác sĩ theo dõi điều trị thì khi cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp. Bạn chỉ cần chú ý cho bé tái khám định kỳ là được bạn nhé. Chúng tôi gửi bạn bài viết về chế độ chăm sóc tim bẩm sinh để bạn có thể áp dụng cho cháu nhé!
http://suytim.infom.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-tre-bi-di-tat-tim-bam-sinh-dung-cach.html
Chúc cháu sức khỏe.
Mức hưởng hỗ trợ khi có thể BHYT còn phụ thuộc vào việc mẹ bạn có đi đúng tuyến hay không? Ngoài ra chi phí can thiệp thay van tim còn phụ thuộc vào việc mẹ bạn thay van tim loại nào: van sinh học, van cơ học hay van tự thân. Chi phí này sẽ thay đổi ở từng viện với những đặc thù khác nhau. Chính vì vậy bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện mà bạn muốn đưa mẹ tới can thiệp để được giải đáp cụ thể nhất.
Chúng tôi gửi bạn bài viết về lợi ích của từng loại van để bạn tham khảo trước khi quyết định thay van cho bác: https://suytim.infom.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/van-tim-co-hoc-hay-van-tim-sinh-hoc-nhung-dieu-can-nhac-khi-lua-chon.html
Một số địa chỉ bạn có thể tham khảo đưa bà tới thăm khám và can thiệp tại đây: http://www.suytim.infom.vn/bai-viet/thong-tin-benh/kham-tim-mach-o-benh-vien-nao-la-tot-nhat.html
Trước và sau khi can thiệp để bà có một sức khoẻ tốt nhất cho trái tim của mình bạn nên để bà sử dụng kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ ngày chia 2 lần. Bạn lắng nghe chia sẻ của rất nhiều bệnh nhân bị hở van tim sau khi sử dụng sản phẩm sức khoẻ đã được cải thiện tốt qua Video sau: https://www.youtube.com/watch?v=fdseWRGTwF4
Thân mến!
Chi phí phẫu thuật đối với thay van cơ học sẽ đắt hơn so với van sinh học. Đối với người có bảo hiểm y tế, chi phí này dao động từ 40 đến 60 triệu. Còn với người bệnh không có bảo hiểm y tế thì dao động từ 100 đến 140 triệu. Chi phí này còn phụ thuộc vào cơ sở mà bạn muốn tới thực hiện can thiệp. Vì vậy bạn nên liên hệ với bệnh viện trước khi tới can thiệp để có câu trả lời chính xác nhất.
Ưu điểm của van cơ học đó là độ bền cao đến 30 năm, dùng cho người bệnh dưới 60 tuổi nhưng phải sử dụng thuốc chống đông đến suốt đời. Vì vậy nếu là phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở thì nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn van phù hợp với bạn.
Chúng tôi gửi bạn bài viết: Nên chọn van tim cơ học hay van tim sinh học khi thay van? để bạn tham khảo.
Thân mến!
Trong các loại van trên, van tim sinh học sẽ được chỉ định cho người cao tuổi. Vì loại van này tiềm ẩn ít rủi ro và tuổi thọ của van là 8 - 15 năm phù hợp với người bệnh. Chi phí cho một ca phẫu thuật sử dụng van sinh học sẽ dao động từ 100 - 140 triệu, bao gồm chi phí mua van, chi phí phẫu thuật, chi phí điều trị từ khi vào cho tới khi ra viện. Vì vậy hãy liên hệ trực tiếp với bệnh viện mà người bệnh muốn tới can thiệp để có câu trả lời chính xác nhất.
Trước mắt để tăng cường chức năng cho tim mạch tốt hơn, cải thiện các biểu hiện do hở van gẩy ra bạn nên để người nhà kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Tâm Khang liều 4 viên/ ngày chia 2 lần để cải thiện biểu hiện cho người nhà trong thời gian chưa can thiệp. Bạn lắng nghe chia sẻ của một trong rất nhiều bệnh nhân sử dụng đạt hiệu quả.
Thân mến!
Tình trạng của bạn đã thay van tim tuy nhiên hiện đang có triệu chứng như vậy thì nhiều khả năng bạn đang có biến chứng bệnh và cần tái khám đề điều trị kịp thời. Cũng làm rõ thêm để Bạn nắm bắt: thay van tim không chữa khỏi hoàn toàn hẹp hay hở van mà sẽ giúp chuyển bệnh sang tình trạng ổn định hơn, giảm khó thở, mệt mỏi, trống ngực...Sau thay van tim ngoài việc người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chúng thì tình trạng tái hẹp hở van sau phẫu thuật vẫn có thể xuất hiện ở cả van cơ học và van sinh học do huyết khối, nhiễm khuẩn, thoái hóa hoặc vôi hóa van.
Để kiểm soát hiệu quả bệnh, phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh; sau khi thay van cơ học bạn sẽ cần duy trì theo dõi và uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Song song đó, bạn nênkết hợp với một chế độ ăn uống, tập luyện cùng lối sống lành mạnh và bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tim mạch. Điển hình tốt - bạn dùng sản phẩm đã được nghiên cứu Ích Tâm Khang với liều dùng 4 viên/ ngày/ chia 2 lần; uống khi đói và cách thuốc điều trị 1-2h. Sử dụng sản phẩm sẽ có tác dụng giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực của máu lên van tim từ đó làm giảm nhẹ các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, ho, phù… ngăn ngừa hình thành cục máu đông nhờ đó, giúp kéo dài tuổi thọ van tim và phòng ngừa các biến chứng như huyết khối, thoái hóa van…
Bạn lưu tâm thực hiện phần tư vấn trên và sau thăm khám lại nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm, bạn chủ động liên hệ với chúng tôi theo số máy 098. 103 844, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
Chúc mọi sự may mắn
Thân mến!
Tình trạng của bạn đã thay van tim tuy nhiên hiện đang có triệu chứng như vậy thì nhiều khả năng bạn đang có biến chứng bệnh và cần tái khám đề điều trị kịp thời. Cũng làm rõ thêm để Bạn nắm bắt: thay van tim không chữa khỏi hoàn toàn hẹp hay hở van mà sẽ giúp chuyển bệnh sang tình trạng ổn định hơn, giảm khó thở, mệt mỏi, trống ngực...Sau thay van tim ngoài việc người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chúng thì tình trạng tái hẹp hở van sau phẫu thuật vẫn có thể xuất hiện ở cả van cơ học và van sinh học do huyết khối, nhiễm khuẩn, thoái hóa hoặc vôi hóa van.
Để kiểm soát hiệu quả bệnh, phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh; sau khi thay van cơ học bạn sẽ cần duy trì theo dõi và uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Song song đó, bạn nênkết hợp với một chế độ ăn uống, tập luyện cùng lối sống lành mạnh và bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tim mạch. Điển hình tốt - bạn dùng sản phẩm đã được nghiên cứu Ích Tâm Khang với liều dùng 4 viên/ ngày/ chia 2 lần; uống khi đói và cách thuốc điều trị 1-2h. Sử dụng sản phẩm sẽ có tác dụng giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực của máu lên van tim từ đó làm giảm nhẹ các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh, ho, phù… ngăn ngừa hình thành cục máu đông nhờ đó, giúp kéo dài tuổi thọ van tim và phòng ngừa các biến chứng như huyết khối, thoái hóa van…
Bạn lưu tâm thực hiện phần tư vấn trên và sau thăm khám lại nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm, bạn chủ động liên hệ với chúng tôi theo số máy 098. 103 844, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
Chúc mọi sự may mắn
Thân mến!