Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân huyết áp tăng cao?

    Bác mới đi khám, bác sĩ nói bác bị huyết áp cao và có kê thuốc điều trị. Cho bác hỏi huyết áp cao là gì? Tại sao huyết áp của bác lại tăng cao như vậy?
    Icon
    Chào Bác,Huyết áp cao hay còn gọi là Tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp (huyết áp tối đa và/hoặc huyết áp tối thiểu) cao hơn mức bình thường. Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh nhân được chẩn đoán là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa trên 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu trên 90 mmHg.Trường hợp của bác không nói rõ tiền sử bệnh nên chúng tôi không thể đưa ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, hiện nay, trên 90% các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, được gọi là tăng huyết áp tiên phát. Khoảng dưới 10% các trường hợp là tăng huyết áp thứ phát có tìm thấy nguyên nhân do:- Bệnh thận: Suy thận cấp, suy thận mãn, suy ghép thận, chạy thận nhân tạo chu kỳ.- Bệnh mạch máu: Hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, tình trạng xơ vữa, chít hẹp lòng mạch ở người lớn tuổi và người mỡ máu cao.- Bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, cường Aldosterone (Hội chứng Co), u tủy thượng thận, cường giáp và cường tuyến cận giáp.- Thuốc: Việc sử dụng một số thuốc co mạch, thuốc giữ muối nước, ví dụ: prednisone, aldosterone… cũng có thể gây tăng huyết áp.Nếu bác không mắc các bệnh hoặc sử dụng các thuốc kể trên thì rất có thể trường hợp của bác là chứng Tăng huyết áp tiên phát.Chúc bác sớm hồi phục sức khỏe!
  • Bệnh tim có di truyền không?

    Bệnh tim có di truyền không? Chồng mới cưới của em gái tôi bị bệnh hở van hai lá do thấp tim, vậy cháu tôi có thể bị bệnh tim không?
    Icon
    Hầu hết các bệnh lý tim không phải là bệnh di truyền, chỉ một số bệnh lý tim như bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại hoặc hội chứng Brugada có tính chất gia đình.Bệnh thấp tim của em rể bạn không phải là một bệnh di truyền. Nguyên nhân gây bệnh thấp tim là do liên cầu khuẩn bêta tan máu (Hemolytic Streptococci) nhóm A, khởi đầu gây bệnh ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm Amygdale, nếu không được điều trị tốt sẽ đưa đến viêm khớp và viêm tim. Biến chứng thường gặp của Thấp tim là tổn thương van tim trong đó hay gặp nhất là tổn thương van hai lá và tổn thương van động mạch chủ. Tổn thương van tim là hậu quả của bệnh thấp tim vì thế bệnh lý này không di truyền cho con cái.Tuy nhiên thấp tim là một bệnh rất hay gặp ở trẻ em và biểu hiện dễ nhầm lẫn với các trường hợp cảm sốt thông thường nên ít khi được phát hiện. Cần đặc biệt chú ý và đưa trẻ đi khám nếu có những triệu chứng bệnh hô hấp nhiều lần (sốt, ho, đau họng, chảy mũi) và trẻ đau khớp tay chân để phát hiện sớm bệnh và điều trị ngay để tránh những hậu quả nặng nề về sau trên van tim. Để phòng tránh bệnh thấp tim cần giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh sống ở nơi ẩm thấp, không để trẻ nhiễm lạnh. Một khi trẻ có dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, trẻ cần được điều trị triệt để và sớm. Nếu trẻ có các biểu hiện đau khớp thì cần đưa ngay trẻ đến khám ở các cơ sở y tế.Thân mến.
  • Hở van động mạch chủ, van 2 lá và hở van 3 lá có phải phẫu thuật không?

    Tôi năm nay 63T cân nặng 58 kg, từ năm 2007 cho đến nay tôi siêu âm tim được biết kết quả là hở van động mạch chủ 2/4 và hở van 3 lá 1/4 và hở van 2 lá 1/4. Từ đó đến nay tôi vẫn uống thuốc đều đặn. Cho tôi hỏi vậy khoảng một thời gian sau nếu tim hở thêm thì có phải phẫu thuật tim hay không? Tôi rất băn khoăn về vấn đề này.
    Icon
    Chào bác! Trường hợp của bác không mô tả cụ thể tình trạng và các biểu hiện lâm sàng hiện tại nên không thể đánh giá chính xác được mức độ bệnh. Nhìn chung các trường hợp hở van, đặc biệt là van động mạch chủ nếu bệnh tiến triển nặng có thể sẽ phải phẫu thuật vì vậy bác cần đi khám bệnh định kì để có thể can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Tuy nhiên nếu bác giữ sức khỏe tốt, sống lành mạnh, theo dõi và điều trị đúng cách, mức hở van nhẹ có thể giữ được trong nhiều năm và chậm tiến triển thành nặng hơn. Bên cạnh việc tuân thủ chế độ điều trị, dưới đây là một số lời khuyên bác có thể tham khảo để làm chậm tiến trình nặng lên của bệnh:- Kiểm tra huyết áp thường xuyên và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao làm tim phải gắng sức nhiều hơn.- Ăn nhạt, ăn ít muối: làm giảm việc giữ nước của cơ thể, tránh cho tim phải gắng sức và không làm tăng huyết áp. Ăn thức ăn ít chất béo và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh mạch vành vì bệnh mạch vành ảnh hưởng tới cơ tim, đưa đến tăng mức độ hở van tim.- Không uống cà phê: hở van tim có thể kèm theo tình trạng rối loạn nhịp. Cà phê sẽ làm nặng thêm rối loạn nhịp. Không uống rượu: tương tự cà phê, rượu cũng làm xấu hơn tình trạng rối loạn nhịp. Ngoài ra, uống rượu nhiều có thể gây bệnh cơ tim, ảnh hưởng tình trạng hở van.- Tránh để quá cân vì tình trạng quá cân là một gánh nặng cho tim khi co bóp. Tập thể dục mỗi ngày. Sinh hoạt điều độ, tránh hoạt động gắng sức.- Sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm triệu chứng và tăng cường sức khỏe trái tim như tpcn Ích Tâm Khang.Chúc bác luôn khỏe mạnh! 
  • Bị hẹp van hai lá muốn có em bé, có ảnh hưởng gì không?

    Cho tôi hỏi tôi có người nhà bị hẹp van 2 lá 2/4 rồi hiện nay cũng thấy có biểu hiện mệt mỏi. Người nhà tôi đang muốn có em bé thì có ảnh hưởng gì không?
    Icon
    Chào bạn,
    Bệnh hẹp van tim có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do việc mang thai sẽ làm tăng gánh nặng cho tim lên nhiều lần khiến bệnh trở nên nặng lên, đôi khi còn ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Trường hợp người nhà bạn hẹp van 2 lá 2/4, thêm vào đó đã có biểu hiện mệt mỏi cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định mang thai. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ hẹp van và các biểu hiện lâm sàng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của người nhà bạn để đưa lời khuyên về việc có nên mang thai hay không.Chúc bạn sức khỏe,Thân.
  • Xin ý kiến bác sỹ về chế độ ăn uống, sinh hoạt sau khi vừa phẫu thuật tim

    Kính chào Bác sĩ! Năm nay tôi 27 tuổi, đã kết hôn. Tôi vừa phẫu thuật tim tại Viện tim Hà Nội để khắc phục thông liên thất - Hẹp đường ra thất phải. Hiện giờ tôi đã xuất viện, sức khỏe đang dần hồi phục. Xin bác sĩ giúp tôi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục, sinh hoạt vợ chồng... thế nào để tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!!!
    Icon
    Chào bạn,Bạn mới xuất viện sau một ca phẫu thuật tim thì việc chăm sóc hậu phẫu là rất quan trọng để kiểm soát nhiễm trùng, giảm kích ứng sau phẫu thuật, tăng sức đề kháng cơ thể, đặc biệt với các TH phẫu thuật tim mạch như bạn thì cần chú ý để giảm gánh nặng cho tim, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát trở lại. Hiện nay, bạn cần tiếp tục sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi vết mổ thường xuyên, nếu có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sĩ. Chế độ ăn uống cũng cần lưu ý bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe, nên duy trì chế độ ăn nhạt để giảm gánh nặng cho tim. Nếu gặp tình trạng ăn mất ngon bạn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ. Khi sức khỏe tốt lên bạn có thể bắt đầu thực hiện các vận động nhẹ nhàng như đi bộ hằng ngày, việc duy trì luyện tập thể dục đều đặn cũng sẽ rất có ích cho tim cũng như kiểm soát tốt hơn các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Hầu hết mọi người có thể quan hệ tình dục vào tuần thứ 8 sau phẫu thuật, khi xương ức đã liền hẳn. Nếu có thể đi lên cầu thang của 2 tầng lầu mà không bị khó thở, hay mệt mỏi, không bị đau ngực thì bảo đảm rằng trái tim có thể đáp ứng được với một mức độ gắng sức tương tự khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên cần lưu ý: Sau khi ăn cơm no khoảng 3 giờ mới nên quan hệ tình dục và cảm thấy thoải mái và thư giãn trước khi quan hệ tình dục.Chúc bạn sớm bình phục và có một trái tim khỏe!
  • Phương pháp đặt Sten

    Tôi đặt Sten được 1.5 năm nhưng không hiểu tại sao từ khi đặt Sten đến nay tôi rất hay bị mệt nói chuyện nhiều một chút cũng thấy mệt. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
    Icon
    Chào bạn! Khi đã đặt stent rồi thông thường thời gian đầu mọi hoạt động của người bệnh sẽ trở lại bình thường, sức khỏe sẽ hồi phục và tình trạng mệt mỏi hoặc khó chịu sẽ được cải thiện nhiều.Tuy nhiên trong trường hợp của bạn sau khi đã can thiệp ngoại khoa mà có các biểu hiện trên thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời.Chúc bạn sớm khỏe!
  • Suy tim độ 3 có triệu chứng phù toàn thân, cho tôi hỏi có thuốc đặc trị cho trường hợp của tôi hay không?

    Tôi bị suy tim độ 3 có triệu chứng phù toàn thân, cho tôi hỏi có thuốc đặc trị cho trường hợp của tôi hay không?
    Icon
    Chào chị,Chị bị suy tim độ 3 đã có dấu hiệu phù toàn thân nghĩa là bệnh đang tiến triển nặng thêm và có chiều hường xấu đi. Chị nên đến ngay bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị tích cực để làm giảm các triệu chứng trên. Trước mắt, chị nên ăn nhạt, hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể để tránh phù tăng lên. Có thể bài viết sau đay sẽ hữu ích cho chị: http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/huong-dan-cham-soc-va-dieu-tri-suy-tim-theo-tung-giai-doan.htmlhttp://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-luu-y-cham-soc-dieu-tri-suy-tim.htmlHiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị có thể làm giảm nhanh các triệu chứng của chị, tuy nhiên chỉ giải quyết phần ngọn và giảm các triệu chứng cấp tính. Nhưng để duy trì được hiệu quả lâu dài và suy tim không nặng lên chị nên có các biện pháp hỗ trợ điều trị, sử dụng lâu dài để tăng cường sức khỏe cho trái tim, giảm triệu chứng đồng thời làm chậm lại tiến trình suy tim, như dùng kết hợp thêm tpcn Ích Tâm Khang.Chúc chị chóng hồi phục sức khỏe.Thân mến.
  • Tôi năm nay 20 tuổi, gần đây tôi có biểu hiện đau nhói ở vùng tim. Hỏi có phải bị tim mạch không?

    Tôi năm nay 20 tuổi, gần đây tôi có biểu hiện đau nhói ở vùng tim, nhưng cũng có lúc đau cả bên phải. Tôi muốn hỏi liệu đó có liên quan đến bệnh tim mạch hay không?
    Icon
    Biểu hiện đau nhói ở vùng tim của bạn có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch. Ở người tuổi trung niên nguyên nhân hàng đầu gây ra đau ngực thường là do thiếu máu cơ tim, hay xảy ra khi gắng sức và xúc động. Tuy nhiên ở những  người trẻ tuổi như bạn, đau nhói vùng tim thường ít liên quan đến thiếu máu cơ tim mà có thể là dấu hiệu của một số bệnh như: viêm màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ hoặc bệnh van tim… Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến đau vùng ngực như: Viêm cơ, sụn, xương ở vùng ngực,  viêm dạ dày, thực quản, bệnh ở phổi hoặc do các vấn đề về tâm lý…. Vì vậy để xác định chính xác vấn đề bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám thực thể kết hợp điện tim và siêu âm tim để có kết luận chính xác về bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp.Thân.
  • Biểu hiện trái tim suy yếu

    Tôi hay bị hoa mắt, chóng mắt, tim đập dồn dập, trước đây nhịp tim là 100 nhịp/phút, hiện nay là 70 nhịp/phút. Cho tôi hỏi biểu hiện của tôi hiện nay có phải do tim không?
    Icon
    Biểu hiện hoa mắt chóng mặt của bác hiện nay có nhiều nguyên nhân, có thể là do rối loạn tuần hoàn và cũng có thể là nguyên nhân do tim. Khi tim đập chậm hay đập quá nhanh thì đều làm cho lượng máu đi nuôi cơ thể, cũng như lên não bị thiếu vì vậy người bệnh rất hay gặp phải các biểu hiện hoa mắt chóng mặt. Bác nên đến các bệnh viện chuyên khoa tim mạch kiểm tra sức khỏe tim để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
  • Hở van tim có điều trị được không?

    Tôi bị hở van 2 lá, u00bc van 3 lá, người mệt mỏi, khó thở. Cho tôi hỏi bệnh của tôi nếu đi chữa thì có khỏi được không?
    Icon
    Chào bạn!Với bệnh nhân tim mạch để điều trị khỏi hoàn toàn là không thể ngay cả khi bác can thiệp ngoại khoa vì khi can thiệp ngoại khoa tùy vào cơ địa của từng người đáp ứng thời gian khác nhau thì kết quả đạt được sẽ khác nhau. Với trường hợp của bác như hiện nay chỉ là hẹp, hở van nhẹ chưa có chỉ định can thiệp ngoại khoa của bác sĩ thì bác nên sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị + sử dụng thêm một số sản phẩm để tăng cường hiệu quả của thuốc điều trị đồng thời cải thiện các biểu hiện của bác hiện hay.