Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Tức ngực, Phù chân, đau đầu là do bệnh gì?

    Mẹ tôi hay bị đau đầu, tức ngực, phù chân to là nguyên nhân của bệnh gì ?
    Icon
    Chào bạn, Với các triệu chứng đau đầu, tức ngực, phù chân của bạn có thể do nhiều nguyên nhân như suy nhược cơ thể, bệnh đường tiêu hóa, rối loạn tiền đình, bệnh thận,...Chỉ dựa vào các dấu hiệu này, chưa thể chẩn đoán được. Để xác định được chính xác là do bệnh gì, bác cần được đi khám mới có thể đưa ra chẩn đoán đúng bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Chúc bác sức khỏe. Thân mến!"}
  • Hở van tim 2 lá, 3 lá nhẹ có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

    Tôi 42 tuổi, tôi đi khám bác sĩ nói bị hở văn tim 2 lá, hở van tim 3 lá nhẹ. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào ạ?
    Icon
    Chào bạn, Hở van tim 2 lá, 3 lá nhẹ không quá lo ngại. Tuy nhiên, bạn lại hở phối hợp cả 2 van nên mức độ ảnh hưởng sẽ nhiều hơn và tiên lượng của bệnh này không nói trước được. Do vậy, tốt nhất bạn nên có cách để kiểm soát bệnh, làm chậm tiến triển của bệnh. Thuốc điều trị vẫn là nền tảng trong điều trị. Do vậy, bạn cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tới cả chế độ ăn, tập luyện, khoa học, lành mạnh. Mời bạn xem chi tiết chế độ ăn dành cho người bệnh hở van tim qua bài viết sau: http://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-tot-nhat-cho-nguoi-ho-van-tim.html Song song với các thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng. Sản phẩm có tác dụng giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn, tăng sức bóp cho tim giúp làm giảm khó thở, mệt, đau ngực, ho, làm chậm tiến triển của bệnh. Thực tế, có rất nhiều người bệnh hở van tim sức khỏe đã được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng thêm sản phẩm này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm từ một người bệnh qua video sau: https://www.youtube.com/watch?v=U3YtUK92TAo&index=1&list=PLM9GS9CJrvmsJ68VoMujqiMznpf6BjPId Chúc bạn sức khỏe. Thân mến!"}
  • Hẹp mạch vành 40 % có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

    Tôi bị đau tức ngực đã chụp CT mau0323ch vành đã bị hẹp 40% và xơ vữa nhiều đoạn khác nữa. Vậy có nguy hiểm không, xin được tư vấn cau0301ch điều trị?
    Icon
    Chào bạn,Trường hợp của bạn hẹp ở mức độ chưa nhiều, nhưng cần nên xem thêm tính chất của mảng xơ vữa là mảng xơ vữa cứng hay mềm. Nếu là mảng xơ vữa cứng thì không quá nguy hiểm, nhưng nếu là những mảng xơ vữa mềm dễ nứt vỡ thì có thể gây ra những cơn nhồi máu cơ tim do tắc mạch hoàn toàn.Bạn có chia sẻ bạn bị đau ngực, nếu là những cơn đau ngực đó xuất hiện lúc gắng sức gọi gọi là cơn đau thắt ngực ổn định, khi đó có thể tình trạng của bạn là những mảng xơ vữa mềm. Còn nếu đau ngực ngay cả khi nghỉ ngơi có thể chít hẹp mạch vành là do những mảng xơ vữa cứng.Đối với điều trị bệnh này, thuốc tây vẫn là nền tảng. Tuy nhiên mỗi người sẽ phù hợp với từng loại thuốc, nhóm thuốc khác nhau, do vậy không ai khác ngoài bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng thuốc phù hợp cho bạn. Trong trường hợp bạn đã sử dụng thuốc nhưng vẫn gặp phải triệu chứng, bạn nên đi khám lại để được điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc phù hợp hơn. Trong trường hợp tắc hẹp nhiều hoặc là những mảng xơ vữa mềm, để phòng tránh rủi ro do sự hình thành huyết khối gây nên, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc đặt stent cho bạn.Song song với các thuốc điều trị, nếu có điều kiện bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Ích Tâm Khang để nâng cao hiệu quả điều trị. Sản phẩm sẽ có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết giúp tăng cường lượng máu đến tim, tiêu cục máu đông giúp phòng ngừa rủi ro có thể gặp phải, ngăn ngừa hình thành những mảng xơ vữa giúp trì hoãn tiến triển của bệnh, tăng cường sức bóp cho tim từ đó giúp làm giảm đau ngưc, khó thở, mệt, ho. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh qua video sau:Bà Loan – Đào Tấn, Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh mạch vành hiệu quảĐối với bệnh mạch vành, đi bộ sẽ rất tốt giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ tim, để tăng lưu lượng máu tới vùng tim bị thiếu oxy do động mạch vành bị tắc hẹp. Để hiểu hơn về vai trò của tuần hoàn bàng hệ tim và cách để phát triển. Bạn có thể xem thêm ở bài viết sau:http://suytim.com.vn/bai-viet/thong-tin-benh/tuan-hoan-bang-he-lam-giam-nguy-co-nhoi-mau-tim-do-tac-hep-mach-vanh.htmlBên cạnh đó, bạn nên lưu ý tới cả chế độ ăn và tập luyện, khoa học lành mạnh. Bạn có thể tham khảo chi tiết ở bài viết sau:http://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-cho-nguoi-benh-mach-vanh.htmlChúc bạn sức khoẻ.Thân mến!
  • Hở van tim 2 lá nhẹ, thiếu máu cơ tim cục bộ có đáng lo ngại?

    Chào chuyên gia, em bị suy giáp, hở van tim 2 lá nhẹ, thiếu máu cơ tim. Kết quả tim mạch của em như vậy có đáng lo ngại không?
    Icon
    Chào bạn,Tình trạng bệnh tim mạch của bạn không quá nặng. Hiện đang hở van tim 2 lá nhẹ và thiếu máu cơ tim cục bộ, nên có lẽ là bạn sẽ hay bị gặp phải cơn đau thắt ngực. Do bạn mới đi thăm khám, nên trước mắt bạn nên kiên trì sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp nếu tình trạng đau thắt ngực vẫn xảy ra, bạn nên tái khám lại ở bệnh viện chuyên khoa tim mạch để có phác đồ điều trị phù hợp hơn.Song song với các thuốc điều trị, để thuyên giảm các triệu chứng đau ngực được tốt hơn, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng. Sản phẩm có tác dụng giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn, giãn mạch vành giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành từ đó mà giúp làm giảm tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ; tiêu cục máu đông giúp phòng ngừa rủi ro do sự hình thành huyết khối gây nên.Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh cũng bị thiếu máu cơ tim, nhưng sức khỏe đã được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng thêm Ích Tâm Khang qua video sau:Bên cạnh các thuốc điều trị, bạn nên điều chỉnh cả chế độ ăn và tập luyện. Bạn có thể xem chi tiết ở bài viết sau để tham khảo điều chỉnh chế độ ăn của mình:http://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/8-loai-thuc-pham-benh-thieu-mau-co-tim-nen-an.htmlChúc bạn sức khỏe.Thân mến!
  • Bệnh mạch vành, dùng Ích Tâm Khang cùng thuốc điều trị được không?

    Bố tôi năm nay 80t, cụ bị bệnh động mạch vành, cao huyết áp 10 năm nay. Mới hôm nay ông bị đau thắt ngực và đang điều trị tại bệnh viện tỉnh? Xin hỏi bác sỹ, ngoài thuốc uống của bệnh viện, tôi có thể mua thêm thuốc ích tâm khang để cho bố tôi uống được ko? Xin cảm ơn bác sỹ
    Icon
    Chào bạn, Bệnh mạch vành không chữa khỏi, nên cần được điều trị lâu dài. Bởi vậy mà việc sử dụng phối hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ sẽ phần nào giúp nâng cao hiệu quả điều trị hơn, giúp người bệnh cải thiện được đáng kể sức khỏe. Các thành phần trong Ích Tâm Khang không những có lợi tim mà còn không gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, an toàn và không gây ra tương kỵ, tương tác với các thuốc điều trị. Nên trong trường hợp của bác hoàn toàn có thể sử dụng được Ích Tâm Khang với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng, dùng cách các thuốc tây từ 1 -2 tiếng. Sản phẩm có tác dụng giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực... tiêu cục máu đông giúp phòng ngừa những rủi ro do huyết khối gây nên. Thực tế có nhiều người bệnh mạch vành sức khỏe đã được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng thêm Ích Tâm Khang, bạn có thể lắng nghe chia sẻ sẻ từ một người bệnh cũng mắc bệnh nặng như bác, nhưng sức khỏe đã được cải thiện đáng kể qua video sau:  Chúc bác sức khỏe. Thân mến!
    "}
  • Các biến chứng phẫu thuật thay van tim có thể gặp phải là gì?

    Tôi năm nay 46 tuổi , mổ thay van tim 2 lá từ t2/2016 đến T4/2018 tôi phải mổ lại van tim do bị nhiễm trùng van dẫn đến sùi van-->mổ cấp cứu. Tôi đã điều trị sau phẫu thuật được 2 thángTôi muốn hỏi là liệu căn bệnh này của tôi có thể tái phát hay không, các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật là gì?
    Icon
    Chào bạn, Tiên lượng bệnh của bạn không thể nói trước được, nếu sau này bạn có nguy cơ nhiễm trùng van thêm lần nữa hoặc gặp phải những rủi ro khác thì vẫn có khả năng bị tái phát lại. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, nếu bạn có chế độ chăm sóc đúng cách vẫn có thể phòng ngừa được. Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như: - Biến chứng huyết khối: Biến chứng huyết khối là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân có van tim nhân tạo. Nguy cơ biến chứng huyết khối là giống nhau với bệnh nhân mang van tim cơ học có điều trị warfarin và bệnh nhân van sinh học không có điều trị warfarin. Nguy cơ huyết khối không phụ thuộc vào loại van tim nhân tạo cũng như vị trí van tim nhân tạo, các yếu tố nguy cơ. Biến chứng huyết khối có thể gây ra huyết khối bắn lên hệ thống gây ra tắc các mạch như mạch chi hoặc mạch máu não; đặc biệt nguy hiểm khi huyết khối gây kẹt van tim nhân tạo. Triệu chứng của huyết khối gây kẹt van là bệnh nhân có khó thở hoặc mệt mỏi tăng lên trong thời gian ngắn từ vài ngày đến 1 tuần. Điều này đặc biệt hay gặp ở những bệnh nhân đột ngột dừng thuốc chống đông, có thay đổi liều chống đông. - Xuất huyết liên quan đến thuốc chống đông. Ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông lâu dài, nguy cơ chảy máu là 1%. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ huyết khối là giống nhau trên van cơ học và van sinh học nhưng chảy máu xuất hiện nhiều hơn ở van cơ học. Theo dõi INR chặt chẽ sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu. - Thoái hóa van Van cơ học thường có độ bền rất tốt và hiếm khi bị hỏng. Tỷ lệ thoái hóa của van sinh học tăng lên theo thời gian. Thời gian xuất hiện thoái hóa van thường vào năm thứ 7 hoặc thứ 8 sau khi mổ. Van sinh học sẽ thoái hoá từ 50 - 60% ở năm thứ 10 và 70 - 90% ở năm thứ 15. - Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Viêm nội tâm mạc trên van nhân tạo là tình trạng bệnh lý nặng nề với tỷ lệ tử vong cao (từ 30 - 50%). Chẩn đoán thường dựa trên cấy máu dương tính và siêu âm tim có bằng chứng của nhiễm khuẩn van nhân tạo như có mảnh sùi, áp-xe cạnh van hoặc có dòng hở cạnh chân van mới xuất hiện. Bất chấp việc điều trị kháng sinh thích hợp, nhiều bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Điều trị nội khoa đơn độc có thể được nếu viêm nội tâm mạc xuất hiện muộn sau thay van (trên 6 tháng sau phẫu thuật). Phẫu thuật nên được làm trong các trường hợp: thất bại khi điều trị nội khoa, huyết động bị ảnh hưởng do dòng hở lớn, mảnh sùi lớn và có dòng chảy mới xuất hiện trong tim. - Hở cạnh chân van Hở cạnh chân van điển hình là do nhiễm khuẩn, tuột chỉ, xơ hóa và canxi hóa vòng van tự nhiên dẫn đến van áp không chặt giữa vòng van nhân tạo với vòng van tự nhiên của bệnh nhân. Với hở chân van mức độ nhẹ thường là lành tính, chỉ có một số lượng rất ít bệnh nhân (Để phòng ngừa những biến chứng, bạn cần có một chế độ chăm sóc, ăn uống đúng cách. Mời bạn xem chi tiết cách để nhanh phục hồi sau phẫu thuật thay van tim qua bài viết sau: http://suytim.com.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-phuong-phap-giup-hoi-phuc-tot-sau-phau-thuat-van-tim.html Chế độ ăn cho người bệnh sau thay van tim: http://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-tot-cho-nguoi-benh-sau-thay-van-tim.html Bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh cũng bị hở van tim 2 lá nhưng đã lấy lại sức khỏe của mình sau khi tìm ra được giải pháp cho bản thân quả video sau:Chúc bạn sức khỏe. Thân mến!"}
  • Ép van tim là gì, có nguy hiểm không? chuyên gia tim mạch tư vấn!

    Za con chao bs ạ con ten truc ly con 28t ạZa bs oi cho con hỏi con bi dau thất nguc trái và phải lai kho thở nua moi khi con dau con hay xiểu ạ con cung co di kham roi ạ chú bs noi con bi ép van tim ạ ép van tim co sao khong bs vi bi chắng xuong nguc nua ạ giờ con lam cách nào de chua ạ
    Icon
    Chào bạn, Trường hợp của bạn ép van tim có thể là tình trạng hẹp van tim. Tuy nhiên tùy từng mức độ hẹp, loại van hẹp mà mức nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng sẽ khác nhau. Ở đây các thông tin chưa đủ để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn. Mời bạn tham khảo thêm bài viết sau để rõ hơn về mức độ nguy hiểm, cách điều trị bệnh hẹp van tim: http://suytim.com.vn/bai-viet/thong-tin-benh/hep-van-tim--benh-ly-van-tim-nguy-hiem.html Chúc bạn sức khỏe Thân mến!
    "}
  • Hở van tim ¾ chữa thế nào, không trị kịp thời có nguy hiểm không?

    Chào chuyên gia. Cho con hỏi con bị hở van tim 3/4 thì được coi là nặng. Vậy thì cần phải chữa trị như thế nào và nếu không chữa trị kịp thời có nguy hiểm không?
    Icon
    Chào bạn,Nếu hở van tim 3/4 mà không được chữa trị có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước mắt là sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn: khó thở, mệt mỏi, ho, phù sẽ diễn ra triền miên. Sau đó có thể sẽ mắc thêm suy tim, làm rút ngắn tuổi thọ và ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, bạn cần phải có hướng điều trị tích cực.Hở van tim 3/4 là mức độ hở nặng được điều trị bằng 2 phương pháp:- Điều trị nội khoa: tức là sử dụng thuốc điều trị + phương pháp không dùng thuốc- Điều trị ngoại khoa tức là phương pháp can thiệp đặt vòng van hoặc phẫu thuật sửa van, thay van tim.Trong 2 phương pháp này, thường sẽ ưu tiên điều trị nội khoa trước, khi bệnh quá nặng hoặc không có đáp ứng với phương pháp này thì có thể cần phải can thiệp hay phẫu thuật tùy thuộc vào tình trạng của từng người cụ thể.Can thiệp hay thay van tim ngoài gánh nặng chi phí, bạn còn có thể gặp phải những rủi ro trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bác sĩ sẽ luôn cân nhắc để đưa ra quyết định có nên thay van tim hay không. Vì vậy, trường hợp của bạn nên tuân theo chỉ định của bác sỹ.Để nâng cao hiệu quả điều trị, ngoài phác đồ điều trị theo đơn, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng. Sản phẩm có tác dụng giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn, giúp làm chậm tiến triển của bệnh, tăng sức bóp cho tim giúp tim hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm khó thở, mệt, đau ngực, ho, phù. Có nhiều người bệnh hở van tim 3/4, sức khỏe đã được cải thiện đáng kể sau khi phối hp thêm phương pháp này, bạn có thể lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ một người bệnh qua video sau:Bà Nhung – Nam Định chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh hở van tim hiệu quảChúc bạn sức khỏe.Thân mến!
  • Hở van tim 2 lá 2.5/4 có nặng và nguy hiểm không?

    Em đi khám bác sĩ kết luận : Hở van tim 2 lá 2,5/4 van dày, dính mép van, bộ máy dưới van tổn thương trung bình, hở van 3 lá u00bc, chức năng tâm thất trái tốt EF=67%, chưa dày thất. Cho em hỏi như vậy có nặng lắm không?
    Icon
    Chào bạn,Hở van 2 lá 2.5/4 là mức độ hở trung bình, hở van 3 lá 1/4 là mức độ hở nhẹ. Bạn đang hở phối hợp cả 2 van, nhưng chưa có ảnh hưởng tới chức năng tim, EF của bạn vẫn đang trên 55 %, chưa có hiện tượng dày thất (đây là tiền đề dẫn tới suy tim). Nếu nói về mức độ bệnh của bạn đang ở mức trung bình chưa quá nặng. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, bởi bệnh có thể sẽ có tiên lượng xấu đi, có nguy cơ gặp phải rủi ro như suy tim, rung nhĩ, làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh. Nếu bạn không có hướng điều trị phù hợp. Tốt nhất, bạn nên tích cực điều trị ngay từ bây giờ, tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn, tập luyện, khoa học, lành mạnh.Song song với các thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày, chia 2 lần, liệu trình sử dụng tối thiểu từ 3 - 6 tháng để nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Sản phẩm có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn; giúp tăng sức bóp cho tim để tim đập được hiệu quả hơn, từ đó mà giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt, đau ngực, ho, làm chậm tiến triển của bệnh.Bạn có thể lắng nghe chia sẻ từ một người bệnh cũng mắc phối hợp hở nhiều van như bạn, nhưng sức khỏe đã được cải thiện đáng kể sau khi sử dụng thêm Ích Tâm Khang qua video sau:Bạn có thể xem chi tiết chế độ ăn dành cho người bệnh hở van tim ở bài viết sau:http://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/che-do-an-tot-nhat-cho-nguoi-ho-van-tim.htmlChúc bạn sức khỏeThân mến!
  • Thiếu máu cơ tim đang cho con bú có dùng Ích Tâm Khang được không?

    Chào chuyên gia, tôi bị thiếu máu cơ tim và đang cho con bú chưa điều trị bằng thuốc tây ,vậy có uống được ích tâm khang k và nó có ảnh hưởng gì đến việc cho con bú k?
    Icon
    Chào bạn, Do trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, nên trong thời gian cho con bú, bạn không nên sử dụng Ích Tâm Khang. Khi nào bạn cai sữa cho cháu thì có thể sử dụng Ích Tâm Khang để cải thiện các triệu chứng như khó thở, mệt, đau ngực. Chúc bạn sức khỏe. Thân mến! "}