Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Hẹp cầu cơ động mạch vành là gì? Có nguy hiểm không?

    Thưa chuyên gia, mấy tháng nay tôi thường xuyên cảm thấy đau ngực. Đi khám thì được bác sỹ chẩn đoán là hẹp cầu cơ 50%. Tôi không hiểu bệnh cầu cơ là gì? Bệnh của tôi có nguy hiểm không? Mong chuyên gia giải đáp giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,Bệnh cầu cơ là một bất thường bẩm sinh, trong đó một hay nhiều nhánh động mạch vành (động mạch cung cấp máu nuôi tim) đi vào giữa các bó cơ tim, khi cơ tim co các đoạn động mạch này sẽ bị chít hẹp lại giữa các bó cơ làm giảm tưới máu cho tim, hay còn gọi là hẹp cầu cơ. Bệnh có thể gây ra những biến chứng tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột tử, suy tim… Với trường hợp nhẹ, chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp cần thiết, các bác sỹ sẽ tiến hành chỉ định bắc cầu động mạch vành.Trước mắt, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, luyện tập của bản thân vì điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tim mạch. Chúng tôi xin gửi tới bạn thông tin hữu ích về vấn đề này trong bài viết sau:http://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/benh-tim-mach-va-luu-y-ve-che-do-an-uong.htmlhttp://suytim.com.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong/5-bai-tap-the-duc-giup-tang-cuong-suc-khoe-trai-tim.htmlĐồng thời, bạn có thể tham khảo sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang, sản phẩm chứa các thảo dược có tác dụng giãn mạch hoạt huyết, giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện tuần hoàn mạch vành, giúp giảm triệu chứng đau ngực và phòng ngừa nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim… do bệnh hẹp cầu cơ gây ra.Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Hở van tim 2 lá mức độ 2/4 uống thuôc có khỏi hẳn không?

    Tôi 50 tuổi, bị hở van tim 2 lá 2/4, chưa có triệu chứng gì. Tôi đang dùng thuốc Vastarel MR 35 mg. Xin hỏi uống thuốc bệnh của tôi có khỏi hẳn không? Nếu không tôi phải điều trị như thế nào? Xin vui lòng chỉ giúp. Tôi xin cảm ơn
    Icon
    Chào bạn,Hiện chưa có thuốc điều trị nào có thể chữa khỏi hẳn được bệnh hở van tim mà thuốc chỉ giúp làm giảm triệu chứng (nếu có) và hạn chế tiến triển của bệnh. Chỉ khi hở van nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật sửa hoặc thay van tim.Tình trạng hở van của bạn hiện tại là mức độ hở trung bình, chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, do đó bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sỹ về liều, thời gian sử dụng thuốc Vastarel, giúp bảo vệ các tế bào cơ tim và phòng ngừa các cơn đau thắt ngực. Bên cạnh đó, để tăng cường sức khỏe tim mạch bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hạn chế chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế rượu bia, thuốc lá; luyện tập thường xuyên, tránh căng thẳng,...Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng kết hợp thêm TPCN Ích Tâm Khang với liều 2 – 4 viên / ngày / chia 2 lần, uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h. Sản phẩm chứa các thành phần giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa và tiêu cục máu đông, giúp giảm tải gánh nặng cho van, làm chậm tiến trình của bệnh và phòng ngừa nguy cơ huyết khối, suy tim do bệnh hở van hai lá.Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh hở van tim 2 lá đã tìm ra được giải pháp để cải thiện bệnh hiệu quả.https://www.youtube.com/watch?v=fdseWRGTwF4Chúc bạn luôn mạnh khỏe!Thân mến!
  • Mổ hở van tim rồi liệu có bị tái phát trở lại không

    Cháu bị hở van tim bẩm sinh. Nhưng đã mổ thay van rồi tính đến nay cũng được 14 năm, hiện tại sức khỏe của cháu vẫn bình thường. Vậy bệnh của cháu đã khỏi hẳn chưa? liệu có tái lại không ạ?
    Icon
    Chào bạn,Khi đã mổ thay van tim không có nghĩa là bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn, mà nó chỉ giúp chuyển từ một tình trạng bệnh lý nặng hoặc có nguy cơ diễn tiến nặng sang một tình trạng bệnh ổn định hơn. Sau thay van, người bệnh có thể gặp phải một số biến cố đó là nguy cơ kẹt van do huyết khối và tuổi thọ của van ngắn, cần phải thay van mới. Bởi vậy, người bệnh vẫn cần duy trì theo dõi và uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp với một chế độ tập luyện cùng lối sống lành mạnh, để giúp tăng tuổi thọ cho van, đồng thời phòng ngừa kẹt van do cục máu đông. Hầu hết người bệnh có thể cần phải dùng thuốc chống đông suốt đời để phòng tránh nguy cơ này.Bạn đã mổ van tim được 14 năm, nếu chưa gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực thường xuyên thì không đáng lo ngại, bạn vẫn có thể sinh hoạt như người bình thường, chỉ hạn chế hoạt động gắng sức hoặc công việc nặng. Dù sức khỏe đang rất tốt, bạn cũng nên đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện các bất thường nếu có.Bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn, bạn có thể đọc thêm: https://suytim.pca-tech.onlinem.vn/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/nhung-phuong-phap-giup-hoi-phuc-tot-sau-phau-thuat-van-tim.htmlNhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, một số thảo dược tự nhiên như Đan Sâm có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết giúp giảm ứ trệ tuần hoàn và cải thiện lưu thông máu qua van; Natto có khả năng tiêu huyết khối mạnh. Sự phối hợp của 2 thành phần này có thể giúp cải thiện huyết động, giảm tải gánh nặng cho van, đồng thời ngăn ngừa huyết khối, nhờ vậy giúp tăng tuổi thọ của van và phòng nguy cơ kẹt van. Tại Việt Nam, 2 thành phần này đã được phối hợp trong TPCN Ích Tâm Khang, bạn có thể tham khảo sử dụng. Thân mến. 
  • Test link nội bộ

    Test link nội bộ
    Icon
    Test link nội bộ
  • Những thuốc điều trị suy tim thường dùng?

    Xin hỏi những loại thuốc nào thường được dùng trong điều trị suy tim?
    Icon
    Chào bạn,Những loại thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim hiện nay bao gồm:-  Thuốc lợi tiểu: có tác dụng tăng đào thải muối và nước qua đường tiểu, nhằm hạn chế sự sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể, giúp giảm triệu chứng phù, đồng thời giảm gánh nặng cho tim, làm tim hoạt động hiệu quả hơn. Chúng gồm có furosemide (Lasix), bumetanid (Bumex), spironolactone (Aldactone)...-  Các thuốc giãn mạch: giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt áp lực cho tâm thất trái, giảm bớt gánh nặng cho tim khi bơm máu qua động mạch, đồng thời giúp hạ huyết áp. Nhóm thuốc thường được dùng là nhóm ức chế men chuyển như captopril (Capoten), enalapil (Vasotec), lisinopri (Zestril)...-  Thuốc chẹn beta: như arvedilol (Coreg), metoprolol (Toprol XL)... có thể cải thiện suy tim bằng cách làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp.-  Digoxin: giúp làm tăng sức co bóp của cơ tim.Bên cạnh các thuốc điều trị chính, nhiều nghiên cứu chứng minh các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong một số thảo dược như Đan sâm, Natto, Vàng đằng, có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, cải thiện lưu lượng tuần hoàn, bảo vệ cơ tim, mang đến những lợi ích không nhỏ cho người bệnh suy tim. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã phối hợp những thảo dược này trong TPCN Ích Tâm Khang, giúp giảm nhanh triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, làm chậm tiến trình suy tim và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Đây là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ điều trị suy tim đã được kiểm chứng lâm sàng, đặc biệt có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học đời sống Toàn cầu của Canada.Dưới đây là chia sẻ của rất nhiều người bệnh suy tim về những giải pháp giúp cải thiện bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm.Chúc bạn sức khỏe!
    Thân!
  • Điều trị suy tim như thế nào?

    Tôi mới được chẩn đoán mắc suy tim. Cho tôi hỏi bệnh này cần điều trị như thế nào? Xin cám ơn.
    Icon
    Chào bạn,Suy tim là một trạng thái bệnh lý mà cơ tim bị suy yếu, không đủ khả năng bơm máu theo nhu cầu của cơ thể, gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh như khó thở, mệt mỏi, ho, phù... Bệnh có thể tiến triển nặng dần theo thời gian, vì vậy mục tiêu trong điều trị là làm giảm triệu chứng, làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.Các phương pháp điều trị suy tim bao gồm:-  Thay đổi lối sống: ăn uống lành mạnh, giảm muối, giảm mỡ; hạn chế rượu, bỏ hút thuốc lá (nếu có), giảm cân nếu thừa cân và tập luyện thể chất theo hướng dẫn của bác sĩ.-  Sử dụng thuốc điều trị: Có nhiều loại thuốc được sử dụng để quản lý suy tim phụ thuộc vào mức độ và các triệu chứng người bệnh gặp phải. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chúng bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc chẹn beta và digoxin...-  Các biện pháp can thiệp và phẫu thuật: được áp dụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim. Ví dụ suy tim do bệnh động mạch vành có thể can thiệp nong mạch hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành; suy tim do rối loạn nhịp tim người bệnh có thể được cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim. Ghép tim là phương pháp cuối cùng được áp dụng cho những người bệnh suy tim nặng ở giai đoạn cuối.-  Các giải pháp hỗ trợ: Sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược là một xu hướng hiện nay đang được rất nhiều chuyên gia tim mạch khuyến khích, để giúp tăng hiệu quả điều trị, làm giảm nhanh triệu chứng, làm chậm tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Trong đó TPCN Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng, đặc biệt có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học đời sống Toàn cầu của Canada.Bạn cũng có thể tham khảo thêm kinh nghiệm điều trị của rất nhiều người bệnh suy tim đã có những giải pháp để cải thiện bệnh hiệu quả và ổn định sức khỏe.Chúc bạn sức khỏe!Thân!
  • Suy tim được chẩn đoán như thế nào?

    Xin cho hỏi tôi phải làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán suy tim?
    Icon
    Chào bạn,Để chẩn đoán suy tim, trước hết bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh và những triệu chứng bạn đang gặp phải như ho, phù, khó thở, mệt mỏi,... Bác sĩ cũng sẽ sử dụng ống nghe để phát hiện những bất thường tại tim phổi.Nếu có dấu hiệu của suy tim, bạn có thể được làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán, bao gồm:-  Điện tâm đồ: để kiểm tra nhịp tim.-  Chụp X-quang: để đánh giá tim phổi-  Xét nghiệm lượng BNP trong máu: BNP là một hormone natriuretic peptit loại B, lượng BNP trong máu sẽ tăng lên khi bạn bị suy tim.Sau những xét nghiệm ban đầu giúp chẩn đoán suy tim, bạn có thể được làm thêm một xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây suy tim, gồm có:-  Siêu âm tim: là một trong những xét nghiệm hữu ích nhất để chẩn đoán suy tim và xác định những khu vực của trái tim bị hư hỏng.-  Điện tâm đồ Holter: giúp ghi nhịp tim của bạn liên tục trong 24 giờ.-  Thử nghiệm gắng sức: Đo điện tâm đồ và huyết áp của bạn trước, trong và sau khi bạn tập thể dục nhằm đánh giá đáp ứng của tim với các hoạt động thể lực.Bằng những xét nghiệm này bác sĩ có thể chẩn đoán xác định suy tim và tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.Chúc bạn mạnh khỏe!
    Thân mến!
  • Phòng ngừa suy tim như thế nào?

    Tôi đã 62 tuổi rồi và đang bị bệnh cao huyết áp. Xin tư vấn những cách giúp phòng ngừa bệnh suy tim.
    Icon
    Chào bạn,Cao huyết áp là một trong những bệnh tim mạch có nguy cơ cao dẫn đến suy tim. Bởi cao huyết áp khiến cơ tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để thắng được sức cản trong lòng mạch, nếu không được điều trị tốt lâu ngày có thể dẫn tới suy tim.Những cách giúp bạn phòng ngừa được nguy cơ suy tim bao gồm:-  Kiểm soát tốt chỉ số huyết áp của bạn bằng thuốc điều trị và lối sống lành mạnh.-  Kiểm soát tốt mức cholesterol máu và chỉ số đường huyết-  Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: ăn ít muối vì muối có thể gây tích nước trong cơ thể của bạn và góp phần làm tăng huyết áp. Bạn nên hạn chế lượng muối dưới 1500 mg/ ngày (khoảng 2/3 muỗng cà phê muối). Ăn ít chất béo vì chúng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.-  Tập thể dục thường xuyên: Bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần để tập thể dục, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện chỉ số huyết áp.-  Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh-  Hạn chế uống rượu-  Bỏ hút thuốc (nếu có)-  Sử dụng thảo dược: Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, sử dụng thêm các thảo dược tự nhiên như Đan Sâm, Vàng đằng, Natto... có tác dụng cải thiện lưu lượng tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim, đồng thời điều hòa huyết áp, giảm cholesterol máu, mang lại những tác động toàn diện  giúp phòng ngừa suy tim do các bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã phối hợp những thảo dược này trong TPCN Ích Tâm Khang, bạn có thể tham khảo sử dụng.Chúc bạn mạnh khỏe!Thân!
  • Ai có nguy cơ cao bị suy tim?

    Xin hỏi những ai là người có nguy cơ cao bị suy tim?
    Icon
    Chào bạn,Những người có nguy cơ cao bị suy tim là:-  Người bệnh tim mạch: Những người mắc bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, hẹp hở van tim, bệnh cơ tim... nếu không được điều trị tốt, có thể làm chức năng tim dần suy yếu, khiến tim không đủ khả năng để bơm máu theo nhu cầu cơ thể, cuối cùng dẫn tới suy tim.-  Người trên 65 tuổi: theo thời gian, quá trình lão hóa có thể làm suy yếu cơ tim. Đồng thời, những người lớn tuổi thường bị mắc một số bệnh mãn tính lâu năm, do đó có nguy cơ cao phát triển suy tim.-  Nam giới: có một tỷ lệ mắc suy tim cao hơn so với phụ nữ.-  Người thừa cân: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2. Các bệnh này có thể dẫn đến suy tim.-  Người Mỹ gốc Phi: có nhiều khả năng bị suy tim hơn so với những người thuộc các chủng tộc khác. Độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn, có tỷ lệ tử vong vì suy tim cao hơn.Nếu bạn nằm trong số những đối tượng kể trên, thì ngay từ bây giờ bạn nên giữ một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống điều độ, hạn chế chất béo, rượu bia, thuốc lá; tập thể dục 30p mỗi ngày, đồng thời có thể kết hợp sử dụng thêm một số thảo dược có lợi cho tim như Đan sâm, Vàng đằng, Natto... để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng nguy cơ suy tim.Chúc bạn mạnh khỏe!
    Thân mến!
  • Nguyên nhân gây suy tim?

    Tôi bị tăng huyết áp nhiều năm rồi. Một tháng trở lại đây tôi hay bị ho nhiều, uống thuốc ho nhưng không đỡ, đi khám bác sĩ kết luận tôi bị suy tim. Xin hỏi suy tim có thể do những nguyên nhân nào gây nên? có phải do bệnh tăng huyết áp hay không?
    Icon
    Chào bạn,Nguyên nhân gây suy tim có thể do rất nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng nó chủ yếu là đích đến cuối cùng các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh cơ tim... Những bệnh lý này nếu không được điều trị tốt, theo thời gian có thể làm chức năng tim dần suy yếu, khiến tim không đủ khả năng để bơm máu theo nhu cầu cơ thể, cuối cùng dẫn tới suy tim.Ngoài ra, một số bệnh lý khác, tuy ít gặp hơn nhưng nếu không được điều trị sớm cũng có thể dẫn đến suy tim như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng, suy thận, thiếu máu, cường giáp, bệnh tiểu đường...Bạn đã bị tăng huyết áp nhiều năm, đây là nguyên nhân chính là dẫn tới suy tim. Suy tim do tăng huyết áp là một quá trình diễn tiến âm thầm, do vậy bạn có thể không nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của bệnh. Ở giai đoạn đầu, huyết áp cao làm cho tim bơm máu khó khăn hơn, cơ tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để thắng sức cản trong lòng mạch. Tình trạng này tái diễn lâu ngày cơ tim sẽ phát triển dày lên và thay đổi cấu trúc của tim, tim giảm dần khả nặng bơm máu và cuối cùng dẫn tới suy tim. Khi tim suy yếu, không hút được máu từ phổi về gây ứ máu tại phổi và dẫn tới biểu hiện ho khan kéo dài. Biểu hiện này thường bị nhầm lẫn với ho do bệnh đường hô hấp nên người bệnh dùng thuốc ho nhiều nhưng không đỡ.Để cải thiện bệnh, trước tiên bạn cần tuân thủ điều trị của bác sĩ, kết hợp với lối sống lành mạnh, giảm bớt chất béo, muối trong chế độ ăn. Những giải pháp hỗ trợ từ thảo dược như TPCN Ích Tâm Khang cũng rất hữu ích để giúp làm chậm lại tiến trình suy tim và giảm các triệu chứng của suy tim do ứ trệ tuần hoàn như ho, phù, khó thở, mệt mỏi..., bạn có thể tham khảo sử dụng.Xin gửi bạn chia sẻ của một người bệnh bị suy tim do tăng huyết áp, nay bệnh đã cải thiện được tới 90%.Thân!