Hỏi đáp với chuyên gia

Câu hỏi chuyên gia

  • Khi bị đau tim, bạn cần chuẩn bị gì trước khi đi khám?

    Năm nay tôi 24 tuổi, thường xuyên có cảm giác đau nhói ở vùng tim. Tôi muốn đi khám về bệnh tim mạch nhưng không biết cần phải chuẩn bị những gì. Xin tư vấn giúp tôi.
    Icon
    Chào bạn,Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau nhói vùng tim, bạn nên sớm đến khám tại các chuyên khoa tim mạch. Trước khi đi khám, bạn hãy lưu tâm đến những lời khuyên dưới đây để có được buổi khám hiệu quả nhất.Trao đổi với bác sỹ về:- Các triệu chứng bạn gặp phải: Mô tả các dấu hiệu và triệu chứng một cách chi tiết, bao gồm cả những điều làm cho cơn đau tim được cải thiện hoặc tồi tệ hơn.- Tiền sử bệnh tật của bạn: Bạn đã bao giờ bị đau ngực trước đó chưa? Bạn có biết nguyên nhân không? Gia đình bạn có ai bị bệnh tim hay tiểu đường không? - Những loại thuốc bạn đang dùng: Ghi lại các thuốc và tất cả các chất bổ sung mà bạn đang dùng. Nếu có thể, bạn hãy luôn chuẩn bị danh sách này bên mình, để phòng khi khẩn cấp.Với sự chuẩn bị chu đáo này của bạn, nếu bạn được đưa vào phòng cấp cứu, bác sỹ sẽ tìm ra lời giải đáp nhanh chóng cho các triệu chứng bạn gặp phải. Sau khi qua cơn nguy hiểm, bạn sẽ có rất nhiều điều cần được bác sĩ tư vấn.Hãy hỏi bác sĩ tất cả những gì bạn băn khoăn:- Nguyên nhân khiến tôi có biểu hiện đau tim là gì?- Dấu hiệu cảnh báo nào, tôi cần phải nhập viện?- Hiện giờ tôi cần điều trị như thế nào? Biện pháp điều trị có rủi ro gì không?- Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến phương pháp điều trị mà tôi được chỉ định?- Sau khi về nhà, tôi cần hạn chế những gì để tránh đau tim tái phát?- Tôi có cần thêm các xét nghiệm hay khám chuyên khoa nào khác không?Đừng ngần ngại đặt câu hỏi bổ sung nếu bạn vẫn còn một mối quan tâm nào đó.Những gì bác sĩ có thể hỏi bạn- Bạn có thấy đau ở cơ quan nào khác không?- Mô tả chi tiết về cơn đau tim của bạn?- Ngoài đau ngực, bạn còn dấu hiệu nào khác không, chẳng hạn như khó thở, chóng mặt, choáng hoặc nôn?- Bạn có bị cao huyết áp, tiểu đường hay bệnh khác đi kèm không?- Bạn có hút thuốc không? có sử dụng cà phê, rượu hay chất kích thích nào khác không?Sau khi đã nhận được đầy đủ những thông tin cần thiết, bác sỹ có thể cho bạn thực hiện một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán chính xác được nguyên nhân và đánh giá được tình trạng bệnh của bạn hiện tại. Những xét nghiệm có thể bao gồm: Điện tâm đồ (ECG), xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), siêu âm tim, kiểm tra đáp ứng của tim khi bạn hoạt động… Tổng chi phí cho các xét nghiệm liên quan đến tim có thể khoảng từ 1 – 3 triệu. Vì vậy, bạn nên mang sẵn đủ kinh phí để thanh toán cho những xét nghiệm này.Chúc bạn sức khỏe!Thân!
  • Chỉ số huyết áp mục tiêu cho người bệnh tăng huyết áp?

    Xin cho hỏi chỉ số huyết áp mục tiêu mà người bệnh tăng huyết áp cần đạt được là bao nhiêu? Có phải là 120/80mmHg không?
    Icon
    Chào bạn,

    Chỉ số huyết áp 120/80mmHg hoặc thấp hơn được xem là huyết áp mục tiêu lý tưởng ở một người bình thường. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh tăng huyết áp cũng cần phải đạt được chỉ số này, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh mà chỉ số huyết áp mục tiêu có thể sẽ khác nhau. Theo khuyến cáo của Hiệp hội tim mạch Mỹ, mức huyết áp mục tiêu cần đạt được với đối tượng cụ thể là:

    − Với những người trên 60 tuổi, mục tiêu điều trị là huyết áp dưới 150/90mmHg 

    − Với những người từ 30 - 59 tuổi, huyết áp mục tiêu là 140/90mmHg hoặc thấp hơn

    − Nếu bạn có bệnh thận mãn tính, bệnh tiểu đường hoặc bệnh động mạch vành hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành, huyết áp mục tiêu là 130/80mmHg hoặc thấp hơn

    − Nếu bạn có rối loạn chức năng tâm thất trái hay suy tim, hoặc có bệnh thận mạn tính nặng, mục tiêu điều trị sẽ là 120/80 mmHg hoặc thấp hơn.

    Chúc bạn mạnh khỏe!

    Thân!

  • Suy tim và suy tim sung huyết có giống nhau không?

    Tôi đi khám tại bệnh viện được bác sĩ chẩn đoán tôi bị suy tim, nhưng bác sĩ gia đình của tôi lại nói rằng tôi bị suy tim sung huyết. Vậy suy tim và suy tim sung huyết có giống nhau không? Rất mong được giải đáp.
    Icon
    Chào bạn,“Suy tim” và “suy tim sung huyết” là 2 thuật ngữ khác nhau nhưng đều chỉ chung một trạng thái của cơ thể.  Hầu hết các bác sĩ có thể sử dụng 2 thuật ngữ này thay thế cho nhau.Suy tim là tình trạng cơ tim bị suy yếu, giảm khả năng bơm và hút máu theo nhu cầu của cơ thể. Trong hầu hết trường hợp, người bệnh suy tim có đi kèm sự ứ trệ dịch trong cơ thể gây ra những triệu chứng điển hình như khó thở (do tích tụ dịch trong phổi làm giảm tính đàn hồi và khả năng trao đổi khí ở phổi); sưng phù bàn chân, mắt cá chân,…(do ứ trệ dịch ở vùng chi dưới).Thuật ngữ “suy tim sung huyết” đề cập đến sự ứ trệ dịch trong phổi gây tắc nghẽn phổi. Sự tắc nghẽn này xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau tùy đối tượng người bệnh. Hầu hết những người bị suy tim có thể được cho là có “suy tim sung huyết”. Đây là lý do vì sao “suy tim” và “suy tim sung huyết” được cho là đồng nghĩa.Người bệnh suy tim có thể không bị tắc nghẽn phổi hoặc tắc nghẽn ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp này, vấn đề chính là cơ tim yếu và không có khả năng bơm đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là hạ huyết áp. Những người bệnh này được cho là “suy tim hiệu suất thấp” thay vì suy tim sung huyết.Nhưng đối với hầu hết các trường hợp, 2 thuật ngữ này có thể thay thế cho nhau. Vì vậy trong trường hợp của bạn, các bác sĩ đều đang nói đến một trạng thái suy yếu trên tim của bạn.Nếu bạn đã được chẩn đoán suy tim, bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, có một số giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, như tpcn Ích Tâm Khang, đã được chứng minh giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi… và làm chậm tiến trình suy tim, bạn nên tham khảo sử dụng.. Kết quả nghiên cứu của sản phẩm được đăng tải trên tạp chí khoa học đời sống toàn cầu của Canada năm 2014.Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
  • Huyết áp cao nên kiêng những loại thực phẩm nào?

    Bố tôi năm nay 60 tuổi. Trong lần kiểm tra sức khỏe gần đây ông được chẩn đoán là huyết áp cao. Bác sĩ có khuyên cần phải thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát huyết áp tốt hơn . Hiện chúng tôi không biết phải bắt đầu thay đổi như thế nào và những loại thực phẩm nào cần tránh trong chế độ ăn của bố tôi? Xin được tư vấn.
    Icon
    Chào bạn, khi bị cao huyết áp ngoài việc tuân thủ điều trị thì thay đổi chế độ ăn uống có ý nghĩa rất quan trọng để kiểm soát huyết áp tốt hơn. Tuy nhiên, nên lựa chọn đồ ăn nào và cần tránh các loại thực phẩm nào thường là mối băn khoăn của không ít người bệnh và gia đình của họ. Sau đây là một số lưu ý trong chế độ ăn của người tăng huyết áp mà bạn cần lưu ý:

    - Giảm bớt lượng muối đưa vào cơ thể:

    Muối chứa thành phần chính là natri, nồng độ natri máu cao là một nguyên nhân gây giữ nước và làm tăng áp lực lên thành mạch máu, khiến huyết áp tăng lên. Mặt khác phần lớn người bệnh tăng huyết áp lại giảm bài tiết natri qua đường tiểu, vì vậy đồ ăn nhiều muối khiến tình trạng bệnh của họ trở nên tồi tệ hơn. Khuyến cáo tổng lượng muối trong ngày không quá 1,5 gam, tức là ít hơn 1 thìa cà phê. Do đó, bố bạn nên thực hiện 1 chế độ ăn giảm muối, lựa chọn thực phẩm chứa ít muối như thịt, thịt gia cầm, cá tươi, gạo, các loại đậu, hạt khô, sữa không béo hoặc ít béo; rau, quả tươi. Không nêm thêm muối khi chế biến thức ăn, không dùng các thực phẩm chức nhiều muối như: thịt cá đóng hộp; thịt, cá khô, các loại mắm, hạt rang muối, cà muối, dưa muối, dưa mắm, tương; không thêm hoặc chấm thêm muối, nước mắm, nước tương khi ăn…

    - Giảm lượng chất béo:

    Ăn quá nhiều chất béo có nguồn gốc động vật (mỡ lợn, mỡ bò, nội tạng động vật,...) làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa, bệnh mạch vành. Tình trạng này kết hợp với huyết áp làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Do đó, bố bạn cần hạn chế chất béo trong chế độ ăn hằng ngày, ưu tiên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật (dầu thực vật, bơ lạc,…)

    - Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:

    Bố bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gà, cá. Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…) và các loại thực phẩm nhiều đường (kẹo, đồ uống có đường, bánh ngọt,…). Rượu cũng làm tăng huyết áp do đó bố bạn cần hạn chế sử dụng.

    Tập thể dục cũng là biện pháp tự nhiên giúp giảm huyết áp hiệu quả, vì vậy bố bạn cũng nên duy trì tập các môn thể thao vừa sức như đi bộ, thái cực quyền… hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sỹ.

    Bên cạnh chế độ ăn uống, việc sử dụng các loại thảo mộc có khả năng làm giãn mạch, hoạt huyết hiệu quả như Đan Sâm để giúp ổn định huyết áp; kết hợp với các thảo dược Vàng đằng với công dụng chống viêm, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa để phòng tránh biến chứng của tăng huyết áp như nhồi máu cơ tim, suy tim… Các thảo dược này có mặt trong rất nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch, tuy nhiên bạn nên chọn các sản phẩm có uy tín và đã có nghiên cứu lâm sàng cho bố sử dụng, ví dụ tpcn Ích Tâm Khang.

    Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!



     
  • Nguyên nhân gây đau ngực, khó thở ở phụ nữ là gì?

    Tôi năm nay 45 tuổi, sức khỏe tốt, chưa từng bị hen suyễn hay bệnh phổi. Tuy nhiên 2 tháng trước tôi bắt đầu có biểu hiện đau ngực trái, khó thở và ho khan. Xin hỏi tôi bị bệnh gì?
    Icon
    Chào bạn.Bất cứ ai có triệu chứng ho khan, khó thở nên được đánh giá tại chuyên khoa hô hấp để phát hiện các bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, và một vài bệnh lý khác. Trong trường hợp của bạn, chúng tôi nghĩ rằng bệnh hen suyễn nên là điều đầu tiên cần được loại trừ, bởi rất hiếm khi bệnh hen suyễn khởi phát ở phụ nữ tuổi trung niên. Để loại trừ hen suyễn, bạn sẽ được xét nghiệm chức năng phổi, đánh giá mức độ thông khí qua phổi. Triệu chứng của bạn cũng có thể do viêm phế quản, nhiễm virus trong phổi gây ho và khó thở, tuy nhiên chúng thường không kéo dài quá một vài tuần, còn bạn đã có các triệu chứng trên tới 2 tháng thì chưa thực sự là các bệnh này. Một khả năng khác mà bạn có thể gặp phải là viêm màng phổi do virus, ngoài ho khan, bạn có thể thấy khó khăn và đau ngực khi hít một hơi thật sâu.Ngoài ra, các biểu hiện của bạn cũng có thể xuất phát từ một bệnh lý tim mạch nào đó như bệnh van tim, suy tim, viêm cơ tim…Chính vì vậy, bạn nên sắp xếp đi khám tổng quát tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc Trung ương để được kiểm tra phổi, tim, bác sỹ cũng sẽ hỏi thêm về các triệu chứng mà bạn gặp phải để có kết luận chính xác và chỉ định điều trị phù hợp.Chúc bạn sức khỏe.
  • Suy tim sống được bao lâu?

    Thời gian gần đây tôi thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực khi đi lại, đêm mất ngủ, đi khám thì phát hiện suy tim. Hiện tôi đang rất lo lắng, xin hỏi suy tim sống được bao lâu?
    Icon
    Chào bạn,Suy tim là tình trạng tiến triển mạn tính của nhiều bệnh tim mạch, nó có xu hướng nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh. Tuy nhiên tuổi thọ của người mắc suy tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm khi mới chẩn đoán thì bạn ở giai đoạn mấy, mức độ tuân thủ điều trị, thay đổi lối sống của bạn… Đồng thời, sự tiến triển của suy tim ở mỗi người là khác nhau.Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng suy tim vẫn duy trì ổn định trong thời gian dài (vài tháng đến vài năm) trước khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Ở một số người khác, các triệu chứng suy tim lại xuất hiện từ từ và tăng dần theo thời gian hoặc đến một cách nhanh chóng. Điều quan trọng nhất bạn cần làm hiện nay là quản lý tốt tình trạng bệnh của mình bằng cách uống đầy đủ thuốc điều trị theo đơn của bác sỹ, có chế độ ăn uống khoa học, giảm cân (nếu thừa cân), áp dụng lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động cơ thể bằng các môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe… Và đừng quên tái khám định kỳ mỗi tháng để được theo dõi đáp ứng điều trị, từ đó bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bạn để có điều chỉnh và lời khuyên phù hợp. Bạn cũng cần nhớ, sự lo lắng, sợ hãi, stress dài ngày đều không có lợi cho sức khỏe trái tim, một số người trung niên đã chết trong vòng 10 năm sau khi được chẩn đoán bởi họ thường xuyên sống trong trạng thái bất ổn về tâm lý.Bạn cũng có thể tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho người bệnh suy tim đã có kết quả nghiên cứu chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho người suy tim như: giúp làm giảm triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực, làm chậm tiến trình suy tim, giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy tim. Tpcn Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng cho kết quả đăng tải trên tạp chí Khoa học và đời sống toàn cầu của Canada, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm.Mặc dù những hậu quả mà suy tim mang lại ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý của người bệnh, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng bởi có rất nhiều người bệnh suy tim giai đoạn cuối, cuộc sống tưởng chừng như hết hi vọng nhưng họ đã tìm ra được giải pháp phù hợp để chung sống hòa bình cùng suy tim, có nhiều hơn những năm tháng vui vẻ và hạnh phúc bên những người thân yêu, như chia sẻ của người bệnh dưới đây:Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe!
  • Tăng áp động mạch phổi nguyên phát điều trị ra sao?

    Em bị tăng áp động mạch phổi nguyên phát, hiện giờ bệnh nặng lên, tĩnh mạch cổ nổi, bụng trướng, rất khó thở khi đi lại. Mặc dù em vẫn đi khám bệnh tháng 1 lần, nhưng hiện em thấy rất mệt. Xin được chuyên gia tư vấn hướng điều trị phù hợp với tình trạng của em. Em xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,Tăng áp động mạch phổi nguyên phát là bệnh mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đây là một dạng của bệnh huyết áp cao, nhưng nó chỉ ảnh hưởng đến các động mạch nhỏ nằm trong phổi và phía bên phải của tim. Khi các mao mạch nhỏ trong phổi bị thu hẹp, huyết áp trong các động mạch tăng cao gây áp lực cho buồng tim phía dưới bên phải (có nhiệm vụ tống máu từ tim lên phổi để trao đổi oxy đi nuôi cơ thể), buồng tim này phải làm việc nhiều hơn để tống đủ máu đi lên phổi trong thời gian dài, cuối cùng cơ tim bị suy yếu dẫn đến suy tim phải và dần dần là suy tim toàn bộ.Tăng áp động mạch phổi là một bệnh nghiêm trọng, việc điều trị hiện nay nhằm mục đích làm giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, bởi vì vẫn chưa có một phương pháp nào giúp trị khỏi bệnh hoàn toàn.Việc điều trị trước mắt vẫn ưu tiên thuốc men, tức điều trị nội khoa. Tuy nhiên nếu bệnh tình của bạn không thuyên giảm, bạn vẫn sử dụng thuốc và thăm khám đều đặn thì bạn nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ để tìm hướng khắc phục khác. Chúng tôi không thể thay thế được bác sĩ điều trị chính của bạn để đưa ra được bất kỳ một phương án điều trị nào cho bạn. Bởi vì người hiểu rõ và nắm bắt được tường tận bệnh tình của bạn chính là bác sĩ.Nếu những giải pháp trên không thể giải quyết tình trạng bệnh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thực hiện phẫu thuật nong/phá vách liên nhĩ nhằm làm giảm áp lực buồng tim bên phải. Tuy nhiên đây là phẫu thuật khó, có nguy cơ để lại các biến chứng đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, do đó bạn cần thiết phải trao đổi kỹ hơn để được cân nhắc.Bên cạnh việc điều trị, trong cách sống hàng ngày, bạn nên:- Nghỉ ngơi nhiều để làm giảm mệt mỏi do tăng áp động mạch phổi gây ra.- Nếu sức khỏe cho phép, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ tập luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ.- Không hút thuốc lá vì nó sẽ làm cho bệnh tình ngày một nặng hơn.- Tránh ngồi trong buồng tắm hoặc phòng tắm hơi có lâu vì việc này có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến choáng ngất, thậm chí là tử vong.- Giảm bớt căng thẳng bằng cách học một số môn như thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách…Sử dụng thêm Tpcn Ích Tâm Khang cũng là một giải pháp có thể làm giảm mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực mà bạn đang gặp phải. Đồng thời sản phẩm sẽ giúp bảo vệ trái tim, làm chậm quá trình tiến triển thành suy tim do tăng áp động mạch phổi gây ra.Chúc bạn sớm bình phục.
  • Suy tim độ 4 có thuốc nào uống hỗ trợ không?

    Cho em hỏi người nhà của em bị suy tim độ 4, hiện nay bị phù chân, mệt, đau ngực và khó thở, vừa mới ở viện về. Hiện nay, người nhà em vẫn uống thuốc tây, nhưng không đỡ được nhiều. Xin hỏi có thuốc hay sản phẩm nào hỗ trợ trị suy tim không? Em xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,Suy tim độ 4 là mức độ suy tim nặng nhất, người bệnh cần nhiều đến sự giúp đỡ của người thân bên cạnh. Chính vì vậy, gia đình nên trở thành nguồn động viên tinh thần để giúp họ vượt qua quãng thời gian khó khăn này. Một vài lưu ý trong bài viết “Chăm sóc điều trị suy tim ” sẽ giúp bạn chăm sóc người thân của mình tốt hơn. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu về “ Thay đổi lối sống trong điều trị suy tim ”Hiện tại, người thân của bạn ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các thuốc theo đơn của bác sĩ, cũng có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ đã được nghiên cứu đánh giá có hiệu quả trên người mắc suy tim: giúp làm giảm ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực…Kết quả nghiên cứu của sản phẩm này còn được đăng trên tạo chí khoa học đời sống toàn cầu của Canada.Tuy không phải là thuốc, nhưng sản phẩm tpcn ÍCH TÂM KHANG đã mang lại rất nhiều sự cải thiện hiệu quả cho người bệnh suy tim đã từng ở giai đoạn 4, người từng bị bệnh viện trả về nhà. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ thật của họ về hành trình chữa trị căn bệnh suy tim của mình:Chúc người thân của bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe!
      
  • Hở van 2 lá nếu uống thuốc đều đặn có tiến triển nặng hơn không?

    Cách đây một năm tôi đi khám thì phát hiện Block nhánh phải hoàn toàn và hở van tim 2 lá 1/4. Qua 6 tháng tôi đi khám lại thì hở van thành 2/4 và bác sĩ có kê thuốc về uống. Xin hỏi nếu tôi uống thuốc đều đặn bệnh có tiến triển nặng hơn nữa không? Tôi có thể sử dụng thêm Tpcn Ích Tâm Khang không, vì bố tôi bị suy tim độ 2 hiện nay đang dùng sản phẩm thấy có hiệu quả. Tôi xin cảm ơn.
    Icon
    Chào bạn,Tim muốn duy trì nhịp đập đều đặn thì phải có hệ thống thần kinh kiểm soát các tín hiệu điện. Khi các tín hiệu này đi qua tim, chúng sẽ chỉ huy các cơ co bóp theo một trật tự nhất định. Block nhánh là tình trạng mà các xung điện trong tim bị ngăn chặn hoặc cản trở. Đường di chuyển của các tín hiệu này chia thành hai phía tim trái và tim phải. Thông thường block nhánh phải ít gây nguy hiểm và không để lại những biến chứng nặng nề cho tim.Đối với hở van tim, rõ ràng bệnh đang có chiều hướng tiến triển nặng hơn. Điều này xảy ra có thể do bạn bị nhiều bệnh lý tim mạch một lúc, dẫn đến chức năng tim bị suy yếu nhanh chóng. Do đó, bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc mà bác sĩ kê chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn kết hợp với chế độ ăn, lối sống phù hợp bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng hở van, để nó không tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng được Tpcn Ích Tâm Khang để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị. Sản phẩm sẽ giúp hoạt huyết, tăng cường máu lưu thông, ổn định chức năng tim mạch, nhờ đó làm chậm tình trình bệnh hở van tim và phòng ngừa nguy cơ suy tim.Chúc bạn sớm bình phục!Thân. 
  • Bị hở van tim 2 lá và 3 lá, đang có thai uống thuốc gì tốt nhất?

    Tôi bị hở nhẹ van tim 2 lá và van tim 3 lá. Khi mang thai tôi nên uống thuốc gì để tốt cho cả tôi và con, cũng như ngăn ngừa hở van tiến triển nặng hơn. Tôi xin cảm ơn!
    Icon
    Chào bạn,Hiện tại nếu bạn đã mang thai rồi thì không nên sử dụng bất kể một sản phẩm, hay loại thuốc nào vì đây là thời kỳ quan trọng, nếu không có chỉ định của bác sĩ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Nếu chỉ là hở nhẹ van 2 lá và 3 lá thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi vì thời gian đầu cơ thể bạn vẫn có khả năng để bù trừ lại phần máu bị thiếu hụt do hở van gây ra. Trong quá trình mang thai sức khỏe của người mẹ rất quan trọng. Do vậy bạn nên: ăn tăng cường ăn rau xanh, chất xơ; hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật, chiên, xào, rán; hạn chế đồ uống có gas, cồn; không sử dụng các chất kích thích như trà đặc, café….luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, thiền, yoga…tránh vận động nặng, quá sức. Ngoài ra, trước khi mang thai bạn nên đi tiêm phòng sởi, quai bị, rubella…kiêng tiếp xúc với các loại hóa chất, môi trường độc hại, không hút thuốc và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc.Khi bạn chưa mang thai, hoặc sau khi cai sữa con, để phòng ngừa hở van tiến trển nặng lên và tránh nguy cơ suy tim, bạn có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ có chứa thảo dược quý giúp giãn mạch, hoạt huyết như Đan sâm, Vàng đằng. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của cô Đặng Thị Lành đã bị biến chứng là suy tim, sau khi sử dụng sản phẩm sức khỏe được cải thiện rất tốt, do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn sản phẩm:Chúc bạn nhiều sức khỏe!